Vì sao khi thay đổi thời tiết, trẻ ho nhiều, khó dứt điểm?

Về mặt y học, ho là phản xạ cần thiết có tác dụng bảo vệ cơ thể, khi có yếu tố xâm nhập đường thở, hô hấp sẽ kích thích trẻ bị ho. Trong quá trình sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều tác nhân có thể lọt vào đường thở khiến trẻ bị ho để tống dị vật ra ngoài.

Đặc biệt, nếu bị viêm nhiễm đường hô hấp trên do virus, bệnh giao mùa thì trẻ cũng có nguy cơ bị ho. Cha mẹ cần lưu ý theo dõi để biết khi nào trẻ bị ho có thể chăm sóc, theo dõi tại nhà, khi nào cần đưa đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị tích cực.

Trong trường hợp ho do thay đổi thời tiết thì có thể điều trị tại nhà, đồng thời hạn chế tiếp xúc gần các tác nhân gây ho để giảm kích ứng đường thở. Bác sĩ chuyên khoa không khuyến khích cho trẻ bị ho dùng thuốc ngay từ đầu vì ho là phản xạ cần thiết, trừ khi ho do bệnh lý hoặc ho làm ảnh hưởng đến chức năng của hệ hô hấp.

Cha mẹ cần học cách đối mặt với những sự thay đổi sức khỏe của trẻ, cần hiểu được tiếng ho của trẻ để phân biệt khi nào là ho do thay đổi thời tiết, ho để tống dị vật ra ngoài, khi nào là ho do bệnh giao mùa hay bệnh lý nghiêm trọng để có thể xử trí phù hợp. Không nên để bản thân mất bình tĩnh khi trẻ bị ho, đôi khi đó chỉ là phản ứng bình thường nên hãy để trẻ được ho để cơ thể dần trưởng thành và phát triển.

Với những trẻ có hệ miễn dịch yếu thì khi thời tiết thay đổi sẽ rất dễ bị ho do nhiều và khó điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu là ho do thay đổi thời tiết thì cha mẹ không nên quá lo lắng, thay vào đó hãy vệ sinh nhà cửa thật sạch sẽ, giữ ấm cơ thể trẻ và hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây bệnh để ngăn ngừa nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh và gây ra tình trạng trẻ bị ho.

Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ nhỏ hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan