Sự khác nhau giữa kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học

Cách tốt nhất để bảo vệ làn da một cách toàn diện là sử dụng kem chống nắng. Trên thị trường hiện nay có 2 loại kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học.

1. Phân biệt kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học

Kem chống nắng vật lý Kem chống nắng hóa học
Thành phần Thường gồm các thành phần titanium dioxide và zinc oxide Gồm các chất hữu cơ như sau: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone,…
Cơ chế tác dụng Hoạt động như một màng lọc hóa học, bảo vệ da khỏi tia UV bằng cách hấp thu, xử lý và phân huỷ các tia này trước khi chúng có thể làm tổn hại đến da
Tên gọi Sunblock Suncreen
Ưu điểm -Tác dụng ngay sau khi thoa lên da mà không cần đợi một khoảng thời như kem chống nắng hóa học
- Ít gây kích ứng cho da, phù hợp với những người có làn da nhạy cảm và cả da em bé.
-Tạo thành lớp chống nắng bền vững trong thời gian dài
-Kem chống nắng hóa học có kết cấu mỏng, nhẹ, ít nhờn rít, ít gây bít tắc lỗ chân lông
- Không để lại vệt trắng bệt trên da, dễ thấm vào da và không làm da bị bóng dầu
- Lượng kem phải sử dụng ít hơn so với kem chống nắng vật lý
- Có nhiều loại với các chỉ số SPF khác nhau và có cả loại có khả năng kháng nước, phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng
- Dễ tiệp màu da và cũng có thể sử dụng để thay để kem lót trang điểm.
Nhược điểm -Chất kem dày, đặc nên dễ gây bí da, bít tắc lỗ chân lông dẫn tới mụn, da đổ dầu gây tối và sạm màu da.
- Kem chống nắng dễ bị trôi nếu da tiết nhiều mồ hôi. Do đó, khi phải hoạt động ngoài trời nhiều hoặc phải tiếp xúc với nước, kem chống nắng vật lý sẽ không phù hợp.
- Thường tạo một lớp màu trắng trên da, không tiệp màu da.
- Khó tiệp màu với lớp nền trang điểm
-Các thành phần hóa học có thể gây kích ứng da, đặc biệt với người có làn da nhạy cảm
- Kém bền vững do đó sau 2 tiếng phải bôi lại
- Sau khi bôi phải chờ 15-20 phút để kem ngấm vào da và có tác dụng trước khi ra nắng
- Da dầu sử dụng kem chống nắng hóa học dễ bị nổi mụn

2. Cách lựa chọn kem chống nắng thích hợp

Trước đây, mọi người vẫn thường dựa vào tên gọi để phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại kem chống nắng với các tên gọi khác như: sunmilk, suncream, sungel,...Do đó, cách tốt nhất để phân biệt 2 loại kem này là dựa vào thành phần hóa học của kem.

Kem chống nắng vật lý chứa các thành phần lành tính, an toàn với da, kể cả các làn da nhạy cảm hoặc da em bé. Trong khi đó, một số loại kem chống nắng hoá học lại có các thành phần dễ gây kích ứng, dị ứng. Tuy nhiên, kem chống nắng hóa học lại có kết cấu mỏng, nhẹ, dễ tiệp màu da và khả năng chống tia UV được đánh giá cao hơn hẳn so với kem chống nắng vật lý.

Sự khác nhau giữa kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học
Tìm hiểu ưu và nhược điểm của kem để tìm cho mình loại phù hợp nhất

Ngoài ra, hiện nay trên thị trường còn xuất hiện loại kem chống nắng lai giữa vật lý và hóa học. Trong thành phần của loại kem này gồm cả các chất hóa học và các chất có khả năng phản xạ tia UV như titanium dioxide. Nhờ kết hợp giữa các thành phần trên, loại kem này đã khắc phục được nhược điểm của các loại kem chống nắng vật lý hay hóa học trước kia nhưng vẫn bảo vệ làn da một cách toàn diện. Kem chống nắng lai giữa vật lý và hóa học mỏng nhẹ, không để lại vệt trắng cà cũng ít kích ứng da, gây bít tắc lỗ chân lông, là sự lựa chọn phù hợp cho các làn da “kén chọn”.

Tóm lại, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kem chống nắng đến từ các thương hiệu khác nhau. Do vậy, để tìm được loại kem chống nắng phù hợp, trước hết người dùng cần hiểu rõ làn da của bản thân, điều kiện môi trường và nhu cầu của chính mình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

264.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • vạt da
    Vạt da cân có cuống mạch nuôi

    Tổn thương mất da lộ gân xương ngón tay là một trong những tổn thương hay gặp ở chi trên, thường gặp nhất là do tai nạn lao động. Tổn thương này thường lộ gân xương, vì thế nếu không ...

    Đọc thêm
  • Moxilaf
    Công dụng thuốc Moxilaf

    Thuốc Moxilaf là thuốc mỡ bôi ngoài da, sử dụng để kháng khuẩn tại các vết bỏng, vết thương trầy xước trên da. Cụ thể liều dùng thuốc và tác dụng của thuốc này ra sao? Bài viết sau đây ...

    Đọc thêm
  • dầu baobap làm đẹp da
    Lợi ích của dầu Baobab cho da

    Trong khi các xu hướng làm đẹp thường thay đổi liên tục, thì lại có những xu hướng bắt nguồn từ thói quen hàng thế kỷ. Đó chắc chắn là trường hợp của tinh dầu Baobab, một nguyên liệu thời ...

    Đọc thêm
  • Nâng cơ mặt bằng sóng RF là gì
    Làm săn chắc da bằng tần số vô tuyến (RF)

    Làm săn chắc da mặt bằng tần số vô tuyến là một phương pháp giúp làm đẹp da không cần phẫu thuật. Vậy phương pháp này là gì, có lợi ích gì đối với hiệu quả chăm sóc da, nâng ...

    Đọc thêm
  • dầu calendula
    Hướng dẫn 7 cách sử dụng dầu Calendula cho làn da

    Dầu Calendula là một loại dầu tự nhiên được chiết xuất từ hoa cúc vạn thọ (Calendula officinalis). Với đặc tính kháng nấm, chống viêm và kháng khuẩn, dầu Calendula được sử dụng phổ biến trong việc chữa lành vết ...

    Đọc thêm