Nuốt pin ở trẻ em - Những điều nên biết

Bài viết của Bác sĩ Lê Văn Quảng - Bác sĩ Tai - Mũi - Họng - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Bé nuốt pin nếu không được xử lý kịp thời sẽ đe doạ đến tính mạng. Thậm chí nhiều phương pháp truyền miệng lấy pin bị mắc kẹt trong cơ thể của trẻ không những không có tác dụng mà ngược lại khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ có ích cho bạn khi xử lý tình huống trẻ con nuốt pin.

1. Tổng quan trẻ con nuốt pin

Trong thời đại ngày nay, việc sử dụng rộng rãi và đa dạng các thiết bị điện tử phổ biến dùng pin cũng đồng thời làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố nuốt pin ở trẻ nhỏ. Đặc biệt là các loại pin nhỏ, hình dẹt, hay hình cúc áo. Việc quản lý, đánh giá và xử trí các tình huống này ngay từ ban đầu là hết sức thiết yếu trước khi có được những can thiệp y tế chuyên sâu.

Một điều may mắn là hầu hết (khoảng 97% các trường hợp) thường chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc hầu hết là không cần phải can thiệp y tế.

Hầu hết pin đi qua đường tiêu hóa mà không xảy ra sự cố gì. Thông thường, chỉ khi cục pin bị mắc kẹt trong vòm họng, hầu họng, khí quản, thực quản hoặc đường tiêu hóa sẽ dẫn đến tổn thương cục bộ gây loét, thủng hoặc hình thành lỗ rò. Tổn thương có thể là cấp tính hay muộn, và các di chứng lâu dài có thể xảy ra vài ngày đến vài tuần sau đó.

Hầu hết, các trường hợp nuốt pin xảy ra ở trẻ dưới 6 tuổi. Một đối tượng thường gặp nữa là người già hơn 60 tuổi, đặc biệt là những bệnh nhân mắc chứng sa sút trí tuệ...

2. Cơ chế tổn thương trẻ nuốt pin

Một số cơ chế gây tổn thương được đưa ra bao gồm hoại tử mô do chèn ép tại chỗ, ăn mòn do rò rỉ chất liệu trong pin, nhiễm độc kim loại nặng và phóng điện trực tiếp.

Khi pin dẹt được đặt trong môi trường axit như trong đường tiêu hóa, một phản ứng điện hóa xảy ra dẫn đến sự hòa tan của cực âm. Quá trình này tạo ra một dòng điện, dẫn đến sự điện phân và hoại tử hóa lỏng.

Pin đĩa mắc kẹt trong dạ dày, ăn mòn và phân mảnh. Sự ăn mòn và phân mảnh xảy trong dạ dày hơn 48 giờ. Khoảng 3% pin đĩa bị phân mảnh trong đường tiêu hóa, và 10% cho thấy các ảnh hưởng nặng nề hơn tại các vị trí nếp gấp niêm mạc dạ dày.

Các tổn thương và di chứng nghiêm trọng thường do pin tắc nghẽn tại thực quản, hầu họng. Pin lithium thường gây tổn thương nặng nề hơn do điện dung của pin cao, gây tổn thương mô nhiều hơn.

trẻ nuốt pin
Trẻ nuốt pin có thể bị tổn thương tại thực quản và hầu họng

3. Hướng dẫn xử trí căn bản trong trường hợp nghi ngờ nuốt pin

Trường hợp trẻ nuốt pin, ba mẹ tuyệt đối không kích thích gây nôn như móc họng, cho uống các thuốc gây nôn... Đồng thời, phụ huynh có thể cho uống mật ong ngay lập tức và trên đường đến bệnh viện trong trường hợp trẻ >12 tháng tuổi trở lên (vì mật ong không an toàn cho trẻ dưới một tuổi). Pin được nuốt trong vòng 12 giờ trước (vì nguy cơ thủng thực quản đã tăng lên sau 12 giờ).

3.1. Cách sử dụng mật ong

  • Uống 10ml (2 thìa cà phê) mật ong, cứ 10 phút/lần, tối đa là 6 liều.
  • Có thể sử dụng đa dạng các loại mật ong khác nhau, như mật ong thương mại hay mật ong tự nhiên

Lưu ý: Mật ong KHÔNG thay thế việc lấy ngay cục pin bị mắc kẹt trong thực quản. Mật ong chỉ giúp làm chậm sự phát triển của tổn thương pin đến cơ thể.

3.2. Tại sao phải cho mật ong?

Mật ong được sử dụng để bao bọc pin và ngăn chặn sự tạo ra hydroxit cục bộ. Do đó làm chậm quá trình bỏng kiềm đối với các mô lân cận. Hiệu quả dựa trên một nghiên cứu năm 2018 (Anfang và cộng sự) đánh giá tác dụng bảo vệ trong phòng nghiệm và thực nghiệm của các chất lỏng khác nhau trong thực quản của mật ong và sucralfate (Carafate®). Cả mật ong và sucralfate (Carafate®) đều ngăn ngừa hiệu quả sự gia tăng pH do pin gây ra và giảm độ sâu của tổn thương thực quản.

Ngoài việc cho mật ong, bạn KHÔNG cho bệnh nhân ăn gì cho đến khi chụp X-quang nhằm loại bỏ dị vật thực quản. Nếu bệnh nhân không có triệu chứng, hãy dành 5 phút để kiểm tra chi tiết loại pin, kích thước, mã/loại của nhà sản xuất, nhằm xác định chính xác nhất có thể thông tin cụ thể của viên pin.

Mật ong
Mật ong được sử dụng giúp giảm tổn thương thực quản do trẻ nuốt pin gây ra

Nếu bệnh nhân dưới 12 tuổi, cố chụp X-quang ngay lập tức để xác định vị trí của pin. Pin nằm trong thực quản có thể gây bỏng nghiêm trọng trong vòng ít nhất là 2 giờ. Bệnh nhân có pin trong thực quản ban đầu có thể không có triệu chứng, nhưng sau đó có thể gây ra thương tích nghiêm trọng hoặc tử vong, đặc biệt là ở trẻ em dưới 1 tuổi.Nếu bệnh nhân> 12 tuổi và đường kính pin> 12 mm hoặc không rõ, hãy chụp X-quang ngay lập tức để xác định vị trí của pin.Nếu bệnh nhân> 12 tuổi và viên pin có kích thước ≤ 12 mm, không cần chụp X-quang để xác định vị trí pin nếu đáp ứng tất cả các điều kiện sau:

  • Bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng kể từ khi uống pin.
  • Chỉ nuốt 1 viên pin
  • Không nuốt/ăn các vật liệu từ tính kèm theo
  • Pin đã được xác định một cách đáng tin cậy dựa trên mã nhà sản xuất hoặc phép đo của một ô giống hệt nhau và đường kính <12 mm.
  • Không có tiền sử phẫu thuật thực quản trước đó, hẹp / chít hẹp thực quản, rối loạn nhu động hoặc bệnh thực quản khác.
  • Bệnh nhân (hoặc người chăm sóc) đáng tin cậy, có năng lực về mặt tinh thần và đồng ý báo cáo các triệu chứng phát triển trước khi sử dụng pin hoặc trong tháng tiếp theo nếu quá trình chuyển hóa không được ghi lại và hiểu tầm quan trọng của việc nhanh chóng tìm kiếm đánh giá các triệu chứng có thể liên quan đến việc uống pin.

Ba mẹ không nên sử dụng thuốc nhuận tràng khi bé nuốt pin vì không hiệu quả hoặc dung dịch điện phân polyethylene glycol vì hiệu quả chưa được chứng minh và không biết dung dịch có tăng cường điện phân hay không.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo

  1. Jatana K, Litovitz T, Reilly J, et al. Pediatric button battery injuries: 2013 task force update. Int J Pediatr Otorhinolaryngol 2013; 77:1392–1399.
  2. Ruhl D, Cable B, Rieth K. Emergent treatment of button batteries in the esophagus: evolution of management and need for close second-look esophagoscopy. Ann Otol Rhinol Laryngol 2014; 123:206. 3. Gohil G, et al. Accidental button battery ingestion presenting as croup. Laryngol Otol 2014; 128:292–295.
  3. Jump C, Anupindi S, Peranteau W, et al. Extensive thoracic injury from button battery ingestion. J Pediatr Gastroenterol Nutr 2016; 62:e24.
  4. Simonin M, D’Agostino I, Lebreton M, et al. Bilateral vocal palsy following coin cell lithium battery ingestion: a case report and review. Eur J Pediatrics 2013; 172:991–993.
  5. Litovitz T, Whitaker N, Clark L, et al. Emerging battery-ingestion hazard: clinical implications. Pediatrics 2010; 125:1168–1177.
  6. && National Capital Poison Center. Button battery ingestion statistics from National Poison Data System. www.poison.org/battery/stats [Accessed 15 June 2017]. The trending of epidemiologic data is invaluable in evaluating the impact and dangers of battery ingestion on a national level.
  7. & Kramer R, Lerner D, Lin T, et al. Management of ingested foreign bodies in children: a clinical report of the NASPGHAN Endoscopy Committee’ North American Society for Pediatric Gastroenterology, Hepatology, and Nutrition Endoscopy Committee. J Pediatr Gastroenterol Nutr 2015; 60:562–574. The study represents a consensus guideline from experts in the field of endoscopy to aid in the management of patients with battery ingestions.
  8. Litovitz T, Whitaker N, Clark L. Preventing battery ingestions: an analysis of 8648 cases. Pediatrics 2010; 125:1178–1183.
  9. && Jatana K, Rhoades K, Milkovich S, et al. Basic mechanism of button battery ingestion injuries and novel mitigation strategies after diagnosis and removal. Laryngoscope 2017; 127:1276–1282. This recent animal study identifies the exact mechanism of mucosal injury and proposes mitigation efforts that may be employed in the future.
  10. Lisi, G., Illiceto, M., Romeo, E., Lauriti, G., Faraci, S., Lombardi, G., Dall'Oglio, L. and Chiesa, P., 2018. Esophageal Retained Lithium Battery in Children Younger than 6 Years. Pediatric Emergency Care, Publish Ahead of Print.
  11. Sheikh A. Button battery ingestions in children. Pediatr Emerg Care. 1993 Aug;9(4):224-9.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan