Vì sao bé bị lồi rốn?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Quốc Ánh - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Lồi rốn là tình trạng hay xảy ra ở trẻ sơ sinh. Việc thiếu kiến thức khiến cho nhiều bà mẹ không biết cách khắc phục dẫn đến những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Không có nguyên nhân nào rõ ràng cho việc trẻ bị thoát vị rốn, nhưng theo các thống kê thì bệnh rốn lồi ở trẻ sơ sinh gặp nhiều hơn ở các bé sinh non, bé sinh ra có cân nặng thấp. Tỉ lệ bé gái bị tật rốn lồi cũng cao hơn so với bé trai.

1. Vì sao trẻ sơ sinh dễ mắc tật rốn lồi?

Rốn lồi ở trẻ sơ sinh do thoát vị rốn gây ra. Khi trẻ bị thoát vị rốn, một phần nội tạng sẽ rời khỏi vị trí bình thường của nó rồi chui ra ngoài chỗ lỗ rốn (khi trẻ mới sinh, lỗ rốn vẫn chưa đóng kín vì đây là đường dẫn chất dinh dưỡng từ nhau thai vào cơ thể bé), tạo thành một khối lồi lên rõ rệt ở vùng bụng. Khi trẻ khóc to, cố ưỡn mình để đi đại tiện hoặc vặn mình, mẹ sẽ thấy rõ hơn chiếc rốn lồi của con đang phình to lên.

2. Triệu chứng trẻ sơ sinh bị thoát vị rốn dẫn đến rốn lồi

Ngay sau những tuần đầu sau sinh mà có thể phát hiện thoát vị rốn ở trẻ. Tuy nhiên, một số trẻ phải đến lớn lên mẹ mới có thể nhìn thấy rõ. Những triệu chứng thoát vị rốn dẫn đến tình trạng rốn lồi ở trẻ đó là:

  • Có mô phình ra ở vùng dưới da trong khu vực rốn.
  • Khi trẻ ngồi, đứng thẳng sẽ nhìn thấy rõ hơn hoặc khi trẻ hoạt động cơ bụng mạnh như khóc, ho.
  • Lấy tay ấn nhẹ, mẹ có thể đẩy 1 phần mô bị lồi vào trong.
  • Những mô này kích thước không giống nhau ở mỗi trẻ, thường chúng chỉ nhỏ dưới 2,5cm.
  • Trẻ không cảm thấy đau.

3. Rốn lồi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Trong hầu hết các trường hợp, rốn lồi trẻ sơ sinh không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Bệnh rốn lồi cũng không gây đau, không dẫn đến các biến chứng khác ngay cả khi không thực hiện một biện pháp chữa trị gì. Mặc dù vậy, nó lại gây ảnh hưởng cực lớn đến yếu tố thẩm mỹ, đặc biệt với bé gái thì vấn đề này lại càng trầm trọng.

Vì sao bé bị lồi rốn?
Bệnh lồi rốn ở trẻ em

Bệnh rốn lồi ở trẻ sơ sinh do thoát vị rốn sẽ tự khỏi khi bé được 1 tuổi trở lên, cũng có nhiều trường hợp bé khi được 4, 5 tuổi rốn mới bớt lồi đi, khi mà lỗ hổng ở thành bụng đã được đóng kín. Một số trường hợp hiếm gặp, rốn lồi gồm một số biểu hiện khác có thể là dấu hiệu của bệnh thoát vị nghẹt, gây nguy hiểm đến tính mạng bé. Bé cần được phẫu thuật ngay lập tức.

Thoát vị nghẹt là tình trạng một phần ruột bị mắc kẹt ở thoát vị. Trẻ lúc này sẽ có kèm biểu hiện nôn chớ, đau, chướng bụng ở vùng rốn. Khi mẹ đưa bé đi khám, bác sĩ có thể dễ dàng đẩy khối thoát vị ở rốn vào trong, nhưng cha mẹ tuyệt đối không được tự ý làm việc này tại nhà.

4. Cách điều trị rốn lồi cho trẻ sơ sinh

Thông thường, vòng rốn sẽ đóng lại trước khi bé được 1 tuổi và trẻ không cần điều trị hoặc sẽ thu nhỏ dần khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên trong một số trường hợp sau mẹ nên đưa bé đi phẫu thuật:

  • Trẻ đã 5 tuổi nhưng vẫn thấy vòng rốn chưa đóng lại.
  • Phần mô lồi ra quá lớn hoặc khiến trẻ bị khó chịu.
  • Trẻ bị thoát vị nghẹt cần được phẫu thuật ngay lập tức. (Trường hợp này thường khá hiếm)
  • Dù đã lớn nhưng rốn trẻ vẫn lồi trông mất thẩm mỹ
  • Sau khi phẫu thuật trẻ có thể được xuất viện ngay và chăm sóc tại nhà, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng.

5. Cách phòng tránh rốn lồi ở trẻ

  • Hạn chế việc bé khóc, gào để hạn chế áp lực từ bụng lên rốn – nguyên nhân khiến rốn lồi ra. Hãy bế bé lên và dỗ dành để bé nín dần.
  • Tránh táo bón cho trẻ bằng cách thay đổi dinh dưỡng nhiều chất xơ cho trẻ. Cho trẻ dùng súp đu đủ, súp khoai lang giúp trẻ dễ tiêu hơn.
  • Massage nhẹ nhàng thành bụng cho bé mỗi ngày.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Thạc sĩ. Bác sĩ Vũ Quốc Ánh đã có kinh nghiệm gần 10 năm là bác sĩ nội trú và bác sĩ điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà nẵng. Hiện tại, đang là Bác sĩ Nhi khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

81.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan