Mẹ cho con bú có nên sử dụng caffeine

Caffeine là một hợp chất được tìm thấy trong một số loại thực vật có tác dụng như một chất kích thích hệ thần kinh trung ương. Nó có thể cải thiện mức độ tỉnh táo và năng lượng. Mặc dù caffeine được coi là an toàn và thậm chí có thể có lợi cho sức khỏe, nhưng nhiều bà mẹ vẫn băn khoăn về sự an toàn của caffeine khi cho con bú. Vậy liệu các bà mẹ đang cho con bú có nên sử dụng caffeine.

1. Mẹ cho con bú có nên sử dụng caffeine

Câu trả lời là có, nhưng không nên lạm dụng chúng. Sau khi uống caffeine, chúng sẽ đi vào máu, một lượng nhỏ (thường ít hơn 1%) sẽ được bài tiết vào trong sữa mẹ. Lượng caffeine trong sữa sẽ đạt đỉnh vài giờ sau khi uống.

Nhiều chuyên gia nói rằng một lượng caffeine vừa phải (không quá 300 miligam mỗi ngày, hoặc khoảng 500ml cà phê) sẽ tốt cho các bà mẹ đang cho con bú và không gây ra thay đổi trong hầu hết các hành vi của trẻ sơ sinh. Nhưng uống nhiều hơn 2 hoặc 3 ba tách cà phê mỗi ngày có thể khiến cho cả người mẹ và trẻ sơ sinh trở nên khó chịu, bồn chồn hoặc kích động và có thể góp phần gây ra các vấn đề về giấc ngủ.

Mỗi trẻ khác nhau sẽ có sự khác biệt trong chuyển hoá các chất. Nếu trẻ có vẻ khó chịu khi bạn chỉ uống một lượng nhỏ caffeine, bạn nên loại bỏ caffeine ra chế độ ăn uống của mình để xem đáp ứng của trẻ liệu có phải do caffeine mang hoặc do một nguyên nhân nào khác.

Hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo bà mẹ đang cho con bú không nên sử dụng quá 3 cốc cà phê mỗi ngày và việc sử dụng mỗi ngày một cốc cà phê là an toàn cho bà mẹ đang cho con bú.


Phụ nữ cho con bú không nên lạm dụng caffeine
Phụ nữ cho con bú không nên lạm dụng caffeine

2. Uống caffeine liệu có làm giảm lượng sữa mẹ

Không có bằng chứng cho thấy caffeine làm giảm nguồn sữa mẹ. Các nhà nghiên cứu cho thấy một số nghiên cứu về lượng caffein ở các bà mẹ đang cho con bú và nhiều năm quan sát lâm sàng không ghi nhận các tác dụng phụ về giảm lượng sữa mẹ.

Trắc nghiệm: Những điều cần biết về kiêng cữ sau sinh

Sau sinh, cơ thể sản phụ sẽ có rất nhiều sự thay đổi, việc thực hiện tốt các kiêng cữ sau sinh và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình hồi phục sức khỏe. Bài trắc nghiệm dưới đây sẽ giúp mọi người có cái nhìn tổng quan về kiêng cữ sau sinh và thực hiện sao cho phù hợp nhất.

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Tạ Quốc Bản , chuyên khoa Sản phụ khoa , Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Tạ Quốc Bản
Tạ Quốc Bản
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Sản phụ khoa
Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

3. Lượng caffeine bao nhiêu là an toàn cho bà mẹ cho con bú?

Mặc dù trẻ sơ sinh không thể xử lý caffeine nhanh chóng như người lớn, nhưng các bà mẹ đang cho con bú vẫn có thể tiêu thụ một lượng vừa phải.

Bạn có thể uống tới 300 mg caffeine mỗi ngày một cách an toàn - hoặc tương đương với hai đến ba tách (470–710 ml) cà phê. Dựa trên nghiên cứu hiện tại, tiêu thụ caffeine trong giới hạn này trong khi cho con bú không gây hại cho trẻ sơ sinh.

Một nghiên cứu trên 885 trẻ sơ sinh cho thấy mối liên hệ giữa việc mẹ tiêu thụ nhiều hơn 300 mg caffeine mỗi ngày và sự gia tăng tần suất thức giấc vào ban đêm của trẻ sơ sinh.

Khi các bà mẹ cho con bú tiêu thụ hơn 300 mg caffeine mỗi ngày - chẳng hạn như hơn 10 tách cà phê - trẻ sơ sinh có thể quấy khóc và bồn chồn ngoài rối loạn giấc ngủ.

Hơn nữa, việc hấp thụ quá nhiều caffeine có thể gây ra những tác động tiêu cực đến bản thân người mẹ, chẳng hạn như: Lo lắng, bồn chồn, tim đập nhanh, chóng mặt và mất ngủ.

4. Thực phẩm và đồ uống nào chứa caffeine?

Đồ uống chứa caffeine phổ biến nhất chính là cà phê. Lượng caffeine trong một khẩu phần cà phê rất khác nhau, tùy thuộc vào loại hạt, cách rang, cách ủ - và rõ ràng là vào kích thước của tách cà phê.

Tuy nhiên, để kiểm soát lượng caffeine, bạn cần phải lưu ý đến các nguồn thực phẩm khác, chẳng hạn như: Trà, nước ngọt, nước tăng lực, sô cô la và kem cà phê. Caffeine cũng xuất hiện trong các sản phẩm thảo dược và một số thuốc không kê đơn, bao gồm một số biện pháp chữa đau đầu, cảm lạnh và dị ứng.

Dưới đây là lượng caffeine trong thực phẩm và đồ uống thông thường, bạn có thể tham khảo:

Cà phê Lượng Caffeine
Cà phê, pha máy thông thường 230 ml 95 -200 mg
Cà phê Starbucks pha máy 460 ml 211 mg
Cà phê latte, misto hoặc cappuccino (Starbucks) 460 ml 150 mg
Cà phê latte, misto hoặc cappuccino (Starbucks) 350 ml (nhỏ) 75 mg
Cà phê espresso (Starbucks) 30 ml 75 mg
Cà phê espresso (thông thường) 30 ml 64 mg
Cà phê hạt hoà tan thông thường 1 muỗng cà phê 31 mg
Trà Lượng Caffeine
Trà đen pha máy 230 ml 47 mg
Trà xanh pha máy 230 ml 25 mg
Trà đen tách caffeine 230 ml 2 mg
Starbucks Tazo Chai Tea latte 460 ml 95 mg
Trà hoà tan không đường 1 muỗng cà phê 26 mg
Trà Snapple 460 ml 42 mg
Trà Lipton 350 ml 5 mg
Nước giải khát Lượng Caffeine
Coke 350 ml 35 mg
Diet Coke 350 ml 47 mg
Pepsi 350 ml 38 mg
Diet Pepsi 350 ml 36 mg
Jolt Cola 350 ml 72 mg
Mountain Dew 350 ml 54 mg
7-up 350 ml 0 mg
Sprite 350 ml 0 mg
Nước tăng lực Lượng Caffeine
Red bull 230 ml 77 mg
Sobe Essential Energy 230 ml 48 mg
5-Hour Energy 60 ml 138 mg
Món tráng miệng Lượng Caffeine
Sô cô la đen (70- 85% cacao chất khô) 30g 23 mg
Sô cô la sữa 45g 9 mg
Kem cà phê hoặc sữa chua đông lạnh 230g 2 mg
Ca cao nóng 230 ml 8 - 12 mg
Sô cô la chip 120g 53 mg
Sữa sô cô la 230 ml 5 – 8 mg

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe