Trẻ bị loạn khuẩn đường ruột nên ăn gì?

Loạn khuẩn đường ruột là bệnh liên quan đến đường tiêu hoá khá phổ biến và xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nhiều người thắc mắc khi bị loạn khuẩn đường ruột nên ăn gì, cùng tìm hiểu kỹ qua bài viết sau đây.

1. Lưu ý về chế độ ăn cho trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Khi bị loạn khuẩn đường ruột, trẻ sẽ thấy rất khó chịu bởi các triệu chứng như: Đầy hơi, đau bụng, mệt mỏi, chướng bụng, buồn nôn, bị nôn, chán ăn, tiêu chảy,... Vậy khi trẻ bị loạn khuẩn đường ruột nên ăn gì để đảm bảo an toàn?

Giải pháp an toàn và hiệu quả nhất chính là lựa chọn thực phẩm phù hợp để cải thiện triệu chứng của loạn khuẩn. Chế độ ăn hợp lý, ăn đúng sẽ đồng thời giúp ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Muốn biết loạn khuẩn đường ruột nên ăn gì an toàn thì cần lưu ý các nguyên tắc dưới đây:

  • Tránh áp dụng chế độ ăn quá khắt khe dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng
  • Không chọn các thực phẩm gây ra cảm giác chướng bụng, khó tiêu hóa, đau bụng,...
  • Kích thích ăn ngon bằng việc đa dạng hoá thực đơn mỗi ngày, phòng nguy cơ thiếu dinh dưỡng
  • Không sử dụng các sản phẩm được chế biến sẵn vì chúng có chứa chất phụ gia không có lợi cho hệ tiêu hoá

Khi bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn chế độ ăn ít chất tồn dư. Chế độ ăn cần hướng đến mục đích hạn chế việc đi đại tiện và giảm số lượng phân trong mỗi lần đại tiện. Khi thực hiện được điều này thì các triệu chứng khó chịu kể trên sẽ được giảm bớt.

2. Trẻ bị loạn khuẩn đường ruột nên ăn gì?

Dưới đây là một số loại thực phẩm khi bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn để cải thiện các triệu chứng.

2.1. Ăn nhiều rau xanh và các loại củ, quả

Lựa chọn các loại rau củ quả, đặc biệt là rau có màu xanh đậm giàu chất xơ là điều đầu tiên cần làm khi tham khảo loạn khuẩn đường ruột nên ăn gì an toàn. Việc bổ sung rau xanh sẽ giúp cơ thể của trẻ bổ sung các loại vitamin A, B, C, E,... và giàu chất xơ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hoá thức ăn diễn ra suôn sẻ, thuận lợi để từ đó cải thiện các triệu chứng của loạn khuẩn đường ruột.

Bên cạnh đó, những loại muối khoáng mang tính kiềm trong rau xanh có khả năng giúp làm trung hoà acid do các loại thực phẩm khác tạo ra. Đó là yếu tố tạo điều kiện loại bỏ được môi trường thuận lợi giúp vi khuẩn có hại sinh sôi, phát triển và gây bệnh. Một số loại rau củ quả nên được ưu tiên như: Súp lơ, rau muống, rau khoai lang, bắp cải, rau mồng tơi,...

Khoai lang (củ) cũng được xem là thực phẩm tốt cho trẻ khi bị loạn khuẩn đường ruột. Bởi loại củ này có chứa nhiều các loại vitamin, acid amin, đạm, vi lượng và tinh bột tốt cho hệ tiêu hoá. Đặc biệt, vitamin C và acid amin có trong khoai lang còn giúp tăng nhu động ruột, để thúc đẩy quá trình tiêu hoá thức ăn diễn ra nhanh hơn, trẻ bớt đi cảm giác đầy bụng khó tiêu. Ăn khoai lang đều đặn còn giúp tránh được tình trạng táo bón.

Đu đủ chín cũng là thực phẩm được ưu tiên bởi nó có chứa nhiều enzym tiêu hoá papain với công dụng phân giải chuỗi protein, giúp phá vỡ cấu trúc hóa học của thức ăn và đẩy khí hơi trong lòng ruột đi ra ngoài. Loại quả này chính là một trong những thực phẩm không thể thiếu của trẻ bị loạn khuẩn đường ruột. Nhưng cần chọn đu đủ chín không ăn đu đủ xanh vì nhựa trong quả xanh sẽ làm cho niêm mạc ống tiêu hoá bị tổn thương.

2.2. Các loại đạm và chất béo

Nhiều người cho rằng khi bị loạn khuẩn đường ruột thì không nên các thực phẩm có chứa chất béo. Tuy nhiên, những loại chất béo trong thịt bò, thịt gà, thịt lợn,... khi được bổ sung với số lượng phù hợp thì lại rất tốt cho trẻ bị rối loạn đường ruột.

Cần lưu ý là trẻ bị loạn khuẩn không nên hấp thụ các loại mỡ động vật và nên thay thế, bổ sung bằng dầu thực vật. Đồng thời, cần lưu ý hạn chế dung nạp các loại đồ ăn được chế biến từ nội tạng của động vật. Ở giai đoạn này, chúng ta nên bổ sung ưu tiên cho trẻ các loại đạm thực vật, cá, trứng

2.3. Tăng cường ăn sữa chua

Bên trong sữa chua có chứa rất nhiều lợi khuẩn và men probiotic, đây là 2 yếu tố vô cùng tốt cho hệ tiêu hoá khoẻ mạnh. Không chỉ vậy, sữa chua còn giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, xây dựng hàng rào giúp ngăn chặn vi khuẩn có hại tiến vào máu để gây hại, tăng cường hấp thu dinh dưỡng, hỗ trợ chuyển hoá đường lactose thành đường dễ hấp thụ, giảm áp lực cho hệ tiêu hoá. Chính từ những công dụng trên, sữa chua là một trong những thực phẩm không thể thiếu để cải thiện tình trạng của hệ tiêu hoá.

2.4. Chọn lọc tinh bột

Tinh bột có vai trò dung nạp năng lượng, duy trì sự sống cho cơ thể. Chính vì vậy đây là nhóm thực phẩm không nên loại bỏ. Tuy nhiên, trẻ bị loạn khuẩn đường ruột ba mẹ chỉ nên lựa chọn một số loại tinh bột dưới đây:

  • Bánh mì trắng: Tránh ăn bánh mì được sản xuất từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau.
  • Các loại bánh quy không nhân
  • Ngũ cốc và bột yến mạch bởi chúng có chứa nhiều axit amin, chất xơ tự nhiên, giàu dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hoá.
  • Các loại mì, bún tươi (không dùng mì tôm hoặc bún chế biến sẵn).

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan