Loét canker (lở miệng) ở trẻ nhỏ có nguy hiểm?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Quốc Ánh - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Loét canker ở miệng của trẻ là bệnh hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 10 tuổi. Loét canker không nghiêm trọng và nguy hiểm, tuy nhiên loét ở trẻ có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu khi ăn uống hoặc vô tình chạm vào vết loét.

1. Loét canker ở miệng là bệnh gì?

Loét canker ở miệng hay còn gọi là lở miệng là bệnh hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Loét canker là vết loét hở, có hình tròn, màu trắng hoặc vàng, bao quanh bởi một quầng đỏ. Vị trí các vết loét thường mặt trong môi, má, trên lưỡi, nướu và vòm miệng. Các vết loét có thể tập trung thành từng cụm hoặc nằm riêng lẻ.

2. Nguyên nhân gây loét canker ở trẻ

Cho đến nay, nguyên nhân gây loét canker ở miệng của trẻ vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các yếu tố sau được cho là khởi phát bệnh:

  • Di truyền: Gia đình có người bị lở miệng.
  • Căng thẳng: Ở trẻ lớn, lở miệng có thể xuất hiện khi trẻ bị căng thẳng.
  • Chấn thương: Vô tình cắn vào lưỡi hoặc bên trong má, hay các thủ thuật nha khoa có thể gây ra vết thương hở lở loét ở miệng.

Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như: Nhiễm virus, dị ứng thực phẩm hoặc chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu chất (sắt, axit folic, kẽm, vitamin B12) có thể gây loét ở miệng.

Dị ứng thức ăn
Dị ứng thực phẩm hoặc chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu chất có thể gây loét ở miệng

3. Phân biệt loét canker với mụn rộp

Cần phân biệt loét canker ở miệng của trẻ và mụn rộp.

  • Loét canker: Vết loét ở miệng không lây và xuất hiện ở các mô mềm của miệng.
  • Mụn rộp ở môi: Mụn rộp rất dễ lây lan (do virus herpes simplex gây ra) và thường xuất hiện ở bên ngoài môi.

4. Điều trị loét canker ở miệng của trẻ

Loét canker không nghiêm trọng và không gây ra nguy hiểm, ngoại trừ những khó chịu trong ăn uống hoặc vô tình chạm vào chúng. Các vết loét sẽ dần dần tự lành sau khoảng 7 - 10 ngày, nhưng cũng có thể lâu hơn. Sau 3 - 4 ngày, cơn đau do vết loét gây ra thường giảm.

Trong khi chờ loét canker ở miệng của trẻ tự khỏi, cha mẹ có thể làm các cách sau để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn:

  • Làm tê lạnh vùng bị đau bằng cách chườm đá.
  • Thức ăn lạnh cũng giúp làm dễ chịu hơn vùng có vết loét.
  • Tránh cho trẻ ăn thức ăn nóng, cay, chua (như cam, quýt) có thể khiến trẻ thấy đau ở miệng hơn.
  • Thoa gel hoặc kem mọc răng nhẹ nhàng vào chỗ đau do vết loét gây đau.
  • Điều trị loét canker ở miệng của trẻ tại nhà, có thể dùng tampon có tẩm hydrogen peroxide và nước để chấm nhẹ nhàng lên vết loét. Sau đó, dùng tampon chấm tiếp lên vết loét một ít sữa magie. Thực hiện từ 3 - 4 lần/ngày sẽ giúp làm dịu vết thương và mau lành hơn.
  • Nếu loét canker ở miệng của trẻ gây khó chịu, cha mẹ cần liên hệ bác sĩ để hỏi về việc cho trẻ uống thuốc giảm đau không kê đơn (như acetaminophen hoặc ibuprofen) với liều lượng thích hợp.
  • Không được tự ý cho trẻ uống aspirin, vì có thể gây ra bệnh hiếm gặp nguy hiểm có tên là hội chứng Reye ở trẻ bị bệnh do virus.)
Trẻ 30 tháng tuổi
Các vết loét canker sẽ dần dần tự lành sau khoảng 7 - 10 ngày, nhưng cũng có thể lâu hơn

5. Trẻ bị loét canker khi nào thì đến bác sĩ?

Nếu không chắc chắn trẻ bị loét canker hay bệnh khác, hoặc vết loét kéo dài trong nhiều tuần, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

Khi gặp bác sĩ, cha mẹ cần thông báo các triệu chứng khác nếu có cho bác sĩ như sốt, phát ban, sưng hạch bạch huyết hoặc sốt, hoặc trẻ không thể uống được do vết loét gây khó chịu. Nếu trẻ thường xuyên bị lở miệng, cha mẹ cũng cần thông báo cho bác sĩ tình trạng này.

Cần phân biệt loét canker ở miệng của trẻ với mụn rộp. Ngoài loét ở miệng, nếu trẻ kèm theo các biểu hiện khác như sốt, phát ban, sưng hạch bạch huyết, cha mẹ nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ sớm.

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý hô hấp mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm phổi ở trẻ,....Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

54.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan