Trẻ hay nói tục và thô lỗ: Phải làm sao?

Nói tục, hành động không đẹp, một thói quen xấu, nhiều khi hành vi này còn thể hiện một người không được giáo dục, dạy dỗ một cách chu đáo. Nhưng đối với trẻ nhỏ, nói tục đơn giản là hành động bắt chước và trẻ chưa đủ lớn để ý thức được hậu quả của nó . Vì vậy, người lớn cần hiểu bản chất của việc nói tục ở trẻ em và có cách ứng xử phù hợp.

1. Vì sao trẻ nói tục?

Hành vi sử dụng những từ ngữ mang tính phỉ báng, xúc phạm, thô lỗ hoặc lăng mạ đối với người khác được gọi là nói tục. Tuy nhiên, bản chất nói tục của người lớn khác với trẻ em. Trẻ nói tục, thô lỗ là bởi bắt chước theo người lớn, quan sát thấy người lớn sử dụng những từ ngữ thể hiện cảm xúc hoặc phỉ báng người khác. trẻ thấy và học theo.

Nói tục là hành vi sử dụng những từ ngữ mang tính phỉ báng, xúc phạm, thô lỗ hoặc lăng mạ đối với người khác. Tuy nhiên, bản chất nói tục ở trẻ em khác với người lớn. Trẻ nói tục là vì học theo người lớn, thấy người lớn sử dụng những từ “độc” để thể hiện cảm xúc hay phỉ báng người khác, trẻ thấy và học theo. Vì vậy, trước hết trẻ nói tục là để thử nghiệm từ ngữ mới, cách sử dụng từ mới và chúng rất hứng thú muốn thử xem từ ngữ đó được sử dụng với mục đích ra sao, khác với người lớn hay chửi tục lúc giận dữ, hoặc do thói quen.


Trẻ nói tục, thô lỗ là vì quan sát và bắt chước theo người lớn
Trẻ nói tục, thô lỗ là vì quan sát và bắt chước theo người lớn

Trên thực tế, trẻ không cần biết nghĩa hay không nhận thức được hậu quả của nó khi sử dụng những từ ngữ mang ý nghĩa xấu. Đơn giản là chúng xuất phát từ một thói quen, câu cửa miệng của những người xung quanh trẻ, bạn bè, hàng xóm và cả chính cha mẹ. Tuy nhiên, điều đáng lo ở đây là hành vi nói tục cũng sẽ trở thành thói quen khi trẻ dùng chúng một cách thuần thục và thường hay sử dụng. Rất khó từ bỏ hành vi này nếu đã thành thói quen.

Cách tốt để đối phó với những lời nói tục của trẻ là phớt lờ cho đến khi trẻ mất hứng thú. Nếu trẻ vẫn tiếp tục nói tục, hãy thừa nhận rằng bản thân bạn không nên nói tục và đánh lạc hướng trẻ bằng một bài hát hoặc câu chuyện.

2. Làm gì khi trẻ nói tục, thô lỗ

Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể thực hiện khi trẻ nói tục, thô lỗ, chẳng hạn như:

  • Giữ một khuôn mặt nghiêm khắc: Lần đầu tiên trẻ nói một từ chửi thề, hãy kiềm chế ý muốn cười thành tiếng của bạn, điều mà trẻ tất nhiên sẽ coi như sự ủng cố tuyệt vời để làm lại điều đó. Làm cho người lớn cười - hoặc tức giận hoặc khó chịu - là một sức mạnh to lớn có thể sở hữu với những trẻ nhỏ. Và ngay cả khi nghe trẻ kết hợp hai từ khác nhau là điều thú vị, thì việc bạn thể hiện sự thích thú cũng không thực sự đem lại hữu ích cho trẻ. Vì vậy, khi trẻ lần đầu nói tục và nói chuyện thô lỗ, hãy nhớ không cợt nhả, đùa cười với trẻ.

Cần giữ một khuôn mặt và thái độ nghiêm khắc khi thấy trẻ lần đầu nói tục, thô lỗ
Cần giữ một khuôn mặt và thái độ nghiêm khắc khi thấy trẻ lần đầu nói tục, thô lỗ
  • Đặt ra nguyên tắc: Nếu trẻ đã 2 tuổi và thích một hoặc hai câu nói tục, bạn cần đặt ra một số nguyên tắc với trẻ. Điều quan trọng là làm điều này một cách bình tĩnh - không trở nên kích động hoặc nổi điên - nếu không, trẻ sẽ sử dụng hành vi này để thu hút sự chú ý từ bạn. Nếu đó là một từ mà trẻ tự bịa đặt, hãy nói với trẻ rằng không có từ đó và bạn không hiểu trẻ đang nói gì vì những gì trẻ nói không có ý nghĩa. Đối với những từ nói tục dành cho người lớn, bạn không cần phải giải thích ý nghĩa của chúng hoặc tại sao chúng không được chấp nhận. Chỉ cần nói rõ, bằng một giọng thực tế và không quan tâm, những từ nào là vượt quá giới hạn. Những từ nào mà trẻ không thể sử dụng.
  • Dùng từ ngữ khác để thay thế: Nếu trẻ chỉ đang thử một từ mới và không hiểu được ý nghĩa của từ đó, bạn có thể thuyết phục trẻ thay thế những lời nói tục bằng những từ ngữ khác. Nếu trẻ muốn bắt chước những từ mà người lớn đã sử dụng, trẻ không muốn sử dụng các từ thay thế để thể hiện sự tức giận hoặc thất vọng, bạn có thể khuyến khích trẻ nói to.

Nhưng nếu trẻ không buông lời chửi thề ngay cả sau một hoặc hai lời nhắc nhở từ bạn, thì đã đến lúc phải áp dụng kỷ luật. Hãy bình tĩnh, trả lời nhanh chóng và kiên định.

  • Đừng để trẻ chửi thề nhằm đạt được thứ trẻ muốn: Nếu trẻ chửi bới vì muốn thứ gì đó, hãy đảm bảo rằng trẻ không nhận được bất cứ thứ gì mà trẻ đang yêu cầu.
  • Dạy trẻ về sự tôn trọng. Bạn đang không ủng hộ trẻ bằng cách để trẻ nghĩ rằng việc ném đồ chơi những đứa trẻ khác là điều không thể chấp nhận. Hãy giải thích rằng việc trẻ nói tục sẽ làm tổn thương cảm xúc của mọi người, rằng điều đó không có gì khác biệt nếu những đứa trẻ khác đang sử dụng cùng một ngôn ngữ làm tổn thương cảm xúc của mọi người. Trẻ có thể vẫn đang cố gắng học cách trở nên đồng cảm và có thể không phải lúc nào cũng nhớ nghĩ đến người khác trước tiên, nhưng trẻ vẫn cần biết khi nào mình bị tổn thương, ngay cả khi không cố ý.

Bố mẹ hãy giải thích và dạy trẻ về sự tôn trọng
Bố mẹ hãy giải thích và dạy trẻ về sự tôn trọng

  • Chú ý tới những gì bạn nói: Chắc chắn, có những quy tắc khác nhau đối với hành vi của người lớn và trẻ em, nhưng nếu trẻ nghe thấy những lời nói tục trong cuộc trò chuyện hàng ngày, sẽ khó hơn rất nhiều để thuyết phục trẻ rằng trẻ không được phép sử dụng một số từ ngữ nhất định. Trẻ cũng sẽ tự hỏi tại sao một quy tắc áp dụng cho trẻ mà không áp dụng cho các bạn khác. Hãy coi trẻ như một miếng bọt biển: Bé hấp thụ những gì bé nhìn thấy và nghe thấy xung quanh và háo hức chia sẻ những gì bé học được với những người khác, dù tốt hay xấu.
  • Bạn cần chỉnh đốn trẻ ngay từ những phát ngôn đầu tiên có sử dụng những từ tục tĩu. Đừng để hành vi này trở thành thói quen ở trẻ bởi khi đã thành thói quen thì rất khó bỏ hay chỉnh sửa.
  • Nếu trẻ sử dụng những lời nói tục để thể hiện cảm xúc tức giận hoặc dỗi hờn, hãy lắng nghe trẻ trình bày và tìm hiểu lý do. Hãy cho trẻ cảm nhận được rằng trẻ có thể chia sẻ bất cứ điều gì với cha mẹ mà không cần phải nói tục hay cáu giận.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe