Bị vẩn đục dịch kính có tự hết không?

Vẩn đục dịch kính là khi người bệnh nhìn thấy những chấm đen nhỏ, vệt sọc, hiện tượng ruồi bay, mạng nhện,... Bệnh lý này thường gặp nhiều ở người trên 40 tuổi và thường là nữ nhiều hơn nam. Đây là hiện tượng vô cùng khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến thị lực. Vậy vẩn đục dịch kính có tự hết không?

1. Vẩn đục dịch kính là gì?

Vẩn đục dịch kính thường nằm lơ lửng trong dịch kính (chất dịch đặc dạng thạch ở phần sau của nhãn cầu), chúng di chuyển nhanh hay chậm dựa theo động tác liếc mắt và theo chuyển động của dịch kính. Người bệnh chỉ nhìn thấy vẩn đục khi cũng chuyển động trong mắt.

Vẩn đục dịch kính được coi là trôi nổi trong dịch kính, tuy nhiên vẫn có xu hướng lắng xuống phía dưới nhãn cầu do trọng lực. Vì thế khi mắt nhìn lên hoặc khi nằm ngửa các vẩn đục dịch kính có xu hướng rơi gần về phía hoàng điểm, nằm trên trục thị giác nên được nhìn thấy rõ hơn và khi nhìn lên bầu trời sáng đồng tử co lại sẽ làm các vẩn đục nhìn rõ hơn. Thông thường vẩn đục dịch kính ít thay đổi, tuy nhiên vẩn đục lớn có thể ở trong mắt nhiều năm.

Thường thì vẩn đục dịch kính không nguy hại cho mắt, tuy nhiên chúng khiến người bệnh rất khó chịu. Bệnh không chỉ gặp ở người cao tuổi mà cả những người trẻ tuổi, nhất là người cận thị cũng có thể gặp phải. Đã có báo một số trường hợp bị vẩn đục dịch kính từ lúc mới sinh.

2. Những nguyên nhân dẫn đến vẩn đục dịch kính

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến vẩn đục dịch kính.

  • Thoái hóa dịch kính: Dịch kính sẽ bị thoái hóa theo thời gian và sẽ gặp những dấu hiệu bất thường, đáng kể đến là tình trạng vẩn đục dịch kính. Thành phần dịch kính chiếm 99% là nước và 1 % là collagen và axit hyaluronic. Khi Axit hyaluronic bị khử do quá trình lão hóa sẽ dẫn đến lỏng dịch kính làm cho những sợi collagen bị tách ra khỏi khối gel và có thể tụ lại gây ra vẩn đục dịch kính.
  • Rách hoặc bong võng mạc: Đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ xuất huyết dịch kính và vẩn đục.
  • Tình trạng viêm màng bồ đào, xuất huyết do chấn thương hoặc do bất thường của các mạch máu cũng có thể gây vẩn đục dịch kính.
  • Những người bệnh trên 50 tuổi, mắc tiểu đường, cận thị, chấn thương mắt, phẫu thuật đục thủy tinh thể,... có nguy cơ cao mắc vẩn đục dịch kính hơn người bình thường.

3. Vẩn đục dịch kính có tự hết không?

Câu hỏi đặt ra: “Vẩn đục dịch kính tự khỏi không?”. Để trả lời cho câu hỏi này, cùng tìm hiểu một số điều dưới đây.

Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào có thể chữa khỏi hoàn toàn vẩn đục dịch kính. Thông thường việc phòng ngừa sẽ được quan tâm nhiều hơn việc điều trị. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc bổ sung thêm alpha lipoic acid (ALA) đây là chất chống oxy hóa với lợi thế thấm rất tốt vào mô mắt, kết hợp cùng các hoạt chất sinh học có trong cây Hoàng đằng có thể ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm mắt. Theo đó, chất này cũng sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc phòng ngừa, cải thiện tình trạng vẩn đục dịch kính - đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng (hoàng điểm).

Tuy rằng, khi mắc phải vẩn đục dịch kính người bệnh sẽ rất khó chịu nhưng bạn nên học cách làm quen và bỏ qua chúng trong cuộc sống. Nếu vẩn đục dịch kính kéo dài nhiều năm và gây mất thị lực hoàn toàn thì bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng một số biện pháp như:

  • Phẫu thuật hút bỏ dịch kính: Việc phẫu thuật với mục đích loại bỏ dịch kính trong mắt người bệnh và thay thế bằng một dung dịch trong suốt khác có chức năng tương tự như dịch kính. Tuy nhiên, đây là phương pháp này có tiềm ẩn rủi ro và có thể ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh.
  • Sử dụng tia laser để phá vỡ vùng đục ở dịch kính: Vẩn đục dịch kính có thể phá vỡ nhờ vào năng lượng của tia laser. Đây là phương pháp được coi là an toàn hơn phương pháp phẫu thuật nhưng song vẫn có thể gây ra những rủi ro nhất định.

Vì thế, người bệnh cần cân nhắc kỹ giữa lợi ích và rủi ro trước khi thực hiện phẫu thuật hoặc sử dụng tia laser để điều trị vẩn đục dịch kính. Bị vẩn đục dịch kính có tự hết không? Câu trả lời là “Không”. Vẩn đục dịch kính không thể tự khỏi được, nếu người bệnh có hiện tượng đục dịch kính tốt nhất nên đi thăm khám các bác sĩ nhãn khoa để có hướng điều trị phù hợp nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên tạo cho bản thân thói quen tập thể dục mắt, mát xa mắt, bổ sung thực phẩm tốt cho mắt, tránh để mắt tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và không nên thức khuya.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan