Khi trẻ quá nghịch ngợm, có cần cho trẻ đi khám?

Trẻ hiếu động, nghịch ngợm có lẽ là điều bình thường, bạn chỉ cần nhẹ nhàng khuyên trẻ dừng lại. Tuy nhiên, có nhiều trẻ nghịch ngợm không nghe lời, có những hành vi chống đối. Vậy khi trẻ quá nghịch ngợm, có cần cho trẻ đi khám? Và trẻ hay nghịch có thông minh không?

1. 7 hành vi “Nghịch ngợm” của trẻ mới biết đi là bình thường

1.1. Những cơn giận dữ

Đối với những đứa trẻ mới biết đi, những cơn giận dữ có thể khiến trẻ nghịch ngợm không nghe lời. Đặc biệt, biểu hiện rõ hơn nếu con bạn mắc chứng rối loạn xử lý cảm giác (SPD).

Khi trẻ quá nghịch ngợm, bạn có thể hạn chế bằng cách lên kế hoạch cho trẻ nghỉ ngơi, vui chơi và khi có thể, hãy cố gắng có những chuyến đi chơi xa.

1.2. Khi trẻ không tự chủ

Đôi khi trẻ không thể điều chỉnh được hành động của mình, ví dụ, như kiểm soát ham muốn muốn đá quả bóng hay ném món đồ chơi. Đơn giản vì bộ não của trẻ chưa trưởng thành. Các nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết trẻ nghịch quá mức không có khả năng kiểm soát hành vi cho đến khoảng bốn tuổi.

1.3. Thể hiện cảm xúc một cách ấn tượng

Mặc dù trẻ mới biết đi có thể biểu hiện hành vi thực sự kém, nhưng khi nói đến cảm xúc, trẻ nhỏ không thể điều chỉnh cảm xúc của mình. Trẻ chỉ đang học cách giao tiếp, nên việc có thể nói ra cảm xúc của trẻ là điều không thể. Điều này dẫn đến sự thất vọng và biểu hiện cảm xúc mạnh mẽ hơn.

1.4. Khóc ăn vạ và các nhu cầu về thể chất khác không được đáp ứng

Trẻ thường có những biểu hiện khóc ăn vạ, mất kiên nhẫn và mệt mỏi với các nhu cầu về thể chất khác không được đáp ứng. Có thể giúp trẻ ngăn ngừa những cơn quấy khóc này bằng cách đảm bảo chế độ ăn đủ bữa ăn và đồ ăn nhẹ bổ dưỡng và nghỉ ngơi đầy đủ ngay cả trong những ngày bận rộn nhất.

1.5. Nhu cầu bẩm sinh là chạy và chơi

Cơ thể và trí não của trẻ em luôn phát triển. Ngay cả khi trẻ muốn làm theo chỉ dẫn của cha mẹ, nhưng cơ thể và bộ não của trẻ lại đang yêu cầu chúng phải di chuyển. Nguyên nhân là vì bộ não chưa thể điều khiển được chính xác cơ bắp và sự phối hợp vận động tinh vi được. Nhu cầu chơi bẩm sinh của trẻ cũng rất quan trọng đối với trí tuệ đang phát triển.

1.6. Con bạn đang phản ứng lại với cảm xúc của bạn

Khi bạn đã trải qua một ngày dài, không được nghỉ ngơi đầy đủ và bạn cảm thấy căng thẳng, trẻ thường sẽ phải hứng chịu tâm trạng của bạn. Khi trẻ mới biết đi sẽ bắt đầu có một số các hành vi bắt chước, vì thế cảm xúc và hành vi của cha mẹ vẫn có thể ảnh hưởng đến hành vi của trẻ.

1.7. Đối phó với sự thiếu nhất quán

Một đứa trẻ không có quyền lựa chọn chế độ ăn uống, giờ đi ngủ hoặc khi nào có thể đến cửa hàng và chọn một món đồ chơi yêu thích. Không phải lúc nào cũng có thể nhất quán trong mọi tình huống. Khi không đạt được điều đó, trẻ cảm thấy thất vọng vì không đạt được những gì trẻ mong đợi.

trẻ nghịch quá mức
Trẻ nghịch quá mức có những biểu hiện khóc ăn vạ, mất kiên nhẫn

2. Trẻ nghịch ngợm không nghe lời, có cần cho trẻ đi khám?

Theo các chuyên gia về Tâm thần học, các bậc làm cha mẹ cần phải lưu ý các dấu hiệu để phát hiện con mình là hiếu động hay mắc chứng tăng động giảm chú ý, nhất là các biểu hiện này thường khởi phát trước khi trẻ 7 tuổi.

Về các triệu chứng của tăng động giảm chú ý, đó là khi trẻ có ít nhất 3 trong các triệu chứng được liệt kê dưới đây và các triệu chứng này kéo dài ít nhất 6 tháng trở lên thì bố mẹ cần phải đưa trẻ đến chuyên khoa Tâm thần để chẩn đoán chính xác:

  • Cử động chân, tay liên tục không ngồi chịu ngồi yên
  • Leo trèo quá mức trong mọi tình huống bất chấp nguy hiểm
  • Tự ý rời khỏi chỗ ngồi trong lớp học trong khi không được phép
  • Khó khăn trong việc giữ yên lặng dù ở bất cứ đâu
  • Các biểu hiện dai dẳng của mô hình vận động quá mức (không bị ảnh hưởng của các yếu tố xung quanh).

Về các triệu chứng giảm tập trung, mất chú ý bao gồm: Trẻ có ít nhất 6 trên 9 triệu chứng được liệt kê dưới đây và các triệu chứng này kéo dài trong khoảng thời gian ít nhất 6 tháng thì cha mẹ cũng cần đưa trẻ tới cơ sở chuyên khoa Tâm thần của trẻ em để thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp nếu mắc bệnh:

  • Không có sự chú ý kỹ lưỡng vào các chi tiết; thường xuyên phạm lỗi, rất cẩu thả trong mọi hoạt động
  • Không thể duy trì sự chú ý của bản thân vào trong công việc và các hoạt động giải trí hằng ngày
  • Trẻ quá nghịch ngợm, không có dấu hiệu lắng nghe những gì người khác nói với trẻ
  • Thường không thể làm theo được hết toàn bộ những chỉ dẫn ở trường, của thầy cô và công việc trong gia đình
  • Liên tục bị rối loạn trong cách tổ chức sắp xếp công việc và cách hoạt động khác
  • Luôn né tránh hoặc rất ghét phải thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi sự nỗ lực, kiên trì như làm bài tập ở nhà
  • Thường xuyên làm mất các loại đồ dùng học tập, đồ chơi, vật dụng cá nhân
  • Rất dễ bị sao nhãng bởi các yếu tố, môi trường xung quanh
  • Thường xuyên lãng quên các hoạt động hằng ngày.

Ngoài ra, trẻ có ít nhất 1 trong các triệu chứng xung động được liệt kê dưới đây và kéo dài liên tục trong 6 tháng trở lên cũng cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa Tâm thần Nhi như:

  • Buột miệng trả lời khi chưa nhận được đầy đủ câu hỏi (hay còn gọi là tính hấp tấp)
  • Trẻ nghịch quá mức, không thể chờ đợi đến lượt/ hay xếp hàng trong các hoạt động nhóm nhiều người
  • Liên tục ngắt lời hoặc xâm phạm vào các vấn đề của người khác (như nó leo, chơi xen ngang...)
  • Trẻ nghịch ngợm không nghe lời, nói quá nhiều dù được người khác yêu cầu giữ trật tự

3. 7 lời khuyên hữu ích cho cha mẹ để xử lý khi trẻ nghịch ngợm không nghe lời

Một số mẹo về cách cha mẹ có thể xử lý khi trẻ nghịch ngợm quá mức và để chúng lớn lên thành những người lớn có kỷ luật và cư xử tốt:

3.1. Đặt giới hạn

Bạn cần hiểu nhu cầu và mong muốn của con mình trước tiên. Điều này sẽ giúp bạn biết những gì nên làm và những gì không cần thiết. Tuy nhiên, trẻ em ở độ tuổi nhỏ không ý thức được nhu cầu của bản thân và vì vậy, trẻ sẽ yêu cầu bất cứ điều gì nghĩ hoặc nhìn thấy. Nếu không đạt được mong muốn đó, trẻ bắt đầu có những cơn giận dữ dẫn đến hành vi trẻ nghịch quá mức. Mỗi bậc cha mẹ có trách nhiệm định hướng cho con cái, cho trẻ biết nên và không nên cần những gì.

3.2. Rõ ràng và nhất quán

Bạn cần phải kiên nhẫn và tận tâm với bất cứ điều gì bạn làm với con mình. Nếu trẻ bị cấm xem quá nhiều phim hoạt hình, phải là quyết định nhất quán và không có lý do gì thay đổi kể cả việc khi bạn đang làm việc gì khác hoặc có khách ở nhà. Những gì bạn làm và nói phải nhất quán và không nên thay đổi liên tục nếu không trẻ sẽ nổi cơn thịnh nộ, khiến trẻ nghịch ngợm không nghe lời hơn vì không có sự ổn định hoặc rõ ràng trong hành động của bạn.

3.3. Hãy cho trẻ biết về hậu quả khi trẻ nghịch ngợm không nghe lời

Khi có sự cố xảy ra do trẻ quá nghịch ngợm, đừng quát con hoặc trừng phạt con một cách đột ngột. Bạn có thể tức giận vì sự vụng về hoặc hành vi xấu của trẻ nhưng vẫn cần phải giữ bình tĩnh. Những hành vi xấu trong khi trẻ nghịch ngợm không nghe lời không bao giờ được chấp nhận. Nếu trẻ nổi cơn thịnh nộ bằng cách vứt bỏ mọi thứ, đập vỡ hoặc làm tổn thương ai đó, hãy để trẻ đối mặt với hậu quả của tình huống và sắp xếp mọi thứ một cách đúng đắn.

Hãy cho trẻ biết khi trẻ quá nghịch ngợm sẽ gây ra những hậu quả gì. Biết được hậu quả của hành động dạy trẻ có trách nhiệm hơn với hành động của mình. Tàn nhẫn hay khoan nhượng dù sao cũng không giúp ích được gì và tất cả những gì bạn cần làm là cho trẻ biết hành động của trẻ sẽ mang lại hậu quả gì cho bản thân cũng như những người khác.

Cha mẹ nên có phương pháp hợp lý để trẻ nghịch quá mức
Cha mẹ nên có phương pháp hợp lý để trẻ nghịch quá mức

3.4. Đừng nhượng bộ một cơn giận dữ

Nói chung, những gì những đứa trẻ quá nghịch ngợm làm để bắt đầu nổi cơn thịnh nộ hay ăn vạ. Con bạn có thể khóc không ngừng trong hơn 15 phút, những tiếng la hét của trẻ càng ngày càng lớn khiến bạn có thể mệt mỏi với hành động của con hoặc có thể cảm thấy xấu hổ khi có người khác hoặc thậm chí bạn cảm thấy thương hại con. Bạn cần thể hiện rõ cho một đứa trẻ quá nghịch ngợm là bạn không hài lòng với hành vi và bạn sẽ không khuyến khích hành vi nghịch ngợm quá mức của trẻ.

3.5. Dạy, thay vì trừng phạt khi trẻ quá nghịch ngợm

Kỷ luật tích cực luôn có hiệu quả. Khi trẻ nghịch ngợm không nghe lời, thay vì trừng phạt trẻ, bạn hãy cố gắng dạy trẻ kỷ luật là gì. Cách nuôi dạy trẻ thông minh là hãy cho trẻ biết cách cư xử trong những tình huống nhất định và luôn khuyến khích trẻ tránh những hành vi xấu đó và làm tốt hơn vào lần sau.

3.6. Đừng giận con bạn

Khi bạn đang có tâm trạng tồi tệ và con bạn cư xử không đúng mực, đừng trút bỏ những cảm xúc tiêu cực của bạn lên con. Nếu bạn quát mắng trẻ khi trẻ không có lỗi, trẻ sẽ giận bạn và có thể có những hành vi sai trái. Hãy bình tĩnh và kiên nhẫn xử lý tình huống. Trẻ em dễ gây ấn tượng. Hành vi điềm tĩnh của bạn sẽ được con bạn ghi nhận và trẻ sẽ học cách giữ bình tĩnh trong những lúc tức giận chỉ bằng cách quan sát bạn.

3.7. Đặt thói quen thông thường

Khi con bạn được nghỉ học, hãy lập thời gian biểu hoạt động đều đặn cho con. Điều đó sẽ đặt ra quy luật để sống và con bạn sẽ không cảm thấy bị bắt buộc phải có những hành vi sai trái vì chúng sẽ có một thói quen vững chắc để tuân theo. Thiết lập cho trẻ một thói quen ăn, ngủ cố định và duy trì nó.

Hành vi của cha mẹ sẽ là tấm gương phản chiếu cho những hành vi của trẻ, vì vậy hãy đảm bảo rằng hành vi của bạn là luôn là lý tưởng, là hình mẫu để trẻ noi theo. Đừng quá khắt khe với trẻ vì điều này sẽ khiến trẻ nghịch ngợm không nghe lời và lo lắng hơn vì trẻ sẽ không thể hiểu được cảm xúc của bạn và sự mong đợi của bạn về chúng. Rõ ràng và minh bạch với con bạn sẽ giúp đảm bảo rằng con bạn không lúc nào cũng có hành động nghịch ngợm. Hãy trân trọng, yêu thương và tôn trọng con bạn và trẻ sẽ đáp lại bằng những hành động tử tế.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan