Dùng mật ong vệ sinh miệng cho trẻ nhỏ: Nên hay không nên?

Bài được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Tưa lưỡi hay còn gọi là nấm lưỡi là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Nhiều phụ huynh thường sử dụng mật ong để vệ sinh răng miệng cho trẻ khi trẻ bị tưa lưỡi. Đây là một quan niệm sai lầm vì mật ong chứa nhiều độc tố gây hại cho trẻ.

1. Có nên sử dụng mật ong để vệ sinh miệng cho trẻ nhỏ không ?

Tưa lưỡi hay còn gọi là nấm lưỡi là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh do loại nấm có tên khoa học là candida albicans gây ra. Ở niêm mạc miệng, đặc biệt là mặt trên của lưỡi xuất hiện các màng giả màu trắng. Những màng giả này phát triển nhanh và ăn sâu vào niêm mạc lưỡi, vòm họng, rất khó tróc và khi tróc đi sẽ dễ gây chảy máu, đau rát cho trẻ. Trẻ nhỏ dễ bị tưa do bài tiết ít nước bọt và niêm mạc miệng ở môi trường toan, pH thấp, do bị nhiễm nấm từ đường sinh dục mẹ trong quá trình sinh nở, hoặc do hệ miễn dịch còn yếu

Khi con bị tưa lưỡi, nhiều cha mẹ thường sử dụng mật ong để vệ sinh răng miệng cho trẻ vì nghĩ rằng mật ong an toàn và có thể kháng khuẩn. Nhưng đây là một quan niệm sai lầm. Không nên sử dụng mật ong để vệ sinh miệng cho trẻ vì trong mật ong có nhiều độc tố botulinum và chứa những bào tử. Các độc tố này có thể làm bé bị ngộ độc, gây ảnh hưởng tới thần kinh cơ và liệt. Nếu ngộ độc nặng còn có thể khiến trẻ tử vong. Trẻ dưới một tuổi (đặc biệt dưới 6 tháng) có nguy cơ ngộ độc cao với độc tố này, do vậy không được cho trẻ dùng mật ong cũng như đánh tưa lưỡi bằng mật ong.

2. Cách phòng ngừa tưa lưỡi ở trẻ

Để phòng bệnh tưa lưỡi ở trẻ, các mẹ nên cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh, phải vệ sinh dụng cụ ăn của trẻ, vệ sinh núm vú bình sữa và cả vú mẹ thường xuyên. Bình sữa của trẻ cần được rửa sạch, tráng lại bằng nước sôi rồi mới pha sữa cho trẻ bú. Ngoài ra, cần vệ sinh khoang miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Khi trẻ bị tưa lưỡi, các mẹ không nên dùng tay cậy những chấm trắng trên lưỡi trẻ vì sẽ gây chảy máu và có thể dẫn đến nhiễm trùng. Nên dùng gạc thấm nước muối sinh lý xoa lên lưỡi và khoang miệng của bé. Các bác sĩ thường chỉ định nystatin, một thuốc kháng nấm để điều trị tưa lưỡi cho trẻ. Dưới đây là cách rơ lưỡi cho trẻ bằng nystatin:

  • Rửa tay bằng xà phòng, để trẻ nằm cố định trên giường hoặc bế trẻ.
  • Dùng miếng gạc mềm quấn quanh đầu ngón tay trỏ hoặc đeo miếng gạc rơ lưỡi dạng ống vô trùng bán sẵn. Nhúng miếng gạc vào dung dịch nystatin (nếu dùng nystatin dạng gói thì phải pha 1 gói với 1 muỗng cà phê nhỏ nước chín) để rơ lưỡi và trong khoang miệng của trẻ.
  • Chạm nhẹ vào môi dưới của trẻ để trẻ mở miệng, đưa nhẹ ngón tay trỏ vào mặt trên của lưỡi và lau từ trong lưỡi kéo ra ngoài, bỏ miếng gạc đó đi và lặp lại lần 2 nếu trẻ có nhiều mảng tưa bám. Lưu ý không để mảng tưa rơi vào miệng trẻ, không đưa ngón tay quá sâu vào họng của trẻ vì có thể gây nôn trớ.
  • Dùng miếng gạc khác lau mặt trong 2 bên má, trên vòm miệng và cuối cùng là phần nướu của trẻ.
  • Nên rơ miện cho trẻ trước bữa ăn 30 phút, dùng liên tục cho đến khi các nốt tưa lưỡi hết hẳn, sau đó tiếp tục rơ thêm 2 ngày nữa.
  • Bệnh tưa lưỡi rất dễ tái phát nên sau khi hết triệu chứng vẫn phải tiếp tục rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý ít nhất là hai ngày/lần. Sau khi rơ xong không nên cho trẻ ăn ăn hay bú ngay, mà nên đợi ít nhất 20 phút mới cho bú hoặc ăn.
Dùng mật ong vệ sinh miệng cho trẻ nhỏ: Nên hay không nên?
Tưa lưỡi ở trẻ

Để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ nhỏ hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

117.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan