Đái dầm ở trẻ em cũng là bệnh phải điều trị sớm

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi PGS, TS, BS. Huỳnh Thoại Loan, Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Trẻ dưới 5 tuổi bị đái dầm là điều rất thường xuyên xảy ra, đó là tình trạng trẻ không tự chủ được trong việc tiểu tiện trong lúc ngủ, cơ thể của bé chưa phát triển toàn diện và hệ thần kinh chưa điều khiển được chức năng của bàng quang khi chứa nước tiểu. Khi đã bước vào giai đoạn dậy thì, nếu không có cách trị đái dầm cho trẻ thì sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, chính vì thế cần có biện pháp can thiệp sớm.

Để có được cách chữa đái dầm ở trẻ hay mẹo trị đái dầm cho trẻ hiệu quả thì trước tiên cần biết được nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đái dầm tiên phát là dạng đái dầm phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, một số trẻ bước vào lứa tuổi dậy thì vẫn bị. Một số nguyên nhân gây nên tình trạng đái dầm tiên phát gồm:

  • Bé chậm phát triển những kỹ năng cần thiết khiến cho đái dầm xuất hiện;
  • Do bé ngủ sâu: Khi ngủ sâu quá, não của trẻ sẽ bỏ lỡ tín hiệu khi bàng quang đầy;
  • Trẻ mải chơi đùa khi tắm, quên mất việc đi vệ sinh vì thế trẻ thường hay mắc tiểu vào ban đêm;
  • Khi cơ thể của bé không sản xuất đủ hormon chống lợi tiểu (ADH) thì nước tiểu sẽ tạo ra nhiều hơn;
  • Do bàng quang bị dị tật bẩm sinh;
  • Do yếu tố di truyền.

Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, đái dầm được xem là vấn đề sức khỏe do cơ thể của trẻ chưa hoàn thiện chức năng đường tiết niệu. Khi ở giai đoạn này, khi tìm hiểu cách chữa đái dầm ở trẻ hay mẹo chữa đái dầm cho trẻ thì cha mẹ không nên la mắng trẻ khi trẻ đái dầm, cần kiên nhẫn giúp trẻ qua giai đoạn phát triển này.

Nếu tình trạng đái dầm vẫn tiếp tục kéo dài, không nên chủ quan, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để nhận được sự thăm khám, tư vấn và có cách chữa đái dầm cho trẻ kịp thời từ bác sĩ. Khi trẻ lớn lên thêm một chút, lúc có nhu cầu đi vệ sinh các bé sẽ kêu lên để bố mẹ giải quyết giúp. Nhưng đến 5 tuổi trở đi và thường là trên 7 tuổi, các bé vẫn đái tự nhiên vào ban đêm là biểu hiện không bình thường, cần có mẹo trị đái dầm hoặc cho trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân và điều trị hiệu quả hơn.

Để áp dụng cách chữa đái dầm ở trẻ hiệu quả, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi khám tại các khoa nhi của bệnh viện, đồng thời không gây áp lực lên trẻ khi trẻ đái dầm.

  • Khuyến khích, động viên trẻ khi trẻ không đái dầm, không nên la mắng trẻ, tránh gây áp lực mặc cảm cho trẻ;
  • Nên cho trẻ đi tiểu trước khi ngủ;
  • Đối với những trẻ đi tiểu nhiều, nên để bô đi tiểu gần giường, tiện cho việc đi vệ sinh của trẻ hoặc có thể đánh thức trẻ đi tiểu trước giờ trẻ đái dầm;
  • Ở một số trường hợp trẻ còn nhỏ (3-5 tuổi) tình trạng đái dầm có thể xảy ra vào ban ngày;
  • Khi các cách chữa đái dầm cho trẻ không hiệu quả, bác sĩ có thể sẽ chỉ định dùng thuốc;
  • Sử dụng thuốc co thắt bàng quang loại kháng tiết cholin;
  • Sử dụng thuốc chống trầm cảm, thường thì dùng Imipramine;
  • Sử dụng thuốc desmopressin dạng xịt mũi.

Hiện nay, có nhiều phương pháp mới khi áp dụng cách chữa đái dầm cho trẻ, cha mẹ có thể tìm hiểu để áp dụng giúp trẻ điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại đây.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan