Phác đồ điều trị tay chân miệng mới nhất của Bộ Y tế

Điều trị chân tay miệng cần có phác độ cụ thể để đảm bảo hiệu quả. Để hiểu rõ về điều trị chân tay miệng bạn có thể tham khảo một số thông tin về chẩn đoán, điều trị bệnh. Bài viết sau đây xin chia sẻ đến bạn phác đồ điều trị tay chân miệng Bộ Y tế.

1. Chẩn đoán tay chân miệng theo Bộ Y tế

Tay chân miệng là căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn được tìm thấy ở đường ruột gây ra. Theo quan sát bệnh lý, những biểu hiện sau khi người bệnh mắc tay chân miệng đều khá giống với các loại bệnh do nhiễm vi-rút khác. Các kết quả nghiên cứu chưa có phát hiện biến chứng nguy hiểm nào sau điều trị tay chân miệng nhưng cần phòng ngừa nguy cơ biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong do viêm màng não hoặc tổn thương cơ tim khi vi-rút tấn công.

Tay chân miệng có thể xuất hiện một số biểu hiện phổ biến sau:

  • Thân nhiệt người bệnh có xu hướng tăng lên, thường trong khoảng 37,5 - 38 độ. Ở trẻ nhỏ có thể tăng cao thân nhiệt, thậm chí chạm ngưỡng 39 độ hoặc hơn nữa tùy mức độ tổn thương do vi-rút tấn công gây ra
  • Người bệnh xuất hiện nốt đỏ trên da có dấu hiệu bọng nước và tần suất dày đặc ở lòng bàn tay, lòng bàn chân
  • Ngoài nốt hồng ban trên da, bệnh nhân có thể xuất hiện vết loét mụn nhọt trong miệng gây cản trở ăn uống. Vị trí vết loét không cố định nhưng gây đau đớn khiến trẻ bỏ ăn, quấy khóc.

Khi có những biểu hiện như trên cần đưa người bệnh đến bệnh viện nhanh chóng để làm chẩn đoán. Với bệnh nhân nghi ngờ mắc chân tay miệng cần thực hiện một số phương pháp xét nghiệm sàng lọc để đánh giá phân tích sau:

  • Xét nghiệm chỉ số công thức máu: Bệnh nhân chân tay miệng cần đánh giá chỉ số công thức máu, CRP và lượng đường trong máu.
  • Xét nghiệm dịch não tủy: Dịch não tủy có thể phát hiện biến chứng ảnh hưởng đến thần kinh khi vi-rút tấn công não bộ.
  • Chụp chiếu: Các phương pháp chụp chiếu hình ảnh sẽ giúp bác sĩ đánh giá mức độ tổn thương những cơ quan bên trong. Nhờ đó mà có thể xem xét phát hiện sớm biến chứng.
  • Xét nghiệm mẫu mụn nước dịch hầu họng và phân người bệnh.

Biểu hiện bệnh lý tay chân miệng có thể gây nhầm lẫn với một số bệnh lý khác ảnh hưởng đến chẩn đoán điều trị. Vì thế cần phân biệt rõ ràng để loại trừ nguy cơ mắc sốt phát ban, dị ứng da, thủy đậu, nhiễm trùng huyết, viêm da hay viêm màng não. Mỗi bệnh lý khác nhau có thể chung biểu hiện nhưng sẽ cần có phác đồ điều trị riêng biệt.

2. Phác đồ điều trị tay chân miệng Bộ Y tế

Bệnh tay chân miệng chưa phát hành thuốc đặc trị do còn trong quá trình phân tích và thử nghiệm. Theo những phác đồ hiện tại sẽ phân loại bệnh nhân và điều trị theo tình hình cụ thể để đảm bảo hiệu quả, tránh tái nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng phục hồi của bệnh nhân.

2.1. Phác đồ điều trị tay chân miệng nội trú

Bệnh nhân điều trị nội trú được chia ra theo nhiều mức độ tính từ độ 2 tới độ 4. Tình trạng bệnh nặng thì phân độ sẽ tăng cao, tức là mức độ tổn thương tăng dần từ độ 2 tới độ 4.

  • Độ 2:

Độ 2 ở mức nhẹ bệnh nhân có thể được sử dụng Paracetamol nếu phù hợp, không phản ứng lại thuốc. Sau 6 - 8 giờ có thể dùng liều kế tiếp hoặc điều trị thêm bằng thuốc Phenobarbital với liều mỗi ngày tính theo tỷ lệ 5 - 7mg/ kg. Trong thời gian điều trị bác sĩ sẽ thường xuyên kiểm tra theo dõi tình trạng bệnh nhân.

Với bệnh nhân nặng hơn cần kê đầu nằm cao hơn 30 độ và thở oxy tốc độ 3 - 6 lít mỗi phút. Trẻ nhỏ sốt cao cần lưu ý hạ sốt liên tục để đảm bảo thân nhiệt không tăng cao. Thuốc sẽ phân chia theo tình trạng bệnh nhân. Khi người bệnh không thể uống Immunoglobulin thì cần cân nhắc truyền tĩnh mạch Phenobarbital theo cân nặng. Trong thời gian điều trị ngoài kiểm tra thân nhiệt, theo dõi huyết áp thì cần chú ý đến chỉ số SPO2.

  • Độ 3:

Bệnh nhân độ 3 khi thở oxy không đạt hiệu quả có thể đặt ống nội khí quản. Lượng khí dung nạp cần điều chỉnh liên tục cho phù hợp để tránh sưng phù não cho bệnh nhân. Với mức độ 3 cần theo dõi và đổi thuốc khi cần thiết để đảm bảo công dụng điều trị. Bệnh nhân cần được theo dõi các chỉ số như huyết áp, tim mạch và phòng chống co giật.

  • Độ 4:

Tay chân miệng độ 4 sẽ đặt ống nội khí quản, đồng thời chống sốc để giảm tổn thương cho não. Mức độ nguy kịch của bệnh nhân này thường khá cao. Do vậy người bệnh nên được theo dõi thường xuyên để kịp thời có phương án điều trị, tránh tình trạng nguy kịch.

2.2. Phác đồ điều trị tay chân miệng ngoại trú

Tay chân miệng độ 1 sẽ được điều trị ngoại trú và người bệnh cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe. Bệnh nhân sử dụng Paracetamol giảm đau hạ sốt, đồng thời vệ sinh răng miệng thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn tấn công khoang miệng. Bệnh nhân cần thường xuyên trao đổi bác sĩ về tình trạng để được chỉ định tái khám hay nhập viện khi cần thiết.

3. Hướng dẫn phòng bệnh tay chân miệng

Các số liệu phân tích cho thấy rằng vi-rút gây ra bệnh chân tay miệng ảnh hưởng nặng trong nhóm trẻ dưới 3 tuổi. Thông thường trẻ em dưới 5 tuổi là những đối tượng thường có nguy cơ cao mắc tay chân miệng đã ghi nhận. Nếu không kịp thời phòng tránh, ngăn chặn bệnh thì có thể lây từ người qua người, chủ yếu là nhiễm khuẩn từ đường tiêu hóa. Môi trường mẫu giáo trẻ nhỏ vui chơi khó kiểm soát hoàn toàn nên sẽ tăng cao nguy cơ mắc tay chân miệng.

Tay chân miệng chưa công bố thuốc đặc trị hay vắc-xin phòng bệnh, vì vậy cần phòng theo nguyên nhân gây bệnh. Mỗi người nên vệ sinh sạch sẽ để giảm lây lan vi khuẩn đường tiêu hóa, đặc biệt cần vệ sinh, sát khuẩn tại nơi có bệnh nhân đã xác định mắc bệnh.

Sau khi xuất viện bệnh nhân từng điều trị mức độ 3 - 4 cần thường xuyên tái khám và kiểm tra sức khỏe. Hãy thận trọng để phòng biến chứng hoặc di chứng của bệnh do mức độ nhiễm có thể gây tổn thương cao. Với cấp độ 1- 2, mức tổn thương tuy giảm nhưng không được chủ quan. Bệnh nhân cần theo dõi thân nhiệt trong 24 giờ để xác định đã hạ sốt. Người bệnh dưới cấp độ 2 cần đảm bảo không sốt trong 48 giờ mới đủ điều kiện ra viện.

Sau khi khỏi bệnh, bạn không nên lơ là mà vẫn chăm sóc sức khỏe và vệ sinh nơi ở theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hãy lưu ý tái khám đúng lịch và báo cho bác sĩ nếu có dấu hiệu khó khăn khi ăn hoặc hô hấp để kịp thời kiểm tra đánh giá nguyên nhân.

Phác đồ điều trị tay chân miệng được quy định theo độ 1 - 4 dựa vào chẩn đoán của bác sĩ. Khi có bất kỳ biểu hiện nào giống với người mắc tay chân miệng bạn nên nhanh chóng di chuyển tới bệnh viện. Mọi vấn đề sẽ được bác sĩ hướng dẫn và điều trị hỗ trợ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • padobaby
    Công dụng thuốc Padobaby

    Padobaby có thành phần chính là Paracetamol 325mg và Clorpheniramin 2mg. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Padobaby sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Bổ sung Kẽm sinh học Canada cho trẻ biếng ăn, chậm lớn

    70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu vi khoáng Kẽm, Selen...

    Đọc thêm
  • thuốc Asuta
    Công dụng của thuốc Asuta

    Thuốc Asuta là thuốc kháng viêm được sử dụng trong điều trị phù nề sau chấn thương hoặc sau mổ, ví dụ như trong trường hợp tổn thương mô mềm, chấn thương cấp, khối tụ máu, tan máu bầm, bong ...

    Đọc thêm
  • Vadol 325
    Lưu ý khi dùng thuốc Vadol 325

    Vadol 325 là 1 loại thuốc kê đơn, có tác dụng hạ sốt, giảm đau. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén với thành phần chính trong mỗi viên là Paracetamol 325mg. Vậy Vadol 325 là thuốc gì và ...

    Đọc thêm
  • Dhabifen
    Công dụng thuốc Dhabifen

    Thuốc Dhabifen có chứa thành phần chính là Ibuprofen hàm lượng 100mg/5ml, dạng bào chế dung dịch uống. Trước khi sử dụng thuốc Dhabifen, người bệnh nên tham khảo tư vấn từ dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa. Sau ...

    Đọc thêm
  • Aspifar
    Công dụng thuốc Aspifar

    Aspifar thuộc nhóm thuốc tim mạch, dạng bào chế bột sủi. Thuốc có chứa thành phần chính là Aspirin. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Aspifar sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được ...

    Đọc thêm