Mang thai sau tuổi 35: Làm thế nào để mẹ khỏe, bé khỏe?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mận - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Hiện nay có rất nhiều lý do khiến phụ nữ xem xét mang thai sau 35 tuổi như mong muốn tập trung nâng cao học vấn và tạo dựng sự nghiệp, kinh tế hoặc nhà ở không ổn định và thất nghiệp. Vậy bạn có biết khả năng mang thai ở tuổi 35 sẽ có những nguy cơ nào?

1. Phụ nữ bao nhiêu tuổi thì không nên sinh con?

Người phụ nữ có khả năng mang thai cao nhất ở độ tuổi 20. Phụ nữ khỏe mạnh ở độ tuổi này và đang cố gắng thụ thai thì sẽ có khoảng 1 trong 4 cơ hội mang thai trong một chu kỳ kinh nguyệt. Nói cách khác, 25 trên 100 phụ nữ sẽ thành công mỗi tháng.

Ở tuổi 40, một phụ nữ khỏe mạnh, trung bình chỉ có 5% cơ hội mang thai trong mỗi chu kỳ. Đồng thời, khả năng sảy thai cũng tăng lên theo tuổi của bạn. Một người 40 tuổi điển hình có khoảng 40% cơ hội mất thai. Theo Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), vào thời điểm bạn trên 45 tuổi, việc mang thai tự nhiên là không thể đối với hầu hết phụ nữ.

Bị sảy thai, lưu thai có phải là do người mẹ thiếu chất hay không?
Nguy cơ sảy thai sẽ tăng cao ở phụ nữ ở tuổi 40

2. 35 tuổi sinh con có tốt không?

Đồng hồ sinh học là một thực tế của cuộc sống mà nó thay đổi theo thời gian, đặc biệt khi bạn tới 35 tuổi. Đó chỉ đơn giản là độ tuổi mà có nhiều rủi ro khác nhau trở nên đáng quan ngại hơn khi mang thai. Ví dụ:

  • Bạn có thể mất nhiều thời gian hơn để mang thai: Bạn được sinh ra với số lượng trứng hạn chế. Khi đến năm 30 tuổi, trứng của bạn sẽ bắt đầu giảm về số lượng và chất lượng. Ngoài ra, trứng của phụ nữ lớn tuổi không được thụ tinh dễ dàng như trứng của phụ nữ trẻ. Nếu bạn lớn hơn 35 tuổi và không thể thụ thai trong 6 tháng, hãy cân nhắc đến các cơ sở Y tế có dịch vụ hỗ trợ sinh sản.
  • Bạn có nhiều khả năng mang thai nhiều lần: Cơ hội sinh đôi tăng theo tuổi tác do thay đổi nội tiết tố có thể gây ra việc giải phóng nhiều trứng cùng một lúc. Việc sử dụng các công nghệ hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm cũng có thể khiến bạn mang đa thai.
  • Bạn có nhiều khả năng bị bệnh tiểu đường thai kỳ: Loại tiểu đường này chỉ xảy ra trong thai kỳ, diễn ra phổ biến hơn khi phụ nữ lớn tuổi. Kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu thông qua chế độ ăn uống và hoạt động thể chất là một trong những biện pháp cần thiết cho những sản phụ này, nhưng đôi khi vẫn cần phải dùng thuốc. Nếu không được điều trị, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể khiến thai nhi phát triển quá mức so với mức trung bình, làm tăng nguy cơ chấn thương trong khi sinh. Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường thai kỳ cũng có thể làm tăng nguy cơ sinh non, huyết áp cao khi mang thai và các biến chứng cho trẻ sau khi sinh.
Thai phụ mắc bệnh tiểu đường nên siêu âm tim thai
Mẹ bầu ở tuổi 35 dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
  • Bạn có nhiều khả năng bị huyết áp cao khi mang thai: Nghiên cứu cho thấy huyết áp cao phát triển trong thai kỳ diễn ra phổ biến hơn ở phụ nữ lớn tuổi. Bác sĩ sẽ cần theo dõi chặt chẽ huyết áp của sản phụ và quá trình tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Đối với những sản phụ này sẽ cần đi khám thai thường xuyên hơn và trong một số trường hợp, sản phụ sẽ được chỉ định sinh sớm để tránh các biến chứng có thể xảy ra ở cả mẹ lẫn bé.
  • Bạn có nhiều khả năng sinh con nhẹ cân và sinh non: Trẻ sinh non, đặc biệt là những trẻ sinh quá sớm, thường kèm theo các khiếm khuyết hay bệnh lý phức tạp.
  • Bạn có thể cần phải sinh mổ: Các bà mẹ lớn tuổi có nguy cơ gặp các biến chứng cao hơn so với các sản phụ trẻ tuổi, ví dụ như nhau tiền đạo (placenta previa).
  • Nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể cao hơn: Trẻ sinh ra từ bà mẹ lớn tuổi có nguy cơ mắc một số vấn đề về một số nhiễm sắc thể nhất định, chẳng hạn như hội chứng Down.
  • Nguy cơ sảy thai cao hơn: Nguy cơ mất thai nhi do sẩy thai và thai chết lưu tăng lên khi bạn già đi, nguyên nhân có thể do bệnh lý nền có sẵn của thai phụ hoặc bất thường nhiễm sắc thể của thai nhi. Nghiên cứu cho thấy rằng việc giảm chất lượng trứng, kết hợp với tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như huyết áp cao và tiểu đường, có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.

Mặc dù vẫn cần thêm các nghiên cứu chuyên sâu hơn, các nghiên cứu cho thấy lứa tuổi của nam giới tại thời điểm thụ thai cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Thai nhi 17 tuần nguy cơ Down cao
Mang bầu ở tuổi 35 cũng tăng nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down

3. Làm thế nào để giảm nguy cơ biến chứng mang thai sau tuổi 35?

Chăm sóc bản thân cẩn thận là cách tốt nhất để chăm sóc em bé. Đặc biệt chú ý đến những điều cơ bản sau đây:

  • Tư vấn tiền sản: Nói chuyện với bác sĩ về sức khỏe tổng thể của bạn và thảo luận về thay đổi lối sống để có thể cải thiện khả năng thụ thai, mang thai và sinh em bé khỏe mạnh. Giải quyết bất kỳ mối quan tâm bạn có thể có về khả năng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai hoặc mang thai. Hỏi bác sĩ về cách tăng tỷ lệ thụ thai và các lựa chọn điều trị nếu bạn gặp khó khăn trong việc thụ thai.
  • Khám sức khỏe thường xuyên và đúng lịch trong thời kỳ mang thai: Thăm khám trước khi sinh thường xuyên giúp bác sĩ theo dõi sức khỏe của bạn và sức khỏe của em bé. Nói cho bác sĩ biết về bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng khiến bạn lo âu.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Khi mang thai, bạn sẽ cần nhiều axit folic, canxi, sắt, vitamin D và các chất dinh dưỡng cần thiết khác. Nếu bạn đã thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, hãy duy trì liên tục chế độ ăn này. Sử dụng các loại thuốc bổ vitamin trước khi sinh hàng ngày, đặc biệt trước khi thụ thai vài tháng, bạn có thể làm tăng khả năng thụ thai thành công.
  • Tăng cân có chừng mực: Đạt được số cân nặng phù hợp có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho thai nhi và giúp bạn dễ dàng giảm thêm cân sau khi sinh.
  • Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp giảm bớt hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khó chịu, tăng mức năng lượng tích cực và cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn. Tập thể dục cũng có thể giúp bạn chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh con bằng cách tăng sức chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Tuy nhiên, bạn cần xác nhận với bác sĩ trước khi bắt đầu hoặc tiếp tục tập thể dục, đặc biệt trong trường hợp bạn có vấn đề sức khỏe.
Khám thai
Sản phụ chủ động khám thai và theo dõi thai nhi định kì
  • Tránh các chất kích thích: Rượu, thuốc lá và ma túy bất hợp pháp là các chất cấm sử dụng trong thai kỳ.
  • Uống vitamin trước khi sinh: Tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên uống vitamin trước khi sinh hàng ngày có chứa ít nhất 400 microgam axit folic. Nhận đủ axit folic mỗi ngày trước và trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể giúp ngăn ngừa các khiếm khuyết liên quan đến não và tủy sống của thai nhi. Uống axit folic có thể bảo vệ cho phụ nữ lớn tuổi, những người có nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh cao hơn. Một số loại vitamin trước khi sinh đã có sẵn 800-1.000 mcg axit folic. Với hàm lượng này vẫn an toàn trong thai kỳ. Vì thực tế, một số phụ nữ cần hơn 400 mcg để bảo vệ chống lại dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, cần lưu ý không dùng hơn 1.000 mcg (1 miligam) axit folic mà chưa được bác sĩ cho phép. Phụ nữ có tiền sử lần sinh trước có trẻ bị dị tật ống thần kinh cần 4000 mcg.
  • Tìm hiểu về xét nghiệm bất thường nhiễm sắc thể trước khi mang thai. Xét nghiệm này nhằm phát hiện các bất thường trong nhiễm sắc thể của bạn và chồng, trong trường hợp có vấn đề bất thường, bác sĩ sẽ đưa ra các lựa chọn tiếp theo để bạn và chồng có thể lựa chọn.
Mang thai uống rượu hút thuốc
Tránh xa rượu bia, thuốc lá giúp mẹ bầu tuổi 35 mang thai khỏe mạnh

4. Sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản

Một số phụ nữ lớn tuổi cố gắng thụ thai có thể cần nhiều thời gian và sự trợ giúp hơn so với phụ nữ trẻ tuổi. Nếu bạn ở độ tuổi dưới 35, bác sĩ có thể đề nghị phương pháp điều trị hỗ trợ sinh sản nếu bạn đã cố gắng thụ thai nhưng không thành công diễn ra trong hơn một năm. Thời gian này sẽ rút ngắn xuống còn 6 tháng nếu bạn từ 35 tuổi trở lên. Và nếu bạn có bất kỳ bệnh lý nào tác động đến khả năng thụ thai, bác sĩ có thể khuyên bạn nên thực hiện hỗ trợ sinh sản ngay lập tức, như:

  • Thuốc kích thích sản xuất trứng
  • Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

Nếu bạn muốn sinh con vào một ngày nào đó trong tương lai, nhưng hiện tại chưa sẵn sàng và lo lắng các nguy cơ sẽ tăng theo tuổi, thì bạn có thể lựa chọn cách trữ đông trứng đã thụ tinh để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm sau này. Chất lượng phôi có thể sẽ đạt cao nhất khi bạn được thực hiện lưu trữ phôi hoặc trứng vào thời điểm gần nhất với năm dễ thụ thai nhất của bạn.

Một lựa chọn khác là sử dụng trứng hoặc phôi được hiến tặng. Cơ sở hỗ trợ sinh sản sẽ sử dụng trứng khỏe mạnh từ một phụ nữ trẻ và thụ tinh với tinh trùng của chồng bạn hoặc tinh trùng hiến tặng, và sau đó, phôi khỏe mạnh sẽ được cấy nó vào tử cung của bạn, để bạn có thể mang và sinh con.

Dù sinh con ở độ tuổi nào thì việc thăm khám sức khỏe sinh sản và thực hiện việc tiêm chủng, bổ sung các loại vitamin tổng hợp vẫn là việc làm vô cùng cần thiết. Để chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh, cả vợ và chồng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3-5 tháng trước khi mang thai.

Liệu có an toàn nếu tiêm chủng trong thời kỳ mang thai?
Sản phụ thực hiện tiêm chủng đầy đủ trước khi mang thai

Người vợ nên:

Người chồng nên:

Vinmec hiện có nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho các cặp vợ chồng, bà mẹ mang thai và thai nhi, gồm các gói khám tiền hôn nhân cơ bản, gói khám tiền hôn nhân nâng cao, chương trình thai sản trọn gói. Vinmec có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, IVF, tế bào gốc, công nghệ Gen, có khả năng triển khai đồng bộ và toàn diện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến nhất hiện nay.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan