Vì sao trẻ đi học hay bị táo bón?

Táo bón ở trẻ mầm non có thể do sinh lý hoặc bệnh lý. Mặc dù tỷ lệ nguyên nhân gây táo bón liên quan đến bệnh lý không cao nhưng khá nguy hiểm đến trẻ. Trong một số trường hợp, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, táo bón có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.

1. Tìm hiểu về tình trạng táo bón ở trẻ em đi học

Táo bón ở trẻ mầm non được định nghĩa là tình trạng trẻ có tần suất đại tiểu tiện ít hơn so với tiêu chuẩn; hình thái của phần rắn, khô và khoảng cách giữa các lần đi đại tiện quá lâu.

Trẻ tuổi đi học thường có số lần đại tiện ít nhất một lần trong ngày. Tuy nhiên, nếu mỗi lần trẻ đi với số lượng phân rất ít và khô hoặc trẻ có thể gặp cảm giác đau rát trong khi đại tiện, hậu môn sưng đỏ, rớm máu... thì đây có thể là dấu hiệu táo bón ở trẻ em.

Táo bón ở trẻ đi học thường có một vài đặc điểm như:

  • Số lần đi đại tiện ít, dưới 2 lần trong một tuần.
  • Phân có dạng khô, cứng, xuất hiện nhiều đường rạn hoặc lổn nhổn như phân dê.
  • Có tình trạng khó đi đại tiện, sợ đi vệ sinh vì trẻ phải rặn nhiều, hậu môn đau, mặt đỏ bừng, người vã mồ hôi, thậm chí là khóc lóc và la hét.
  • Bụng của trẻ căng cứng có thể do các chất cặn bã trong đồ ăn không được đào thải ra ngoài và khiến cho các chất độc tích tụ gây nên tình trạng đầy hơi chướng bụng.

2. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng táo bón ở trẻ mầm non

Nhóm nguyên nhân liên quan đến chức năng:

  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý có thể sẽ khiến cho tình trạng táo bón ở trẻ xuất hiện. Cha mẹ thường cho trẻ ăn thức ăn đặc, rắn đồng thời uống rất ít nước và sữa, như vậy sẽ gây nên tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, khiến cho trẻ dễ bị táo bón. Hơn nữa, trong quá trình chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ, cha mẹ bổ sung cho trẻ thiếu hoặc thừa chất xơ cũng sẽ gây nên tình trạng táo bón. Đối với trường hợp trẻ mắc chứng táo bón sơ sinh, nguyên nhân có thể xuất phát từ người mẹ cũng bị táo bón, từ đó gây nên ảnh hưởng đến trẻ thông qua nguồn sữa.
  • Sử dụng sữa công thức không đúng theo hướng dẫn về liều lượng và cách thức sẽ khiến cho trẻ gặp phải tình trạng táo bón. Cha mẹ có thể tự ý thay đổi công thức pha sữa hoăc sai tỷ lệ giữa sữa và nước sẽ gây nên tình trạng táo bón ở trẻ em.
Sữa công thức 1
Tình trạng táo bón ở trẻ có thể do sử dụng sữa công thức không đúng cách

  • Trẻ có thói quen nhịn đi vệ sinh: Trẻ đi mẫu giáo thường có tâm lý nhút nhát, sợ hãi nên dễ dẫn đến tình trạng nhịn đi đại tiểu tiện. Ngoài ra, nguyên nhân có thể do trẻ mải chơi, không quen nhà vệ sinh, sợ bẩn,.. cũng làm cho trẻ hình thành thói quen nhịn đi vệ sinh. Khi trẻ hình thành thói quen xấu này có thể làm cho phân bị tích tụ và lâu ngày sẽ khiến cho việc đi đại tiểu tiện của trẻ trở nên khó khăn.
  • Trẻ bị căng thẳng và ít tham gia hoạt động vận động có thể gây nên sự hạn chế khả năng bài tiết và đào thải độc tố của cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón ở trẻ mầm non.
  • Trẻ bị bệnh và sử dụng thuốc không đúng theo chỉ định của bác sĩ có thể khiến cho trẻ dễ bị táo bón. Một số triệu chứng bệnh liên quan đến tình trạng táo bón của trẻ như thiếu máu, còi xương, suy dinh dưỡng, viêm đường hô hấp...

Nhóm nguyên nhân liên quan đến bệnh lý táo bón ở trẻ mầm non mắc phải:

  • Táo bón ở trẻ tuổi đi học có thể liên quan đến một số bệnh lý như phình đại tràng bẩm sinh, cường giáp, viêm đại tràng cấp và mãn tính hoặc những bất thường về đường ruột, bệnh lý xung quanh hậu môn, bệnh lý liên quan đến cột sống, rối loạn điện giải trong máu...

Mặc dù tỷ lệ nguyên nhân gây táo bón liên quan đến bệnh lý không cao nhưng khá nguy hiểm đến trẻ. Trong một số trường hợp, trẻ không được phát hiện bệnh kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Vì vậy, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm và chăm sóc trẻ đúng để có thể giúp trẻ tránh được các vấn đề này. Khi xác định được nguyên nhân chính xác khiến cho trẻ bị táo bón sẽ giúp cha mẹ lựa chọn được phương thức điều trị phù hợp.

3. Hậu quả của táo bón ở trẻ tuổi đi học

Là một trong những vấn đề khá phổ biến ở trẻ đặc biệt trẻ đang ở độ tuổi đến trường. Tuy nhiên, vẫn còn có cha mẹ nghĩ táo bón có thể tự khỏi mà không cần điều trị hay can thiệp. Bởi chính sự chủ quan và thiếu các thông tin về tình trạng này có thể gây cho trẻ những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

táo bón ở trẻ mầm non tình trạng táo bón ở trẻ
Tình trạng táo bón ở trẻ mầm non cần được phát hiện sớm

Các biến chứng của táo bón ở trẻ em đó là:

  • Tình trạng trĩ: Đây là biến chứng khá nghiêm trọng ở những trẻ đã bị táo bón lâu ngày. Nguyên nhân là do phân ứ đọng quá lâu trong trực tràng, dẫn đến việc cản trở sự lưu thông, tuần hoàn máu. Kết hợp với việc đi đại tiện rặn quá sức có thể khiến cho các tĩnh mạch tại hậu môn căng và hình thành các búi trĩ.
  • Tình trạng nứt hậu môn: Với biểu hiện của sự tích tụ phân lâu ngày trong trực tràng, khi đó sẽ khiến cho phân tạo thành một khối khá rắn chắc và đặc ở trực tràng. Như vậy, khi trẻ đi đại tiện sẽ rất khó để đẩy và tống phân ra bên ngoài. Hầu hết các trẻ đều cố gắng rặn để có thể đi được nhưng càng rặn mạnh thì càng dễ làm cho hậu môn của trẻ dễ bị nứt rách và đau rát.
  • Nhiễm nấm, vi khuẩn: Vị trí ở trực tràng, hậu môn thường tồn tại khá nhiều các loại vi khuẩn. Khi phân to và cứng làm tổn thương đến trực tràng, hậu môn và dễ tạo thành vết nứt rách khi đi đại tiện. Nếu trẻ không được vệ sinh sạch sẽ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các vết nứt nhiễm trùng. Trong trường hợp không được phát hiện và xử trí kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến áp xe hậu môn. Quá trình điều trị sau đó khá phức tạp và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của trẻ.
  • Gây nên tình trạng độc hệ thần kinh: Khi các chất thải của cơ thể tích tụ lâu ngày trong trực tràng sẽ làm cơ thể hấp thụ ngược chất độc trở lại và gây hại cho các cơ quan của cơ thể, bao gồm cả hệ thần kinh. Từ đó khiến cho trẻ khó chịu, cáu gắt, chán ăn, mệt mỏi, ảnh hưởng đến phát triển của trẻ.
  • Tình trạng giãn đại tràng: Trẻ không được điều trị kịp thời các vấn đề liên quan đến táo bón có thể khiến cho trẻ bị giãn đại tràng, giảm cảm nhận của trực tràng và gây mất phản xạ muốn đi vệ sinh. Như vậy không chỉ làm cho tình trạng táo bón của trẻ nghiêm trọng mà còn khiến trẻ gặp thêm các bệnh lý khác.

Tóm lại, khi trẻ bị táo bón cha mẹ cần xác định được nguyên nhân gây bệnh để lựa chọn phương thức điều trị phù hợp. Trong trường hợp trẻ táo bón kéo dài, các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn,... cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Việc bổ sung thêm các vi chất cần thiết như kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... cũng là một trong những phương pháp có thể giúp bé phòng tránh táo bón, cải thiện vị giác, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan