Điều gì quyết định nhóm máu ở người?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ cao cấp, Bác sĩ chuyên khoa II Đoàn Dư Đạt - Bác sĩ Nội đa khoa - Khoa khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Nhóm máu là một nhóm các tế bào hồng cầu và được xác định căn cứ dựa vào đặc tính mỗi loại kháng nguyên khác nhau. Nhóm máu được di truyền từ bố và mẹ, trên thực tế có rất nhiều nhóm máu khác nhau nhưng cho đến nay chỉ có 2 loại nhóm máu được sử dụng rộng rãi. Vậy điều gì quyết định nhóm máu ở người?

1. Nhóm máu và các nhóm máu

Có nhiều nhóm máu khác nhau và mỗi người được xác định nhóm máu dựa trên các loại kháng nguyên được xuất hiện trên bề mặt tế bào hồng cầu. Trong những trường hợp hiến máu hoặc nhận máu thì việc xác định nhóm máu là rất quan trọng bởi vì chỉ những người có nhóm máu phù hợp mới được truyền máu. Nghĩa là người hiến và người nhận cần phải có chung kháng nguyên với nhau thì hệ miễn dịch của con người mới không nhận ra là tế bào máu lạ và tấn công. Nếu như truyền máu khác kháng nguyên việc tấn công sẽ xảy ra, xuất hiện biến chứng nguy hiểm thậm chí có thể khiến cho người bệnh tử vong. Vì vậy, việc xác định đúng nhóm máu là rất quan trọng, đặc biệt là đối với những nhóm máu hiếm nhằm phục vụ trong công tác cấp cứu và khám chữa bệnh.

Bản chất của kháng nguyên là các protein nằm trên những tế bào của hồng cầu. Sự phát triển của y học đã cho thấy sự đa dạng hệ thống nhóm máu, tuy nhiên cho đến nay được sử dụng rộng rãi thì chỉ có 2 hệ thống nhóm máu cơ bản gồm: hệ thống nhóm máu ABO và hệ thống nhóm máu Rh (nhóm máu Rh- hoặc nhóm máu Rh+). Trong đó, bao gồm 8 nhóm máu cơ đó là:

  • Nhóm máu A+ (Rh dương tính).
  • Nhóm máu A- ( Rh âm tính).
  • Nhóm máu B+ (Rh dương tính).
  • Nhóm máu B- (Rh âm tính).
  • Nhóm máu AB+ (Rh dương tính).
  • Nhóm máu AB- (Rh âm tính).
  • Nhóm máu O+ (Rh dương tính).
  • Nhóm máu O- (Rh âm tính).
xác định nhóm máu
Trong những trường hợp hiến máu hoặc nhận máu thì việc xác định nhóm máu là rất quan trọng

2. Điều gì quyết định nhóm máu ở người?

Nhóm máu có liên quan đến huyết thống không? Nhóm máu được xác định bởi kháng nguyên có mặt trên hồng cầu và gen quy định nhóm máu được di truyền từ bố mẹ theo từng trường hợp cụ thể như sau:

2.1. Hệ thống Nhóm máu ABO

Đối với hệ thống nhóm máu ABO, người con được thừa hưởng kháng nguyên nhóm A từ bố hoặc mẹ và nhận kháng nguyên nhóm máu B từ người còn lại. Điều này cũng tương tự nếu như người con mang nhóm máu B (hoặc A), nghĩa là người con nhận kháng nguyên B (hoặc A) từ cả hai bố mẹ. Nhưng đối với những người mang nhóm máu O, không có kháng nguyên nào và không ảnh hưởng tới nhóm máu A hay nhóm máu B. Nghĩa là người con nếu nhận hai kháng nguyên B và O (hoặc A và O) thì đều có nhóm máu B (hoặc A). Chỉ trong trường hợp người con nhận được gen kháng nguyên O từ cả mẹ lẫn bố mới tạo ra nhóm là máu OO (thường gọi là nhóm máu O). Như vậy, hệ thống nhóm máu ABO sẽ được phân chia thành 4 nhóm máu cơ bản đó là O, A, B và AB.

Nói rõ hơn là sự có mặt của kháng thể Avà B trong huyết thanh khác nhau tùy thuộc vào sự có mặt của các kháng nguyên Avà B trên bề mặt hồng cầu.

  • Người nhóm máu A: có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu, có kháng thể B trong huyết thanh, Những người có nhóm máu A có thể an toàn hiến máu cho những người khác có cùng nhóm máu A, hoặc những người mang nhóm máu AB. Ngoài ra, những người có nhóm máu A cũng có thể nhận máu truyền của những người mang nhóm máu O
  • Người nhóm máu B: có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu, có kháng thể A trong huyết thanh, Những người có nhóm máu B có thể an toàn hiến tặng máu cho những người khác có cùng nhóm máu B, hoặc cho những người có nhóm máu AB. Ngoài ra, những người có máu B cũng có thể an toàn nhận truyền máu của những người mang nhóm máu O.
  • Người nhóm máu AB: có kháng nguyên A, B trên bề mặt hồng cầu, không có kháng thể A và kháng thể B trong huyết thanh, Những người có nhóm máu AB có thể chấp nhận máu từ bất cứ ai. Tuy nhiên, vì sự hiện diện của cả hai kháng nguyên trên tế bào hồng cầu loại AB, những người có nhóm máu AB chỉ có thể tặng máu cho những người có cùng nhóm máu AB với họ.
  • Người nhóm máu O: không có cả kháng nguyên A, kháng nguyên B trên bề mặt hồng cấu, có cả kháng thể A và kháng thể B trong huyết thanh. Những người có nhóm máu O chỉ có thể nhận truyền máu từ những người có cùng nhóm máu O. Tuy nhiên, những người có nhóm máu O lại có thể hiến máu cho tất cả các nhóm máu khác

2.2. Hệ thống nhóm máu Rh(Rhesus)

Các loại nhóm máu sẽ được chia nhỏ hơn dựa trên yếu tố Rh, đây cũng là một trong những loại kháng nguyên trên tế bào hồng cầu. Nếu trên tế bào hồng cầu xuất hiện sự có mặt của kháng nguyên Rh, nghĩa là dương tính với Rh (hay còn được gọi là Rh +) hoặc mang Rh-. Yếu tố Rh quy định nhóm máu dương hay âm tính và được viết ngay sau tên nhóm máu (ví dụ như nhóm máu B+). Như vậy, khi kết hợp với hệ thống nhóm máu ABO sẽ được chia nhỏ hơn khi mỗi loại có thể là Rh + hoặc Rh -. Nói rõ là mỗi cá nhân đều hoặc có, hoặc không có kháng nguyên D của hệ Rh phân bố thưa thớt trên bề mặt hồng cầu. Khi cơ thể có kháng nguyên D hệ Rh thì được gọi là Rh+ (dương tính). Còn nếu cơ thể không có kháng nguyên D hệ Rh thì được xem là Rh- (âm tính).

xác định nhóm máu
Việc xác định nhóm máu ở mỗi người là rất cần thiết và quan trọng

3. Làm sao để xác định nhóm máu?

Việc xác định nhóm máu ở mỗi người là rất cần thiết và quan trọng, giúp phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau đặc biệt là trong nhận máu hoặc hiến máu khi cấp cứu, hay trong khám chữa bệnh,... Mọi người đều được khuyến khích nên xác định nhóm máu từ sớm để tiện lợi trong việc khai báo và cấp cứu sau này. Để xác định nhóm máu thì cần tiến hành thực hiện một số loại xét nghiệm nhằm xác định kháng nguyên trên bề mặt tế bào hồng cầu.

Cũng theo hệ thống nhóm máu cơ bản là ABO và Rh, những kháng nguyên đặc hiệu sẽ được tìm kiếm và xác định. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết ngoài việc tìm kháng nguyên ABO có thể phải tiến hành xét nghiệm Rh có thể thực hiện nhưng thường không phổ biến.

3.1 Xét nghiệm nhóm máu ABO

Xét nghiệm nhóm máu ABO bằng cách tìm kháng nguyên thuộc một trong 4 nhóm máu này gồm:

  • Nhóm máu A: trên bề mặt tế bào hồng cầu có kháng nguyên A, trong huyết tương có kháng thể kháng B.
  • Nhóm máu B: trên bề mặt tế bào hồng cầu có kháng nguyên B, trong huyết tương có kháng thể kháng A.
  • Nhóm máu AB: trên bề mặt tế bào hồng cầu có cả 2 kháng nguyên A và kháng nguyên B, đồng thời trong huyết tương không có cả kháng thể kháng A lẫn kháng thể kháng B.
  • Nhóm máu O: trên bề mặt tế bào hồng cầu không có kháng nguyên A hoặc kháng nguyên B, nhưng trong huyết tương có cả kháng thể kháng A và kháng thể kháng B.

3.2 Xét nghiệm nhóm máu Rh

Nếu như trên bề mặt tế bào hồng cầu tìm thấy kháng nguyên Rh, nghĩa là người đó có nhóm máu Rh dương (+). Ngược lại, nếu không tồn tại kháng thể Rh thì người đó mang nhóm máu Rh âm (-) thuộc dạng nhóm máu rất hiếm.

Tóm lại, việc xác định nhóm máu là rất cần thiết và quan trọng trong việc khám chữa bệnh. Vì vậy, nếu có thể hãy làm xét nghiệm nhóm máu để tiện lợi trong việc khai báo và cấp cứu sau này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan