Bạch cầu cao khi mang thai có nguy hiểm?

Trong suốt thời kỳ 9 tháng mang thai, bà bầu thường bị thay đổi rất nhiều từ hình dáng, thể chất lẫn tinh thần. Bạch cầu cao khi mang thai là một trong những thay đổi có liên quan đến huyết học. Vậy bạch cầu cao khi mang thai có nguy hiểm không?

1. Bạch cầu là gì? Tầm quan trọng của bạch cầu

Bạch cầu là tế bào máu trắng trong trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bạch cầu giúp chống lại và tiêu diệt các nhân tố lạ gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, chúng cũng xuất hiện ở hầu hết cơ quan và bộ phận. Mặt khác, việc xác định chính xác bạn đang khỏe mạnh hay không phụ thuộc vào mức độ tăng bạch cầu hoặc giảm bạch cầu.

Mục đích chung của bạch cầu là tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, mỗi tế bào bạch cầu được sản xuất trong tủy xương lại có những chức năng khác nhau.

  • Bạch cầu neutrophils (đa nhân trung tính): loại bạch cầu neutrophils có số lượng nhiều nhất và có vai trò quan trọng trong việc tránh nhiễm khuẩn hoặc nấm.
  • Bạch cầu monocytes (đơn nhân): loại bạch cầu này giúp rút, hút chất độc hại của vi khuẩn và cuối cùng tiêu diệt chúng.
  • Bạch cầu eosinophils (ái toan): với nhiệm vụ che chắn cơ thể, chống lại ký sinh trùng và các phản ứng dị ứng khi mang thai.
  • Bạch cầu basophils (ái kiềm): loại bạch cầu này thường chiếm ít hơn 1% trong tổng số tế bào bạch cầu. Giúp điều chỉnh lưu lượng máu và tăng các tế bào. Tăng hệ miễn dịch hoạt động ổn định khi mẹ bầu đang mắc bệnh.
  • Bạch cầu lymphocytes: với nhiệm vụ tạo ra các kháng thể chống lại các tế bào lạ và phá hủy chúng.

2. Phụ nữ mang thai có chỉ số bạch cầu bao nhiêu là bình thường?

Tế bào bạch cầu có chức năng như một phần của hệ thống miễn dịch cơ thể. Chúng giúp cơ thể con người khỏi bị nhiễm trùng và bệnh tật. Thông thường số lượng bạch cầu của 1 người khoảng từ 4.000 – 10.000 bạch cầu/nm3. Nếu chỉ số bạch cầu > 8.000 bạch cầu/ml là bạch cầu cao và > 100.000 bạch cầu/ml có thể cơ thể đang mắc phải 1 bệnh lý khác.

Ở phụ nữ mang thai chỉ số bạch cầu trung bình từ 4.500 – 11.000/nm3. Khi mang thai, số lượng tối thiểu được duy trì là 6.000/nm3. Trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3, dao động khoảng 12.000 – 18.000/nm3 là an toàn.

Ngoài ra khi mang thai, chỉ số bạch cầu có thể tăng cao để có thể đáp ứng phù hợp với thai nhi. Trường hợp này hoàn toàn không có gì đáng lo ngại và cũng không cần đến biện pháp cấp cứu nào. Tuy nhiên, nếu chỉ số bạch cầu tăng cao khi mang thai kèm theo các triệu chứng như tăng huyết áp, sốt, căng thẳng, sụt cân, chảy máu cam,...Bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

3. Bạch cầu tăng cao khi mang thai có nguy hiểm không?

Trong thời kỳ mang thai việc phân tích nước tiểu có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Điều này giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi như thế nào? Ngoài ra, chỉ số bạch cầu trong nước tiểu còn báo hiệu những nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai. Vậy bạch cầu cao khi mang thai có nguy hiểm không?

Thông thường, ở bà bầu khỏe mạnh chỉ số bạch cầu dưới 10 là bình thường. Nhưng nếu như chỉ số bạch cầu vượt ngưỡng cho phép chứng tỏ bạn đang bị nhiễm trùng. Đồng thời, chỉ số bạch cầu trong nước tiểu càng cao thì tình trạng viêm nhiễm càng nặng.

Tình trạng nhiễm độc thai kỳ kéo theo rất nhiều hệ lụy đến sức khỏe của mẹ và bé. Khi bị nhiễm độc thai kỳ sẽ khiến người mẹ bị sụt cân bất thường, mất nước và tiền sản giật. Nếu không được phát hiện sớm và có phương hướng điều trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả nguy hiểm như cao huyết áp, liệt nửa người, viêm thận, sảy thai, lưu thai, sinh non,...Đối với thai nhi khi bị nhiễm độc sẽ dẫn đến em bé kém phát triển, dị tật bẩm sinh sau sinh và hệ miễn dịch kém.

Ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, bạch cầu tăng cao có thể dẫn đến sinh non. Em bé sinh ra sẽ kém phát triển và hệ miễn dịch yếu gây nên một số dị tật bẩm sinh.

4. Nguyên nhân bạch cầu tăng cao khi mang thai

Dưới đây là một số yếu tố có nguy cơ là nguyên nhân gây ra chỉ số bạch cầu tăng cao khi mang thai.

4.1.Nhiễm trùng

Tất cả những hình thức cơ thể bị nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm đều gây nên cảm lạnh và nhiễm trùng đường tiết niệu. Điều này khiến cho chỉ số bạch cầu tăng cao khi mang thai. Vì thế, mẹ bầu nên thận trọng nhằm giữ an toàn cho bản thân. Bạn có thể tăng cường bổ sung vitamin, vệ sinh sạch sẽ vùng kín,... hạn chế nhiễm khuẩn. Từ đó, giúp ngăn ngừa tình trạng bạch cầu tăng cao khi mang thai.

4.2.Viêm nhiễm

Khi cơ thể bị viêm hoặc phản ứng dị ứng. Các tế bào bạch cầu sẽ di chuyển đến khu vực cần được giúp đỡ. Sau đó sẽ phát triển tại đó làm cho cơ thể chưa kịp phản ứng lại. Điều này khiến cho chỉ số bạch cầu cũng tăng cao.

4.3.Tâm lý căng thẳng

Tâm lý căng thẳng khi mang thai nguyên nhân chủ yếu do cảm xúc và thể chất gây nên. Việc căng thẳng kéo dài thường dẫn đến chỉ số bạch cầu tăng cao hơn bình thường. Điều này giúp bảo vệ cơ thể khỏi những ảnh hưởng tiêu cực. Vì thế, bạn hãy hạn chế căng thẳng bằng cách ngừng suy nghĩ tiêu cực, góp phần kiểm soát chỉ số bạch cầu tốt hơn.

4.4.Nhịn đi tiểu thường xuyên

Khi bạn mang thai, vùng tử cung gây áp lực lên vùng bàng quang, nhất là những tháng cuối thai kỳ, khiến bạn thường xuyên cảm thấy buồn tiểu hoặc chỉ cần ho hoặc cười to cũng có thể són tiểu. Việc này rất dễ bị kích ứng. Ngoài ra, do đặc thù môi trường làm việc của mỗi người mà nhiều người có xu hướng nhịn tiểu. Việc nhịn tiểu lâu khiến cho vùng bàng quang bị kích thích và rất dễ nhiễm trùng.

Ngoài 4 nguyên nhân phổ biến nêu ở bên trên, chỉ số bạch cầu tăng cao khi mang thai cũng do một số nguyên nhân khác như:

  • Mắc một số bệnh ung thư như: ung thư bàng quang hoặc ung thư thận.
  • Quá trình sử dụng thuốc giảm đau cũng có thể gây nên tác dụng phụ khiến bạch cầu tăng.
  • Chế độ sinh hoạt không hợp lý, quá trình mang thai kiêng khem vô lý dẫn đến thiếu dưỡng chất và khiến hồng cầu hình liềm.

Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu được bạch cầu trong máu cao khi mang thai tăng cao là do đâu và gây nguy hiểm cho mẹ bầu như thế nào. Để có thể hạn chế tối đa tăng bạch cầu, bạn hãy duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh và bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bằng cách bổ sung đạm, tăng cường rau xanh và các loại hoa quả. Ngoài ra, bạn hãy khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ, để có được thai kỳ khỏe mạnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

63.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan