Ngộ độc thuốc nhỏ mũi Naphazolin ở trẻ

Thuốc nhỏ mũi Naphazolin là thuốc khá phổ biến hiện nay, thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch, bán không cần kê đơn trên thị trường. Naphazolin cũng là loại thuốc thường gây ngộ độc ở trẻ em, nhiều nhất là trẻ dưới 3 tuổi.

1. Ngộ độc thuốc nhỏ mũi Naphazolin

Khi sử dụng thuốc nhỏ mũi Naphazolin có thể gặp một số tình trạng bất lợi sau:

Ngộ độc:

  • Khi nhỏ hay xịt thuốc Naphazolin vào niêm mạc mũi thì có tác dụng làm co mạch tại chỗ nhanh và kéo dài, giảm sưng và xung huyết niêm mạc mũi. Nếu sử dụng vượt quá liều lượng có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương. Hội chứng xanh tím có thể xảy ra: hạ nhiệt, tim đập chậm, ra mồ hôi, buồn ngủ, co giật, hôn mê, đặc biệt ở trẻ em.
  • Thuốc nhỏ mũi Naphazolin là loại thuốc có tác dụng giống thần kinh giao cảm, là dẫn chất của imidazoline. Khi nhỏ hay xịt thuốc vào niêm mạc mũi, thuốc kích thích trực tiếp lên thụ thể alpha adrenergic có ở các tiểu động mạch nên gây co các mạch máu não, trong đó rất nguy hiểm có mạch não giữa. Đây chính là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi khi sử dụng thuốc Naphazolin.

Viêm mũi do thuốc: Một số trường hợp khi sử dụng thuốc gây nên bệnh lý tại mũi dẫn đến rất khó điều trị. Có trường hợp phải thực hiện phẫu thuật cắt cuốn mũi vì khi sử dụng Naphazolin lâu dài sẽ gây trơ hệ thần kinh giao cảm trên bề mặt của niêm mạc mũi dẫn tới không còn có tác dụng co mạch chống ngạt của mũi nữa.

Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp bị ngộ độc do dùng thuốc nhỏ mũi Naphazolin không đúng. Đa số các trường hợp biểu hiện ngộ độc thoáng qua rồi tự khỏi, một số trường hợp nặng hơn phải đến cấp cứu tại bệnh viện, và cũng đã có trường hợp trẻ dưới 3 tuổi tử vong do sử dụng thuốc Naphazolin này.

Triệu chứng lâm sàng thường gặp như: Sau khi cho trẻ sử dụng thuốc nhỏ mũi Naphazolin, trẻ có những triệu chứng xuất hiện sớm trong vòng 2 giờ: lừ đừ, ngủ gà, hôn mê (do ức chế hệ thần kinh trung ương); triệu chứng tim mạch do kích thích alpha giao cảm: tay chân lạnh, da xanh tái, tăng huyết áp, nhịp tim chậm (do kích thích hệ đối giao cảm); triệu chứng hô hấp: thở chậm, thở không đều, cơn ngừng thở (mất khi kích thích đau, khóc); trường hợp nặng có hạ thân nhiệt.

Ngộ độc thuốc nhỏ mũi Naphazolin
Ngộ độc thuốc nhỏ mũi Naphazolin là tình trạng thường gặp nhất ở trẻ dưới 3 tuổi

2. Chỉ định dùng thuốc Naphazolin

Để hạn chế, ngăn ngừa các biến cố bất lợi khi sử dụng thuốc nhỏ mũi Naphazolin, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc này, nhất là đối với trẻ nhỏ. Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, nên tuân thủ việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

  • Trẻ em dưới 6 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh không được tự ý dùng thuốc Naphazolin. Trong trường hợp cần thiết phải dùng theo đúng chỉ dẫn và theo dõi của bác sĩ.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi chỉ được dùng dung dịch Naphazolin 0,05% khi có chỉ dẫn và giám sát của bác sĩ..
  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Dùng dung dịch naphazolin 0,05%, nhỏ 1 - 2 giọt hoặc xịt vào mỗi lỗ mũi,cách 3 - 6 giờ sử dụng một lần nếu cần.
  • Trẻ em 6 - 12 tuổi: Dùng dung dịch Naphazolin 0,025 hoặc 0,05% dưới sự theo dõi của thầy thuốc. Nhỏ 1 - 2 giọt hoặc xịt vào mỗi lỗ mũi dung dịch naphazolin, 6 giờ một lần nếu cần.
  • Để chống hiện tượng ngạt mũi: Không nên dùng thuốc nhỏ mũi naphazolin quá 3 - 5 ngày.
  • Không dùng thuốc cho người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc naphazolin, không sử dụng cho người bị bệnh glaucoma, glôcôm góc đóng.
  • Để tránh hiện tượng quen thuốc, không nên dùng nhiều lần và liên tục. Khi dùng thuốc nhỏ mũi naphazolin liên tục 3 ngày mà không thấy đỡ, người bệnh cần lập tức ngừng thuốc và đi khám bác sĩ hoặc khi có biểu hiện nhức đầu, buồn nôn, hạ thân nhiệt trong quá trình dùng thuốc nhỏ mũi naphazolin thì cần ngừng thuốc ngay và đến cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.
  • Những người bị cường giáp,các bệnh về tim, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch não, bệnh hen phế quản, tăng huyết áp hoặc đái tháo đường, người đang dùng các chất ức chế monoamine oxidase cần phải thận trọng khi dùng thuốc Naphazolin, hãy thông báo cho bác sĩ biết tiền sử bệnh và nghe lời tư vấn từ bác sĩ.
Thuốc nhỏ mũi Naphazolin
Ngộ độc thuốc nhỏ mũi Naphazolin thường xảy ra sau 2 giờ dùng thuốc

3. Phác đồ điều trị ngộ độc thuốc nhỏ mũi Naphazolin

Chẩn đoán:

Hỏi bệnh: trẻ sử dụng thuốc nhỏ mũi Naphazolin.

Khám lâm sàng:

  • Các triệu chứng ngộ độc thuốc nhỏ mũi Naphazolin xuất hiện sớm trong vòng 2 giờ.
  • Các triệu chứng thần kinh như lừ đừ, ngủ gà, hôn mê do thuốc Naphazolin ức chế hệ thần kinh trung ương.
  • Triệu chứng tim mạch do kích thích alpha giao cảm.
  • Chân, tay lạnh.
  • Xanh tái.
  • Cao huyết áp có thể gặp.
  • Do kích thích hệ đối giao cảm nên nhịp tim chậm.
  • Các triệu chứng hô hấp như: thở chậm, thở không đều, cơn ngừng thở (mất khi kích thích đau, khóc).
  • Hạ thân nhiệt trường hợp nặng.
  • Dấu hiệu bệnh nền.

Cận lâm sàng: Bác sĩ chuyên khoa chỉ định làm một số xét nghiệm sau:

Chẩn đoán xác định: bệnh sử và lâm sàng.

Chẩn đoán phân biệt

Điều trị:

Nguyên tắc điều trị: Điều trị cấp cứu và điều trị triệu chứng

  • Điều trị cấp cứu
  • Thở oxy.
  • Đặt nội khí quản giúp trẻ thở: hiếm chỉ định, ngoại trừ ngừng thở hoặc cơn ngừng thở kéo dài kèm tím tái.

Điều trị triệu chứng:

  • Ủ ấm.
  • Truyền dung dịch điện giải trong Dextrose 5% để bệnh nhân mau hồi phục

Theo dõi:

Theo dõi dấu hiệu sinh tồn của người bệnh, SpO2 mỗi giờ trong 4 – 6 giờ đầu, sau đó mỗi 2-4 giờ trong 24 giờ.

Phòng ngừa

  • Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi không sử dụng thuốc nhỏ mũi Naphazolin.
  • Thuốc nhỏ mũi an toàn nhất cho trẻ em là NaCl 0,9%.
  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi dùng dung dịch Naphazolin 0,05% khi thật sự cần, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Trên đây là một số dấu hiệu khi ngộ độc thuốc nhỏ mũi naphazolin, chỉ định dùng thuốc và phác đồ điều trị khi trẻ nhỏ bị ngộ độc thuốc nhỏ mũi naphazolin. Hãy cẩn thận tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng và đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời nếu có bất kỳ dấu hiệu đáng lo ngại nào.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan