Nhồi máu cơ tim – Nhận biết sớm để điều trị hiệu quả

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi GS.TS.BS Võ Thành Nhân - Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Nhồi máu cơ tim là một bệnh lý tim mạch phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Mặc dù tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim đã giảm nhờ sự tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, nhưng hậu quả và biến chứng sau vẫn là một vấn đề đáng lo ngại. Hãy cùng tìm hiểu với các chuyên gia y tế về khái niệm và cách điều trị hiệu quả cho nhồi máu cơ tim.

1. Nhồi máu cơ tim là gì?

Tim có vai trò quan trọng trong việc bơm máu đến các cơ quan khác. Tim được cung cấp oxy và các dưỡng chất từ 2 nhánh mạch máu: động mạch vành trái và động mạch vành phải.

Hiện tượng Nhồi máu cơ tim là tình trạng xảy ra khi 1 hoặc cả 2 nhánh động mạch vành bị tắc nghẽn đột ngột, dẫn đến tình trạng cơ tim không nhận đủ máu, và có khả năng bị hoại tử cơ tim. Khi 1 vùng cơ tim chết do thiếu máu, chức năng bơm máu của tim sẽ không bị suy giảm hơn trước, dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như suy tim, đột tử,...


Vị trí tắc nghẽn trong bệnh nhồi máu cơ tim được phóng to
Vị trí tắc nghẽn trong bệnh nhồi máu cơ tim được phóng to

2. Triệu chứng nhồi máu cơ tim

2.1 Triệu chứng cảnh báo nguy cơ nhồi máu cơ tim

Các triệu chứng của nguy cơ nhồi máu cơ tim có thể bao gồm:

● Lo âu, cảm giác hồi hộp.

● Đau ngực, với mức độ có thể thay đổi từ cảm giác đè nặng hoặc nóng rát phía trước ngực bên trái đến đau dữ dội giống như bị dao đâm hoặc siết chặt. Đau có thể lan ra cổ, hàm dưới, vai bên trái, lưng, bụng hoặc cánh tay bên trái. Thời gian đau có thể kéo dài hơn 20 phút.

● Khó thở.

● Cảm giác hoa mắt, chóng mặt.

● Buồn nôn hoặc nôn mửa.

● Tăng hoặc giảm huyết áp.

● Tay và chân có thể trở nên lạnh và ẩm.

● Trở nên bị kích thích, lo lắng hoặc hoảng sợ.

● Có thể dẫn đến mất ý thức hoặc đột tử cơ tim.

Ở một số trường hợp, người bệnh có thể không trải qua tất cả các triệu chứng mô tả ở trên, chỉ cảm thấy mệt mỏi hoặc không thoải mái vùng thượng vị.


Đau thắt ngực là dấu hiệu điển hình của bệnh nhồi máu cơ tim
Đau thắt ngực là dấu hiệu điển hình của bệnh nhồi máu cơ tim

2.2 Triệu chứng nhồi máu cơ tim cấp

Hiện tượng nhồi máu cơ tim có thể xảy ra đột ngột, tuy nhiên, cũng có những trường hợp mà người bệnh được cảnh báo trước qua hàng giờ, hàng ngày hoặc hàng tuần thông qua các dấu hiệu như sau:

● Một biểu hiện phổ biến của bệnh là cơn đau thắt ngực. Người bệnh thường cảm thấy lòng ngực bị đau tức, đè nặng, và cảm giác bị xoắn vặn bên trong, vị trí sau xương ức hoặc ngực bên trái, thường xuất hiện khi họ đang nghỉ ngơi và kéo dài hơn 15 phút. Đau có thể lan rộng đến phía sau lưng, cổ, cằm, vai hoặc cánh tay. Khi có đau ngực, có thể xuất hiện các triệu chứng bổ sung như mệt mỏi, hồi hộp, khó thở, mồ hôi, cảm giác hoảng loạn hoặc thậm chí ngất xỉu. Mức độ đau không thuyên giảm sau khi dùng nitrate.

● Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp đặc biệt, bao gồm người lớn tuổi, phụ nữ, bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, mà không thể trải qua các đau thắt ngực, nhưng thay vào đó, họ có thể trải qua triệu chứng tương đương như khó thở, sự thay đổi trong tri giác, ngất hoặc huyết áp giảm xuống dưới mức 90/60 mmHg.

Một điều quan trọng cần lưu ý là không phải tất cả mọi người đều trải qua cùng một triệu chứng, và mức độ triệu chứng có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng, hoặc có thể có các trường hợp mà triệu chứng đầu tiên là sự ngừng lại của tim một cách đột ngột.

3. Nguyên nhân nhồi máu cơ tim

Nguyên nhân nhồi máu cơ tim phổ biến nhất là xơ vữa động mạch, xảy ra khi các mảng xơ tích tụ dần theo thời gian và bám vào thành mạch máu. Những thành phần của mảng xơ vữa thường bao gồm cholesterol, canxi, và các mảnh vỡ tế bào.

Quá trình hình thành, phát triển của các mảng xơ vữa thường bắt đầu từ khoảng tuổi 30 và kéo dài từ vài năm đến vài chục năm. Đối với những người có yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, quá trình này thường diễn ra nhanh hơn. Các yếu tố này các phân tử cholesterol tích tụ và bám vào thành mạch máu.


Xơ vữa bám vào thành động mạch gây nguy cơ xuất hiện hiện tượng nhồi máu cơ tim
Xơ vữa bám vào thành động mạch gây nguy cơ xuất hiện hiện tượng nhồi máu cơ tim

Mảng xơ vữa bám vào thành mạch dẫn đến viêm thành mạch, và có thể dẫn đến bong tróc và nứt vỡ của mảng xơ vữa tạo ra cục máu đông, gây tắc nghẽn trong mạch máu. Khi mạch máu bị tắc nghẽn, nó ngăn cản việc máu không thể đến được các vùng cơ tim phía sau, gây ra tổn thương và chết của các phần cơ tim đó, là nguyên nhân nhồi máu cơ tim.


Mảng xơ vữa bị vỡ và hình thành cục máu đông trong lòng mạch
Mảng xơ vữa bị vỡ và hình thành cục máu đông trong lòng mạch

4. Biến chứng nhồi máu cơ tim

4.1 Biến chứng nhồi máu cơ tim cấp

Biến chứng thường gặp trong trường hợp nhồi máu cơ tim cấp thường liên quan đến sự tổn thương của cơ tim và bao gồm:

Rối loạn nhịp tim

Sự tổn thương do nhồi máu cơ tim có thể ảnh hưởng đến cách mà tín hiệu điện di chuyển trong cơ tim, gây ra rối loạn nhịp tim. Một số trường hợp có thể rất nghiêm trọng và đe dọa tính mạng, gọi là đột tử tim.

Sốc tim

Đây là một tình trạng hiếm gặp khi cơ tim đột ngột mất khả năng bơm máu. Nó thường xảy ra khi một lượng lớn của cơ tim (thường hơn 40%) bị tổn thương.

Suy tim

Tổn thương nặng của mô cơ tim có thể làm cho cơ tim không thể bơm máu hiệu quả. Suy tim có thể là tình trạng tạm thời (suy tim cấp) hoặc kéo dài (suy tim mãn tính).

Viêm màng ngoài tim

Một số trường hợp có thể gây ra phản ứng miễn dịch bất thường, dẫn đến một tình trạng gọi là hội chứng Dressler (viêm tràn dịch màng ngoài tim sau khi trải qua nhồi máu cơ tim)

Ngừng tim

Đây là tình trạng mà cơ tim đột ngột ngừng đập mà không có dấu hiệu báo trước. Nhồi máu cơ tim cấp có thể đe dọa tính mạng người bệnh, dẫn đến tử vong (đột tử) nếu không điều trị kịp thời.

4.2 Biến chứng sau nhồi máu cơ tim

Trong trường hợp bị nhồi máu cơ tim cấp, nếu không được cấp cứu đúng cách và can thiệp kịp thời, người bệnh có thể phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng như:

● Suy tim nặng hoặc sốc tim: Đây là tình trạng khi cơ tim không còn khả năng bơm máu một cách hiệu quả, dẫn đến khó thở, huyết áp thấp, và người bệnh có thể cần hỗ trợ bằng máy thở, thuốc vận mạch, hoặc dụng cụ hỗ trợ tim như bóng đối xung động mạch chủ.

● Rối loạn nhịp tim: Sự tổn thương do nhồi máu cơ tim có thể gây ra rối loạn nhịp tim, có thể dẫn đến tình trạng đột tử.

● Hở van 2 lá nặng: Đây là tình trạng khi dây chằng lá van đứt, gây ra hở van 2 lá nặng.

● Thủng cơ tim ở vách liên thất: Đây là tình trạng khi cơ tim có thể bị thủng ở vách liên thất, dẫn đến thông nối giữa thất trái và thất phải.

● Thủng vách tim ở thành tự do: Đây là tình trạng khi cơ tim có thể bị thủng ở thành tự do, gây ra tràn máu vào màng tim hoặc vỡ tim.

5. Nhồi máu cơ tim sống được bao lâu?

Tỷ lệ sống của nam giới sau khi mắc bệnh nhồi máu cơ tim được thống kê như sau: 80% sống qua được một năm; 61,6% sống qua được năm năm; và 46,2% sống qua được mười năm. Đáng chú ý, tỷ lệ tử vong sớm ở phụ nữ cao hơn 45% so với nam giới.

Tuy nhiên, ngay cả sau khi được cứu sống, người bệnh vẫn phải đối mặt với nguy cơ tái phát bệnh. Dữ liệu nghiên cứu cho biết, khoảng 13% nam giới và 40% nữ giới có khả năng mắc lại bệnh trong vòng 5 năm sau cơn nhồi máu cơ tim đầu tiên. Những người này cũng đối diện với nguy cơ mắc suy tim cao hơn so với người không bị bệnh tim.

Khả năng sống sót của người bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian phát hiện bệnh, quá trình cấp cứu ban đầu, phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim và quá trình chăm sóc phục hồi sức khoẻ của bệnh nhân.

6. Đối tượng dễ mắc bệnh

Các đối tượng sau nên cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, xây dựng lối sống khoa học để bảo vệ sức khỏe tim mạch của mình, do tỷ lệ mắc bệnh của họ tương đối cao hơn so với những người khác:

● Người bệnh cao huyết áp.

● Bệnh tiểu đường.

● Người từng bị tai biến mạch máu não.

● Người từng bị nhồi máu cơ tim, tiền sử gia đình mắc bệnh về động mạch vạch sớm.

● Bệnh thận mạn hoặc tiền căn bệnh tự miễn.

● Tiền sử tiền sản giật hoặc tiểu đường thai kỳ.

● Tăng cholesterol, nồng độ triglyceride máu cùng các triệu chứng rối loạn lipid máu

● Lớn tuổi (khoảng trên 40 tuổi).

● Người bị béo phì hoặc thừa cân có chỉ số BMI ≥23.

● Hút thuốc lá.

● Người lười vận động.


Người thường xuyên hút thuốc lá dễ mắc bệnh nhồi máu cơ tim
Người thường xuyên hút thuốc lá dễ mắc bệnh nhồi máu cơ tim

7. Phương pháp chẩn đoán

Đối với người xuất hiện các triệu chứng đã mô tả ở phía trên, cùng các triệu chứng khác ghi nhận được lúc thăm khám, các bác sĩ sẽ tiến hành 1 số các xét nghiệm chuyên sâu giúp hỗ trợ trong chẩn đoán bệnh:

● Đo điện tâm đồ.

● Điện tâm đồ gắng sức.

● Siêu âm tim 4D.

● Siêu âm tim gắng sức.

● Xét nghiệm máu tìm các dấu hiệu của hoại tử cơ tim như men Troponin I, Troponin T.

● CT động mạch vành.

● Chụp động mạch vành bằng DSA.

8. Điều trị nhồi máu cơ tim

8.1 Điều trị hỗ trợ

Người bệnh có dấu hiệu giảm oxy trong máu sẽ được hỗ trợ thở Oxy.

Sử dụng các thuốc giảm đau nhằm làm nhẹ các triệu chứng đau thắt ngực.

Sử dụng một số thuốc hỗ trợ kiểm soát nhịp tim, hoặc những thuốc góp phần tốt cho hoạt động co bóp của tim sau này.

8.2 Điều trị chính

Can thiệp mạch vành (PCI):

Được các bác sĩ chuyên khoa tim mạch thực hiện can thiệp mạch vành. Người bệnh sẽ được gây tê tại vị trí luồn ống dẫn (có thể là cổ tay hoặc đùi). Bệnh nhân có thể tỉnh táo xuyên suốt quá trình thực hiện thủ thật và quan sát chi tiết trên màn hình nhờ vào hình ảnh do màn hình chụp thu được. Từ hình ảnh theo dõi được, các bác sĩ sẽ xác định được vị trí mạch máu đang bị tắc nghẽn và tiến hành đặt stent vào đoạn mạch đó, giúp quá trình lưu thông máu diễn ra bình thường trở lại.


Đặt stent giải quyết tình trạng tắc nghẽn mạch vành trong quá trình điều trị nhồi máu cơ tim
Đặt stent giải quyết tình trạng tắc nghẽn mạch vành trong quá trình điều trị nhồi máu cơ tim

Phẫu thuật bắc cầu mạch vành (CABG)

Phẫu thuật hở nên bệnh nhân sẽ được gây mê hoàn toàn. Phương pháp này, sử dụng các đoạn mạch máu từ nơi khác trên cơ thể để làm cầu nối cho hai đầu của đoạn động mạch vành bị tắc nghẽn, cho phép máu lưu thông qua đoạn mạch vừa ghép để tiếp tục nuôi cơ tim. Đoạn mạch máu được lựa chọn để làm cầu nối sẽ là 1 đoạn nhỏ trong hệ thống các mạch máu của cơ thể nên đảm bảo được việc không ảnh hưởng đến các hoạt động của những cơ quan khác.


Hình ảnh các mạch máu cầu nối ở vị trí trước và sau chỗ tắc nghẽn.
Hình ảnh các mạch máu cầu nối ở vị trí trước và sau chỗ tắc nghẽn.

8.3 Điều trị lâu dài sau nhồi máu cơ tim cấp

Sau khi trải qua một cơn nhồi máu cơ tim, bệnh nhân cần nhận được điều trị và chăm sóc kéo dài để ngăn ngừa tái phát và biến chứng sau này. Thay đổi lối sống là một phần quan trọng trong quá trình điều trị, và nên được duy trì liên tục:

● Duy trì tập thể dục đều đặn và xem xét việc giảm cân nếu có thừa cân hoặc béo phì.

● Ngừng hút thuốc lá hoàn toàn và hạn chế việc tiêu thụ rượu, bia, và nước ngọt.

● Hạn chế ăn thực phẩm có nồng độ muối cao, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp và thực phẩm chiên xào.

● Tăng cường tiêu thụ trái cây, rau, củ, quả, và hạt; ưa thích cá hoặc thịt gà thay vì thịt heo hoặc thịt bò.

● Đảm bảo thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng và thực hiện thư giãn, duy trì trạng thái tinh thần thoải mái

● Bệnh nhân cũng cần duy trì việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ:

● Bệnh nhân cần tiếp tục sử dụng ít nhất một loại thuốc chống kết tập tiểu cầu trong vòng một năm, sau đó duy trì ít nhất một loại thuốc chống kết tập tiểu cầu lâu dài.

● Đối với những người đã phẫu thuật bắc cầu mạch vành hoặc đặt stent mạch vành, việc duy trì sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu lâu dài là quan trọng để ngăn ngừa huyết khối trong stent hoặc tái hẹp mạch vành.

● Ngoài ra, tập trung điều trị các bệnh đi kèm như tăng huyết áp, đường huyết cao, và rối loạn mỡ máu để đảm bảo sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.

9. Phòng ngừa nhồi máu cơ tim

Người bệnh nên tìm hiểu kỹ về căn nguyên gây bệnh để có hướng phòng tránh tốt cho bản thân và gia đình.

● Chế độ ăn uống và việc tập thể dục đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch liên quan đến nguyên nhân xơ vữa động mạch vành. Các thói quen ăn uống lành mạnh và chế độ luyện tập đều đặn đã được chứng minh hiệu quả trong việc góp phần vào việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành. Tuy nhiên, đối với những người đã cố gắng thay đổi lối sống nhưng vẫn chưa kiểm soát được các yếu tố nguy cơ, việc tuân thủ theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa là vô cùng quan trọng.

● Bỏ thuốc lá.

● Giảm rượu bia.

● Giảm cân, duy trì BMI dưới 23 kg/m2.


Cơn đau thắt ngực điển hình trong nhồi máu cơ tim.
Cơn đau thắt ngực điển hình trong nhồi máu cơ tim.

Tóm lại, nhồi máu cơ tim vô cùng nguy hiểm có thể đe doạ tính mạng người bệnh. Chẩn đoán sớm có vai trò quan trọng trong việc kịp thời cứu sống vùng cơ tim bị thiếu máu và hạn chế xuất hiện những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng cũng như các biến chứng về sau. Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nhồi máu cơ tim nào, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ ngay lập tức để được điều trị một cách tốt nhất.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Ích Tâm Khang - Dùng cho người bị tim mạch, suy tim

- Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp do suy tim;

- Hỗ trợ giảm cholesterol máu, giảm nguy cơ hình thành huyết khối, xơ vữa động mạch, tăng lưu thông máu.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng về hiệu quả hỗ trợ giảm các triệu chứng suy tim (khó thở, đau ngực, ho, phù), giảm cholesterol máu và an toàn khi sử dụng. Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Journal of Nutritional Therapeutics (Tạp chí Dinh dưỡng trị liệu) Canada năm 2014.

Ích Tâm Khang

Thành phần: Cao Đan sâm, cao Natto, Hoàng đằng, L-carnitine, Magie

Đối tượng sử dụng:

- Người bị suy tim, người có triệu chứng tim mạch (do tăng huyết áp, xơ vữa mạch vành)

- Người có nguy cơ tim mạch: người cao tuổi, có tiền sử gia đình bị tim mạch

Tiếp thị và phân phối bởi: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0981.238.219

Địa chỉ: Số 19A/126 Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - Hà Nội

Thông tin chi tiết về sản phẩm xem TẠI ĐÂY

* Sản phẩm này có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

XNQC số 3555/2020/XNQC-ATTP

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe