Cân bằng nội tiết tố sẽ mang đến những ảnh hưởng tích cực tới sức khỏe tổng thể và tránh cho cơ thể khỏi một số vấn đề khó chịu như khô da, ngứa ngáy, thay đổi tâm trạng, mệt mỏi.... Việc cân bằng nội tiết tố không nhất thiết là phải dùng thuốc mà có thể nhờ đến những thay đổi trong cuộc sống hàng ngày.
1. Dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố là gì?
Các dấu hiệu tố cáo cơ thể đang trong tình trạng mất cân bằng nội tiết tố tùy thuộc vào từng đối tượng và loại rối loạn hoặc bệnh tật trong cơ thể. Một số dấu hiệu thường thấy gồm có:
- Trầm cảm và lo âu;
- Mệt mỏi;
- Mất ngủ;
- Giảm ham muốn tình dục;
- Các vấn đề tiêu hóa;
- Rụng tóc và thưa tóc;
- Những thay đổi trong sự thèm ăn;
- Thời gian vô sinh và bất thường;
- Tăng cân hoặc giảm cân.
Trắc nghiệm: Loại bỏ tin đồn và tìm hiểu sự thật về bệnh suy giáp
Suy giáp là một hội chứng chứ không phải căn bệnh riêng biệt. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều thông tin gây tranh cãi về bệnh suy giáp. Hãy cùng trả lời 8 câu hỏi sau để phá vỡ một số nghi ngờ về bệnh lý này nhé!
Nguồn tham khảo: webmd.com
2. Cân bằng nội tiết tố bằng phương pháp tự nhiên
2.1 Cải thiện lưu thông máu vùng xương chậu
Muốn giữ cho hormone cân bằng thì tuần hoàn vùng chậu là điều cần thiết. Đối với chị em phụ nữ, khi mới bắt đầu hoặc kết thúc chu kỳ kinh nguyệt thường sẽ xuất hiện máu màu nâu sậm và cảm thấy lạnh mỗi khi chạm vào vùng bụng dưới. Thời gian dài, xương chậu rất cần được xoa bóp để cải thiện lưu thông máu, chỉ một việc làm đơn giản như tự massage hay áp vào bụng một ly trà gừng nóng là đã có thể giúp cân bằng nội tiết tố cơ thể trong khoảng thời gian khó chịu này.
2.2 Ăn nhiều trứng
Mặc dù nghe có vẻ vô lý nhưng khoa học đã chứng minh, để tối ưu hóa sức khỏe nội tiết tố thì con người nên tiêu thụ ít nhất khoảng 20 đến 30g protein trong mỗi khẩu phần ăn hàng ngày. Trong vô số các loại thực phẩm thì trứng thuộc nhóm có chứa protein cao và rất giàu dinh dưỡng. Do đó, ăn trứng mỗi ngày có thể giúp làm giảm lượng insulin và ghrelin (hormone khiến con người cảm thấy đói) giúp cân bằng nội tiết tố. Đặc biệt, trứng còn giúp tăng cường trao đổi chất và đẩy nhanh quá trình giảm cân nhanh.
2.3 Sử dụng đồ ăn hữu cơ
Có rất nhiều yếu tố khiến con người bị mất cân bằng nội tiết tố trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như thuốc trừ sâu, hormone tăng trưởng có trong thức ăn nhanh, phân bón.... Chính vì thế, để giúp cân bằng nội tiết tố thì cách nhanh nhất chính là thay đổi thói quen ăn uống. Hãy luôn luôn kiểm tra nhãn thực phẩm trước khi mua và hạn chế sử dụng thực phẩm đóng gói sẵn, đồ ăn biến đổi gen.Thay vì đồ ăn nhanh thì hãy sử dụng nhiều thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh để tạo ra kích thích tố, sản xuất ra hormone và giúp hạn chế sự viêm nhiễm trong cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giảm cân và cân bằng nội tiết tố.
Chi tiết về sự phát triển của thai nhi qua từng tuần, cha mẹ nào cũng nên tìm hiểu:
2.4 Cân bằng Omega-3 và Omega-6 trong cơ thể
Việc tăng cường sử dụng lượng thực phẩm giàu Omega-3 để thay thế bằng lượng thực phẩm chứa Omega-6 giúp tạo nên một hàng rào bảo vệ cho cơ thể khỏi sự viêm nhiễm. Thực tế, axit béo Omega-3 là một thành phần rất quan trọng của tế bào màng não và việc truyền tín hiệu đến các tế bào trong não, giúp bảo vệ cơ thể chống lại sự mất tế bào thần kinh vùng đồi thị và làm giảm phản ứng gây viêm.
Mặt khác, nghiên cứu khoa học tại Đại học bang Pennsylvania đã cho thấy cách nhảy tỷ lệ 1:1 giữa Omega-3/Omega-6 vọt lên tỷ lệ từ 10:1 đến 20:1 giữa 2 loại axit béo này là một trong những yếu tố chính gây ra nhiều bệnh ở con người. Do đó, một số các loại dầu thực vật có chứa Omega-6 đã được giảm tối đa và thay thế bằng nguồn Omega-3 thiên nhiên và các sản phẩm động vật chăn nuôi bằng cỏ để giúp bảo vệ sức khỏe và cân bằng nội tiết tố.
2.5 Chữa lành các bệnh về đường tiêu hóa
Các bệnh về đường tiêu hóa không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn tạo nên các vấn đề về nội tiết tố trong cơ thể. Sở dĩ như vậy là vì các bệnh ở đường tiêu hóa sẽ kích thích phản ứng tự miễn dịch, thức ăn không tiêu sẽ rò rỉ qua đường ruột đi vào máu gây ra viêm nhiễm và có tác động đến toàn bộ cơ thể, đặc biệt là các tuyến.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hầu hết những người mắc bệnh về đường tiêu hóa thường bị thiếu hụt chế phẩm sinh học trong ruột và Probiotics chính là vi khuẩn lành mạnh nhất có thể giúp cải thiện sản xuất và điều tiết hormone quan trọng trong cơ thể cần được bổ sung.
Để giúp cơ thể cân bằng nội tiết tố và luôn khỏe mạnh thì trước tiên cần phải chữa lành các bệnh ở đường tiêu hóa. Hãy tránh xa các thực phẩm có hại cho hệ tiêu hóa và bổ sung nhiều chất xơ, rau xanh, hạt nảy mầm, các enzym tiêu hóa và chế phẩm sinh học có thể giúp cải thiện màng ruột.
2.6 Duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày
Một trong những cách cân bằng nội tiết tố tự nhiên chính là tăng cường luyện tập thể dục thể thao. Phương pháp này không chỉ giúp giảm viêm mà còn duy trì một sức khỏe dồi dào, điều chỉnh sự thèm ăn và hỗ trợ giấc ngủ hàng ngày.Sở dĩ nên duy trì thói quen tập thể dục thể thao hàng ngày là vì phương pháp này có thể giúp tăng lượng testosterone, endorphins, hormone tăng trưởng; giúp cơ thể điều tiết sản xuất và sử dụng các loại hormone, tăng cường hệ thống miễn dịch, cho phép các tế bào đào thải glucose để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh trầm cảm.Những người có sự mất cân bằng nội tiết tố thì không nên lạm dụng các bài tập hay môn thể thao có cường độ cao, chỉ nên tập nhẹ nhàng trong thời gian ngắn và tập các bài phù hợp với cơ thể.
2.7 Giảm căng thẳng và ngủ đủ giấc
Mỗi người nên dành 8 tiếng mỗi ngày để ngủ. Ngủ đủ giấc chính là cách tự nhiên để cân bằng nội tiết tố tốt nhất. Thiếu ngủ có thể gây ra sự rối nhịp sinh học tự nhiên và là thói quen tệ hại góp phần vào sự mất cân bằng hormone trong cơ thể. Thiếu ngủ trong thời gian dài sẽ tạo nên tâm lý căng thẳng và có thể dẫn đến những thay đổi trong mức độ huyết thanh của nhiều hormone bao gồm catecholamin, glucocorticoid, prolactin và hormone tăng trưởng. Do đó, để tối đa hóa chức năng nội tiết tố trong cơ thể thì hãy cố gắng đi ngủ lúc 10 giờ đêm và tạo chu kỳ thức, ngủ đúng giờ.
2.8 Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai dù có thể giúp tránh thai an toàn nhưng nó lại có thể gây ra nhiều biến chứng. Do đó, phụ nữ nên sử dụng biện pháp tránh thai an toàn khác để tránh gặp phải các rủi ro mà thuốc tránh thai mang lại như: chảy máu giữa chu kỳ, tăng nguy cơ ung thư vú, tăng nguy cơ chảy máu tử cung, đau nửa đầu, tăng huyết áp, tăng cân, thay đổi tâm trạng và mất cân bằng nội tiết tố.
Khi có mong muốn mang thai, để chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh, cả vợ và chồng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3-5 tháng trước khi mang thai.
Người vợ nên:
- Tiêm chủng trước khi mang thai (đặc biệt là ngừa rubella vì rubella trong thai kỳ cực kỳ nguy hiểm)
- Xét nghiệm gen để sàng lọc các bệnh lý di truyền trước khi mang thai
- Kiểm tra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi
- Đặc biệt là phụ nữ trên 35 tuổi nếu muốn mang thai (nhất là chưa mang thai lần nào) sẽ phải kiểm tra sức khỏe rất chi tiết do mang thai ở tuổi này thường gặp các vấn đề: Suy buồng trứng, sinh non, nguy cơ dị tật thai nhi, rau tiền đạo, tiền sản giật cao hơn.
Người chồng nên:
- Kiểm tra sức khỏe sinh sản, phát hiện các bệnh lý teo tinh hoàn, yếu sinh lý, tinh trùng yếu...
- Các bệnh lây qua đường tình dục nhất là những bệnh không thể chữa khỏi vô cùng nguy hiểm
Vinmec hiện có nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho các cặp vợ chồng, bà mẹ mang thai và thai nhi, gồm các gói khám tiền hôn nhân cơ bản, gói khám tiền hôn nhân nâng cao, chương trình thai sản trọn gói. Vinmec có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, IVF, tế bào gốc, công nghệ Gen, có khả năng triển khai đồng bộ và toàn diện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến nhất hiện nay.
Mọi thông tin cụ thể về các gói khám sinh sản, thai sản tại Vinmec, Khách hàng vui lòng liên hệ đến các bệnh viện, phòng khám của hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.