Biến chứng khi bé bị chốc lở

Chốc lở là 1 bệnh da liễu rất thường gặp ở trẻ nhỏ với biểu hiện là những vết loét đỏ trên mặt, quanh miệng, mũi, trên tay và chân. Đây được xem là bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất ở trẻ em với 90% trường hợp trẻ mắc phải ở độ tuổi mẫu giáo. Vậy bé bị chốc lở nên sử dụng thuốc gì, nên kiêng gì?

1. Bệnh chốc ở trẻ

Bệnh chốc lở là bệnh nhiễm trùng da phổ biến, dễ bị lây lan, thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh chốc lở thường xuất hiện dưới dạng vết loét đỏ trên mặt, đặc biệt là quanh mũi và miệng, hoặc trên tay chân hoặc đầu của trẻ. Sau đó, các vết loét bị vỡ ra và phát triển lớp vỏ màu mật ong.

Chốc thường gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái, bệnh hay gặp vào mùa hè. Chốc hay gặp phải sau khi trẻ bị mắc bệnh về da như viêm da cơ địa, ghẻ, thủy đậu, vết đốt do côn trùng, bỏng nhiệt. Chính vì vậy, bé bị chốc lở có triệu chứng thường xuất hiện ở vùng da hở như mặt, tay, chân, nhưng cũng gặp ở thân mình hoặc có thể bé bị chốc lở đầu. Trẻ bị bệnh chốc lở có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, nổi hạch.

Bệnh chốc lở chủ yếu được chia thành ba loại sau:

  • Chốc không có bọng nước: Đây là loại phổ biến nhất với khoảng 70% trường hợp mắc phải, các triệu chứng ban đầu thường xuất hiện các nốt sần đỏ, ngứa quanh miệng và mũi. Sau đó, các nốt sần bị vỡ ra, làm cho vùng da xung quanh bị ửng đỏ và kích ứng, rồi hình thành lớp vỏ màu vàng nâu.
  • Chốc có bọng nước: Đây là loại chốc lở ngoài da nghiêm trọng, ban đầu hình thành nên các mụn bọng nước lớn, chứa đầy mủ. Sau khi vỡ ra, sẽ hình thành các vết loét màu vàng và đóng vảy. Các vết loét này thường không để lại sẹo.
  • Chốc loét: Đây là loại chốc có tình trạng vi khuẩn xâm nhập sâu vào da, tạo thành các vết loét chứa đầy mủ với lớp vảy dày, gây đau đớn, thường bị ở mông, đùi, chân, mắt cá chân và bàn chân. Các vết loét này thường rất lâu lành và có thể sẽ để lại sẹo.

2. Nguyên nhân khiến bé bị chốc lở

Chốc lở là bệnh nhiễm trùng gây ra bởi các chủng vi khuẩn tụ cầu hoặc strep. Những vi khuẩn này có thể xâm nhập trực tiếp vào cơ thể và gây bệnh cho trẻ qua các vết cắt, vết côn trùng cắn hoặc phát ban.

Nếu trẻ chạm vào vết loét hoặc chạm vào những vật dụng như khăn, quần áo hoặc khăn trải giường của người bị bệnh cũng có thể bị lây nhiễm vi khuẩn này.

Trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh chốc lở cao hơn nếu:

  • Trẻ sống ở những nơi có khí hậu ẩm ướt;
  • Bị tiểu đường;
  • Đang được lọc máu;
  • Trẻ có hệ miễn dịch suy yếu;
  • Trẻ có tình trạng da như vết chàm, viêm da hoặc vảy nến;
  • Bị cháy nắng hoặc bỏng da;
  • Trẻ bị nhiễm trùng gây ngứa như chấy, ghẻ hoặc mụn rộp, thủy đậu;
  • Bị côn trùng cắn;
  • Trẻ có chơi các môn thể thao có tính va chạm, như bóng đá, bóng rổ...

3. Bé bị chốc lở bôi thuốc gì?

Tùy thuộc vào triệu chứng, độ tuổi, sức khỏe cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ có phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ. Trong trường hợp vết loét không cải thiện ngay cả khi đã điều trị kháng sinh, bác sĩ cần lấy mẫu dịch của vết thương để kiểm tra và đánh giá xem loại kháng sinh nào là phù hợp nhất cho người bệnh.

Thông thường, trẻ bị chốc lở được điều trị bằng các loại thuốc như thuốc mỡ kháng sinh hoặc kem theo toa đối với những trường hợp nhẹ.

  • Làm sạch vùng tổn thương của trẻ bằng dung dịch NaCl 0, 9% hay thuốc tím 1/10.000.
  • Dùng thuốc mỡ hoặc kem kháng sinh như Axit Fusidic hoặc Mupirocin bôi ngày 2 lần.

Khi các vết loét lan rộng, nặng, dai dẳng và có nguy cơ biến chứng viêm cầu thận cấp: Cần cho trẻ dùng kháng sinh toàn thân.

  • Có thể dùng kháng sinh thuốc các nhóm như β-lactam, Cephalosporin, Macrolid, Penicillin bán tổng hợp (ví dụ Augmentin, Erythromycin và Cefixim...)
  • Có thể sử dụng kháng Histamin nếu có ngứa: Phenergan, Loratadin...

Lưu ý: Nếu sử dụng thuốc 1 vài ngày không thấy cải thiện hoặc bệnh có xu hướng nặng lên thì nên gặp bác sĩ để được tư vấn, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra. Và nếu trẻ có xuất hiện biến chứng của chốc lở cần phải chú trọng điều trị các biến chứng trước.

4. Biến chứng của bệnh chốc lở

Bệnh chốc lở thường không nguy hiểm, các vết loét ở tồn tại dạng nhiễm trùng nhẹ, nhanh lành mà không để lại sẹo. Nhưng trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị những biến chứng hiếm gặp nghiêm trọng như sau:

  • Chàm hóa: Chốc bị tái đi tái lại nhiều lần và xuất hiện nhiều mụn nước mới, ngứa.
  • Viêm mô tế bào: Nhiễm trùng nghiêm trọng này có thể ảnh hưởng đến các mô bên dưới da và có thể lan đến các hạch bạch huyết và máu. Viêm mô tế bào không được điều trị kịp thời có thể đe dọa tính mạng của trẻ.
  • Vấn đề về thận: Một số loại vi khuẩn gây bệnh chốc lở có thể làm hỏng thận của trẻ bị bệnh.
  • Nhiễm trùng huyết: Thường gặp trên những trẻ có sức đề kháng yếu, chủ yếu do tụ cầu.
  • Ngoài ra trẻ bị bệnh có thể gặp những biến chứng khác như: viêm quầng, viêm mô bào sâu, viêm phổi, viêm hạch, viêm xương...

5. Trẻ bị chốc lở nên kiêng gì?

  • Luôn để cơ thể trẻ được thoáng mát: Nơi ở rộng rãi, quần áo mỏng thoáng, thấm mồ hôi. Nên che vết chốc lở trên da trẻ lại để hạn chế làm vỡ bóng nước làm lây lan vi khuẩn sang các phần khác của cơ thể hoặc người tiếp xúc với trẻ.
  • Cha mẹ đảm bảo hạn chế cho trẻ chơi gần vật nuôi, tránh côn trùng nhằm giúp bảo vệ da trẻ không bị xây xát. Tránh cho trẻ ở lâu những nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng, dễ côn trùng đốt.
  • Trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ, thay và giặt sạch quần áo mỗi ngày, rửa tay thường xuyên để phòng ngừa sự tích tụ của vi khuẩn liên cầu và tụ cầu.
  • Bên cạnh việc điều trị, xây dựng chế độ ăn hợp lý cũng giúp trẻ nhanh chóng lành bệnh và tránh để lại sẹo. Cha mẹ cần đảm bảo cho trẻ uống nước đầy đủ, ăn nhiều rau xanh và trái cây. Hạn chế cho trẻ ăn những đồ cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn hay đồ ngọt.

Thời tiết nóng ẩm, môi trường ô nhiễm là những yếu tố gia tăng khả năng bị nhiễm bệnh. Vì vậy nên giữ cho không gian sống được vệ sinh sạch sẽ và hạn chế tình trạng trẻ bị côn trùng cắn. Khi thấy trẻ có xuất hiện những nốt mẩn đỏ, mưng mủ trên da thì nên đưa trẻ đi khám ngay. Việc điều trị bằng kháng sinh phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ, dù thấy các vết mưng mủ đã khô thì vẫn cần cho trẻ uống hết liều kháng sinh để giảm thiểu tái phát.

Hiện nay, Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng lựa chọn để thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ mắc phải. Vinmec mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao bởi:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: Gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành.
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: Phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan