Trẻ thiếu kẽm sẽ còi cọc?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Hải - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng .

Kẽm là vi chất quan trọng của cơ thể, đặc biệt đối với trẻ em đang trong giai đoạn đang phát triển nhiều về thể chất và trí tuệ. Do đó, trẻ em bị thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển như còi cọc, suy dinh dưỡng, chậm phát triển...

1. Kẽm có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của trẻ em?

Kẽm là vi chất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Theo đó, kẽm là thành phần trong chu trình hoạt động của enzym cơ thể, giúp phân chia tế bào, điều hòa vị giác, tăng cảm giác ngon miệng khi ăn và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Nghiên cứu từ các nhà khoa học cho thấy vi chất dinh dưỡng này tham gia vào cấu tạo của hơn 300 enzym trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng, sinh sản các tế bào và sự phát triển của hệ thống thần kinh trung ương.

2. Trẻ em bị thiếu kẽm sẽ có biểu hiện gì?

Hiện nay, thiếu kẽm ở trẻ em là tình trạng rất phổ biến và được xem là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng. Kết quả các nghiên cứu chỉ ra rằng, khoảng 62,3% trẻ em ở độ tuổi 12 – 72 tháng tuổi thiếu selen; 51,9% trẻ em từ 6 - 75 tháng tuổi thiếu kẽm và 50 – 90% trẻ em suy dinh dưỡng kéo dài bị thiếu kẽm. Mặc dù chưa có chỉ số nào biểu hiện chính xác tình trạng thiếu kẽm và cơ thể không có triệu chứng rõ rệt nhưng tình trạng thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển, tăng trưởng và chuyển hóa của cơ thể.

Theo đó trẻ em thiếu kẽm thường có các dấu hiệu lâm sàng như sau:

  • Trẻ bị rối loạn giấc ngủ biểu hiện qua hành vi trằn trọc, khó ngủ hay giật mình tỉnh giấc và quấy khóc.
  • Hệ miễn dịch bị suy giảm từ đó dẫn đến vết thương chậm lành, dễ bị dị ứng và các bệnh lý ngoài da như da khô, tổn thương da và niêm mạc, mụn trứng cá, vẩy nến, eczema..
  • Trẻ thường xuyên bị chán ăn, ăn ít hơn, giảm cảm giác mùi vị về thức ăn.
  • Thiếu máu, chậm phát triển, suy dinh dưỡng đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi.
Trẻ 15 tháng biếng ăn phải làm sao
Chán ăn là một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ em bị thiếu kẽm

3. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển của trẻ em?

3.1. Thiếu kẽm làm cho trẻ bị còi cọc và chậm phát triển

Kẽm là vi chất dinh dưỡng giúp cơ thể tăng hấp thu và tổng hợp protein, tham gia vào quá trình phân chia tế bào và điều hòa vị giác, giúp tăng cảm giác ngon miệng nên vi chất này có vai trò rất quan trọng đối với trẻ nhỏ. Cùng với đó, nhu cầu về kẽm ở trẻ em cao hơn nhiều so với người trưởng thành do tốc độ phát triển và cơ thể cần nhiều kẽm cho quá trình chuyển hóa, tổng hợp. Vì vậy, trẻ thiếu kẽm sẽ còi cọc và dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Các nghiên cứu đưa ra kết quả cho thấy bổ sung kẽm đầy đủ theo nhu cầu dinh dưỡng của trẻ giúp cải thiện chiều cao ở trẻ thấp lùn, tăng cân ở trẻ suy dinh dưỡng.

3.2. Thiếu kẽm ở trẻ dễ dẫn đến nguy cơ tiêu chảy cấp, viêm đường hô hấp

Hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động hiệu quả hơn khi có sự tham gia của vi chất kẽm. Vì vậy, cơ thể trẻ sẽ dễ bị nhiễm trùng, tăng nguy cơ bị viêm đường hô hấp, tiêu chảy cấp khi thiếu kẽm.

3.3. Tinh thần bị ảnh hưởng xấu khi thiếu kẽm

Sự ảnh hưởng của kẽm đến tinh thần được thể hiện thông qua việc kẽm tham gia vào quá trình vận chuyển canxi vào não, canxi là vi chất giúp ổn định thần kinh của cơ thể. Vì vậy, tình trạng thiếu kẽm sẽ làm trẻ dễ quấy khóc, nổi cáu...

4. Làm thế nào để bổ sung kẽm cho trẻ em?

Trẻ em ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có nhu cầu riêng về hàm lượng kẽm để đáp ứng sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Các bậc cha mẹ nên thực hiện bổ sung kẽm thông qua chế độ dinh dưỡng phù hợp, việc cải thiện triệu chứng có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng (TPCN) nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại TPCN.

Đối với trẻ sơ sinh thì sữa mẹ là nguồn cung cấp kẽm đầy đủ và an toàn nhất với tỷ lệ hấp thu kẽm từ sữa mẹ khoảng 54%. Vì vậy, khuyến cáo các mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục duy trì cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Theo đó, tháng đầu tiên sau sinh thì lượng kẽm trong sữa mẹ là cao nhất với khoảng 2 – 3 mg/lít và giảm còn 0,9 mg/l sau tháng thứ 3. Chế độ ăn của mẹ cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng có chứa kẽm để có thể cung cấp đủ cho cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi bên cạnh sữa mẹ thì cần bổ sung thêm vi chất kẽm cho bé qua thực đơn hàng ngày.

Mẹ bị sốt xuất huyết có cho con bú được không?
Trẻ em bị thiếu kẽm nên dùng sữa mẹ khi đang trong giai đoạn sơ sinh

Các bậc cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề trong bổ sung ở trẻ em bị thiếu kẽm thông qua chế độ dinh dưỡng như sau:

  • Chế độ dinh dưỡng cho trẻ nên được đảm bảo đa dạng thực phẩm trong bữa ăn, trong đó cần có các thực phẩm giàu kẽm như hàu, tôm, cá, thịt bò...
  • Các mẹ nên xây dựng thói quen ăn uống có lợi cho hấp thu kẽm ở trẻ như sử dụng nhiều các sản phẩm chứa vitamin C (rau xanh, củ quả, trái cây) vì kết hợp vitamin C và kẽm giúp làm tăng hiệu quả hấp thu của cả hai thành phần.
  • Bên cạnh vi chất kẽm, mẹ cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết cho bé như: Selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các tình trạng về tiêu hóa.
  • Cha mẹ nên thực hiện dự phòng, điều trị các bệnh liên quan tới tình trạng thiếu kẽm như nhiễm khuẩn kéo dài, viêm thận, tiêu chảy, viêm tụy, phòng chống nhiễm ký sinh trùng đường ruột.

5. Dự phòng thiếu kẽm ở trẻ em

Liều lượng dự phòng thiếu kẽm cho trẻ tương ứng với nhu cầu sinh lý ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ. Theo đó, nhu cầu hàm lượng kẽm theo độ tuổi như sau:

  • Trẻ em giai đoạn 7 tháng đến 3 tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố mỗi ngày.
  • Trẻ em 4 – 13 tuổi có nhu cầu 10mg kẽm nguyên tố mỗi ngày.

Việc bổ sung kẽm thông qua chế độ dinh dưỡng hay qua các công nghệ nuôi cấy đều đảm bảo là tự nhiên, dễ hấp thụ và an toàn cho sức khỏe của bé, tuy nhiên bổ sung vi chất kẽm cho trẻ bằng thuốc uống cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc bác sĩ dinh dưỡng. Các bậc cha mẹ tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc bổ sung kẽm cho trẻ.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt. Việc cải thiện triệu chứng có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.

Để có thêm kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, cha mẹ hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi - Dinh dưỡng hàng đầu của Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec khi cần tư vấn về sức khỏe của trẻ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

536 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan