Hướng dẫn cách sơ cứu chảy máu cam cho trẻ tại nhà

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Khắc Tiệp - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Chảy máu cam là biểu hiện thường gặp ở trẻ em. Nguyên nhân có thể là nguyên phát hoặc là biểu hiện ban đầu của bệnh lý về đông máu, tai mũi họng. Dù cho là nguyên nhân gì thì biện pháp sơ cứu ban đầu là cần thiết để làm giảm các tác động bất lợi cho trẻ.

1. Nguyên nhân khiến trẻ chảy máu cam

Một số nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ em có thể là:

  • Viêm mũi: Làm cho các mạch máu trong mũi nở rộng, có những biến đổi nhất định, chỉ cần trẻ có tác động nhẹ ở bên ngoài cũng có thể gây chảy máu cam.
  • Bẩm sinh: Cấu trúc thành mạch máu có bất thường, cấu tạo vách mũi mỏng,... khiến trẻ dễ chịu tác động từ ngoại cảnh, dẫn tới tổn thương, chảy máu cam;
  • Do va đập, chấn thương: Trẻ em dễ bị chảy máu mũi trong khi chơi đùa, va đập phải các vật cứng như bàn, ghế hoặc cho các dị vật, đồ chơi vào trong mũi;
Điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em
Trẻ bị viêm mũi có thể gây chảy máu cam

  • Thời tiết: Vào mùa lạnh, thời tiết khô hanh, độ ẩm không khí quá thấp làm màng nhầy vách mũi của trẻ giảm đàn hồi, nhạy cảm hơn, chỉ cần có một tác động nhỏ như trẻ xì mũi, hắt hơi hoặc dụi mũi cũng có thể làm chảy máu mũi một bên hoặc cả hai bên.

Ngoài ra, trẻ có thể chảy máu cam do đã trải qua các phẫu thuật vùng mũi, sử dụng một số thuốc xịt mũi trong thời gian dài, dùng thuốc chống đông máu,... hoặc là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm như sốt xuất huyết, tăng huyết áp, bệnh lý gan - thận, rối loạn chức năng đông máu, ung thư máu......

2. Sơ cứu giúp máu cam ngừng chảy

  • Để trẻ ngồi thẳng và hơi nghiêng người về phía trước. Không để trẻ nằm ngửa hoặc ngửa đầu ra sau.
  • Dùng ngón tay cái và ngón trỏ ép mạnh phần mũi bên chảy máu.
  • Ép trong khoảng 5 phút.
  • Nếu tiếp tục chảy máu sau 5 phút, hãy lặp lại phương pháp trên.

Trong trường hợp sơ cứu chảy máu cam ở trẻ không đem lại kết quả, cần đưa trẻ đến bệnh viện khi:

Aspirin
Trường hợp trẻ đang dùng thuốc aspirin bị chảy máu cam cần đưa trẻ đến bệnh viện
  • Chảy máu lượng nhiều khi sơ cứu đến mức gây khó thở, trường hợp này cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
  • Với những trẻ đang dùng thuốc chống đông, chẳng hạn như warfarin (Coumadin), hoặc aspirin, hoặc bị rối loạn đông máu.
  • Chảy máu cam xảy ra sau một chấn thương nặng ở đầu hoặc sau khi bị đánh vào mặt.

3. Điều trị bằng thuốc và theo dõi khi bị chảy máu cam

Bác sĩ có thể sử dụng bông chuyên dụng hoặc chèn bóng vào mũi, hoặc sử dụng đốt điện để cầm máu.

Sau khi sơ cứu chảy máu cam ở trẻ vẫn cần theo dõi khi:

  • Một số trường hợp gãy sống mũi cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn sau khi tình trạng sưng giảm bớt.
  • Trẻ nên tránh hoạt động gắng sức; cúi xuống; và thổi, xoa hoặc ngoáy mũi cho đến khi lành.

Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,... Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan