Biến chứng bệnh lý xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch

Bệnh lý xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn là một loại bệnh lý tự miễn ở người, do tình trạng giảm tiểu cầu trong cơ thể gây nên và ảnh hưởng đến chức năng cầm máu, đông máu của cơ thể khi có vết thương hoặc tác động nhẹ. Bệnh thường gặp ở tất cả mọi độ tuổi nhưng phổ biến nhất là xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh và thường để lại những biến chứng rất nặng nề.

1. Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn

Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn hay bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là một trong những bệnh lý miễn dịch hay gặp hiện nay, xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, trong đó xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh chiếm tỷ lệ cao nhất. Bệnh lý này bị gây ra do tiểu cầu có mặt trong máu ngoại vi bị phá vỡ trên hệ liên võng nội mô với nguyên nhân là do tự kháng thể kháng tiểu cầu. Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn trên lâm sàng có thể ở thể cấp tính, mạn tính hoặc tái phát. Đối với bệnh ở thế cấp tính thì số lượng của tiểu cầu ở máu ngoại vi sẽ quay lại giá trị bình thường sau 6 tháng và không tái phát trở lại, còn đối với thể mạn tính thì bệnh nhân có thể tái phát nhiều lần sau khi điều trị.

Trẻ sơ sinh
Xuất huyết giảm tiểu cầu xảy ra nhiều nhất ở trẻ sơ sinh

Trong bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn thì sẽ có sự hiện diện của kháng thể chống kháng nguyên của tiểu cầu, kháng thể là IgG có thể kết hợp với IgM và IgA. Cơ chế phá hủy tế bào tiểu cầu là do kháng thể gắn lên bề mặt của tiểu cầu trong máu ngoại vi sẽ bị phá hủy bởi đại thực bào có ở hệ liên võng nội mô, vị trí phá hủy thường ở lách là nhiều nhất, bên cạnh đó còn có thể phá hủy tiểu cầu ở gan hoặc tủy xương. Một số triệu chứng điển hình của xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn bao gồm:

  • Xuất huyết dưới da: Bệnh nhân nổi những tổ chức xuất huyết dưới da, có thể ở dạng chấm, nốt, mảng hoặc hợp thành từng đám, màu sắc rất đa dạng, có thể là đỏ, xanh, vàng hoặc tím, chảy máu nướu, chảy máu mũi, ói ra máu hoặc đi cầu phân có màu đen, rong kinh, tiểu máu...
  • Thiếu máu: Vì bệnh nhân bị xuất huyết nên nếu xuất huyết ở mức độ nặng thì có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu
  • Gan, lách cũng như hạch ngoại vi không có dấu hiệu to bất thường.

Đối với cận lâm sàng, bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn sẽ có một số dấu hiệu như sau:

  • Tiểu cầu giảm dưới 100G/L
  • Hồng cầu, huyết sắc tố, bạch cầu bình thường
  • Hồng cầu và huyết sắc tố có thể giảm đi trong trường hợp bệnh nhân xuất huyết mức độ nặng
  • Với tủy đồ, mật độ tế bào tủy có thể tăng lên hoặc trong giới hạn bình thường, mẫu tiểu cầu trong giới hạn bình thường hoặc tăng lên, hồng cầu và bạch cầu bình thường, không hiện diện tế bào ác tính.
  • Thời gian chảy máu dài hơn bình thường
  • Cục máu có thể không co hoặc co yếu
  • PT, APTT, TT, Fibrinogen bình thường
  • Kháng thể kháng GPIIb – IIIa dương tính
Sốt xuất huyết đến ngày thứ 3 mà giảm sốt thì có nên đi khám không?
Bệnh nhân bị bệnh xuất huyết dưới da

2. Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu có di truyền không?

Bên cạnh những nguyên nhân gây nên xuất huyết giảm tiểu cầu như virus, thuốc ức chế tạo tiểu cầu, bệnh ung thư, nhất là ung thư bạch hầu, phương pháp hóa trị, thiếu máu bất sản, lách to, phụ nữ mang thai hay xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn thì xuất huyết giảm tiểu cầu còn có khả năng bị gây ra do yếu tố di truyền.

Cụ thể hơn, một số nghiên cứu trên thế giới cho rằng những bệnh lý di truyền như Bernard Soulier cũng như MYH9 có liên quan đến tình trạng xuất huyết giảm tiểu cầu thứ phát vì nguyên nhân đột biến gen trong những bệnh lý này. Vì vậy, trên lâm sàng, khi tìm nguyên nhân của xuất huyết giảm tiểu cầu, bên cạnh việc thăm khám lâm sàng, khám những dấu hiệu điển hình như xuất huyết dưới da, thiếu máu, xem xét những xét nghiệm cận lâm sàng như số lượng tiểu cầu, hồng cầu... thì việc khai thác tiền sử gia đình của bệnh nhân, những bệnh lý có khả năng di truyền mà các thành viên trong gia đình cũng như bệnh nhân đã từng mắc phải là cực kỳ quan trọng, đảm bảo cho việc chẩn đoán đúng nguyên nhân để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

3. Biến chứng bệnh lý xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch?

Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa đến mạng sống của người bệnh. Vấn đề này được giải thích như sau, khi tình trạng tiểu cầu trong máu ngoại vi của người xuống dưới mức cho phép quá nhiều thì sẽ xuất hiện biến chứng xuất huyết, thậm chí khi bệnh nhân chỉ cần va chạm rất nhẹ thì tình trạng xuất huyết đã có khả năng xảy ra rất cao.

tử vong
Xuất huyết giảm tiểu cầu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh

Tình trạng xuất huyết hay chảy máu này nếu kéo dài sẽ gây ra biến chứng thiếu máu, có thể nhẹ hoặc rất nặng. Bên cạnh những xuất huyết có thể nhìn thấy khi quan sát bệnh nhân bằng mắt thường, khi tình trạng bệnh trở nên nặng hơn thì một số hiện tượng xuất huyết trầm trọng có thể xảy ra như xuất huyết đường tiêu hóa với biểu hiện nôn ra máu với đường tiêu hóa trên hoặc đi cầu phân đen với đường tiêu hóa dưới, xuất huyết đường tiết niệu với triệu chứng tiểu ra máu hay xuất huyết màng não hoặc não.

Xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em, đặc biệt là xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi mà không cần điều trị, thời gian để bệnh nhân có thể khỏi bệnh là khoảng 3 tháng, tuy nhiên cũng có một số ít trường hợp không chữa lành hoàn toàn mà chuyển sang thể mãn tính của bệnh lý này. Còn xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn ở người lớn thì cần phải điều trị, có khả năng cao chuyển thành mãn tính và thường tái diễn nhiều lần.

Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn là bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch, nguyên nhân chính do tự kháng thể kháng tế bào tiểu cầu máu ngoại vi gây nên. Đối với xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh thì diễn biến đơn giản hơn và phần lớn có khả năng tự phục hồi còn ở người lớn, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính và cần điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau.

Để được tư vấn chi tiết về bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch quý khách vui lòng đến trực tiếp hệ thống y tế Vinmec hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan