Cảnh giác bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết vào mùa

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Hải - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Mùa thu thời tiết mưa nhiều, ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triển, đặc biệt là các bệnh liên quan đến sốt xuất huyết, tay chân miệng. Để phòng bệnh, cần triển khai các biện pháp vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân thường xuyên.

1. Cảnh giác bệnh tay chân miệng khi trẻ đi học lại

1.1 Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng

Nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng chủ yếu do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên, thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ là một trong những bệnh truyền nhiễm thường xuất hiện nhất ở môi trường học đường, đặc biệt là những trẻ lứa tuổi mầm non, nhất là trẻ dưới 3 tuổi là là độ tuổi rất dễ nhiễm bệnh.

Bệnh tay chân miệng có thể xuất hiện quanh năm tuy nhiên bệnh thường bùng phát nhiều nhất là vào những tháng nắng nóng, tháng 6, 7 hoặc tháng 9, 10.

1.2 Dấu hiệu nhận biết tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu khá đặc trưng, dễ nhận biết như:

  • Trẻ tự nhiên bỏ ăn, hay chảy nước miếng, quấy khóc
  • Nổi mụn nước nhỏ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, ở mông, đầu gối và nốt lở trong miệng.
Tay chân miệng có mấy độ
Trẻ em rất nhiễm bệnh chân tay miệng

1.3 Phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ tại trường học

  • Biện pháp phòng bệnh trong các trường học hiệu quả nhất là thường xuyên khử khuẩn, vệ sinh trường lớp, hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ, bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
  • Khi phát hiện trẻ bệnh cần phải tách bé ra và thông báo phụ huynh đưa con đi khám để định bệnh. Sau đó, cần vệ sinh, khử khuẩn phòng học, đồ dùng học tập, đồ chơi phòng ngừa lây lan tay chân miệng sang những bé khác.

1.4 Cần cho trẻ đi mắc tay chân miệng đi khám ngay nếu có triệu chứng sau

  • Trẻ sốt cao liên tục 2 ngày, sốt cao dùng hạ sốt không hạ
  • Trẻ giật mình nhiều khi thăm khám hoặc trẻ giật mình hơn 2 cơn trong vòng 30 phút
  • Da nổi bông (vân tím), trẻ mệt nhiều, đi đứng không vững
  • Thở gắng sức, ngưng thở, thở mệt
  • Da tái, mạch nhanh, trẻ mệt nhiều, mạch nhẹ khó bắt
  • Li bì, khó thức tỉnh, co giật, hôn mê
  • Nôn ói nhiều
  • Khi có bất kỳ điều gì làm phụ huynh lo lắng.

=>>>Xêm thêm: Kiêng gì khi con bị bệnh tay chân miệng?

2. Cảnh giác với dịch sốt xuất huyết vào mùa

2.1 Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết có thể gây bệnh ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên cần phải cảnh giác đặc biệt với trẻ nhỏ. vì đây là đối tượng có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất.

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh do vi rút Dengue gây ra, do muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) là trung gian truyền bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào nhóm những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cần quan tâm.

2.2 Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết

  • Giai đoạn 1: Sốt xuất huyết có biểu hiện không đặc hiệu, trẻ thường chỉ sốt cao (đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, kém đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt), đau cơ, mỏi cơ, quấy khóc... rất khó phân biệt với việc nhiễm các loại virus khác.
  • Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn nguy hiểm có thể xuất hiện các biến chứng và ảnh hưởng đến tính mạng. Biểu hiện của giai đoạn này là bắt đầu xuất hiện nốt xuất huyết dưới da (mặt trước cẳng chân, mặt trong cánh tay, bụng, đùi), chảy máu cam, chảy máu chân răng... Những biến chứng có thể xảy ra như: Chảy máu nội tạng, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não... cần được điều trị và theo dõi.
  • Giai đoạn 3: Là giai đoạn hồi phục, hết sốt, thể trạng tốt dần lên, thèm ăn, tiểu nhiều hơn và các xét nghiệm trở về bình thường.
Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết khiến trẻ sốt cao, quấy khóc

2.3 Làm gì khi trẻ bị sốt xuất huyết?

  • Khi phát hiện các dấu hiệu của sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ, phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán chính xác và điều trị.
  • Nếu thể bệnh nhẹ có thể được điều trị ngoại trú, tái khám theo lịch. Với thể bệnh nặng thì cần nhập viện để điều trị và theo dõi, dự phòng và điều trị các biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
  • Theo dõi nhiệt độ thường xuyên, cho trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối, không chơi đùa gắng sức. Nếu nhiệt độ trên 38.5 độ C cần cho uống thuốc hạ nhiệt (paracetamol liều 10 - 15mg/kg, lặp lại mỗi 4-6 giờ nếu trẻ vẫn còn sốt cao) và kết hợp với lau mát. Không được dùng aspirin hoặc ibuprofen để hạ sốt.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để bù nước bị mất do sốt, cho trẻ uống oresol càng tốt.

=>>>Xem thêm: Người bệnh sốt xuất huyết ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh khỏe?

Uống nhiều nước rất tốt cho trẻ
Bổ sung nhiều nước cho trẻ để tránh mất nước

2.4 Phòng ngừa dịch sốt xuất huyết bùng phát

  • Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu hoặc vắc xin phòng bệnh. Việc phòng bệnh chủ yếu là loại bỏ trung gian truyền bệnh muỗi vằn.
  • Cho trẻ mặc quần áo tay dài ngay cả ban ngày, hạn chế mặc quần áo tối màu.
  • Ngủ trong màn, bất kể ngày đêm
  • Sử dụng các sản phẩm chống muỗi.
  • Vệ sinh dụng cụ chứa nước đọng
  • Phát quang bụi rậm

2.5 Cho trẻ tái khám ngay nếu

  • Trẻ sốt cao liên tục, dùng hạ sốt không hạ ở trẻ nhỏ
  • Trẻ có dấu hiệu xuất huyết da niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu miệng, nôn ra máu, đi cầu ra máu, xuất huyết trên da nhiều
  • Trẻ nôn ói nhiều, ăn uống kém, đau bụng ngày càng tăng, đau tức vùng hạ sườn phải nhiều
  • Trẻ mạch nhanh, nhẹ, khó bắt, vẻ mệt nhiều, tay chân lạnh, vã mồ hôi nhiều, tiểu ít
  • Khi có bất kỳ dấu hiệu nào làm người nhà lo lắng

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

480 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan