Bạn đã sẵn sàng để nuôi dạy con cái?

Nuôi dạy con cái là trách nhiệm lớn trong đời sống hôn nhân. Làm sao để nuôi dạy con ngoan, trở thành người có ích là điều các ông bố, bà mẹ tương lai quan tâm. Các chuyên gia đã thiết kế một số câu hỏi giúp bạn biết được mình đã sẵn sàng để nuôi dạy con cái hay chưa.

1. Những kỳ vọng

  • Bạn có thường xuyên dành thời gian chơi với trẻ em? Bạn thích điểm nào của chúng?

Câu trả lời sẽ không liên quan đến tình yêu thương của bạn dành cho con cái trong tương lai, nhưng có thể tiết lộ một số giả định và thái độ của bạn về cuộc sống khi có thêm thành viên mới.

  • Bạn có cảm thấy trẻ em ở một độ tuổi nhất định nào đó sẽ dễ thương, dễ chịu hơn không?

Nếu biết được bản thân còn e ngại trong việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ ở một nhóm tuổi cụ thể - ví dụ như trẻ sơ sinh hoặc độ tuổi dậy thì, bạn có thể chuẩn bị tâm lý và kiến thức tốt hơn để giải quyết vấn đề này.

  • Bạn sẽ kiểm soát căng thẳng và vượt qua stress bằng cách nào?

Nếu cho rằng mình quản lý căng thẳng chưa tốt, thì hiện tại là thời điểm thích hợp để bạn bắt đầu học cách vượt qua stress, trầm cảm sau sinh.

Video đề xuất:

Dấu hiệu người phụ nữ sau sinh đang bị trầm cảm

  • Bạn cảm thấy thế nào về trách nhiệm của những bậc làm cha, làm mẹ?

Bạn cần phải sống có trách nhiệm với bản thân, biết cách chăm sóc cho mình trước khi nghĩ đến chuyện làm sao để nuôi dạy con tốt. Nếu vẫn còn gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian của bản thân, quản lý ngân sách chi tiêu của gia đình, làm chủ cảm xúc cá nhân... thì có thể là bạn chưa sẵn sàng trở thành bố mẹ.

  • Bạn hy vọng điều gì khi được làm cha mẹ? Nếu điều này không được đáp ứng thì sao?

Chăm sóc, nuôi dạy con cái là một quãng đường dài đầy thăng trầm, đôi lúc thật vui và hạnh phúc, nhưng cũng không ít lần vô cùng mệt mỏi và chán nản.

  • Nỗi sợ của bạn là gì? Nếu bạn thật sự gặp phải điều ấy thì sao?

Hãy đảm bảo rằng sự xuất hiện của đứa trẻ là hoàn toàn là do ý muốn của bạn và phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Không nên sinh con trong tình thế bất khả kháng hoặc do tác động của gia đình.

  • Bạn muốn trở thành kiểu phụ huynh như thế nào? Giống và khác cha mẹ hiện tại của bạn ra sao?

Hãy suy nghĩ về những điều bổ ích bạn đã học được từ cha mẹ mình, cũng như những thiếu sót trong việc nuôi dạy con cái của họ.

  • Khi còn nhỏ, bạn đã được dạy dỗ làm cha mẹ là phải như thế nào?

Nuôi dạy con là một quãng đường đầy khó khăn
Nuôi dạy con là một quãng đường đầy khó khăn

2. Hoàn cảnh gia đình

  • Thời thơ ấu, bạn đã được tận hưởng những niềm vui gì? Bạn không thích điều gì?
  • Bạn đánh giá cao điểm nào trong chương trình giáo dục đã được nhận? Điểm nào không tốt?

Hãy suy nghĩ về những gì bạn muốn tiếp tục duy trì ngay từ khi còn nhỏ, cũng như những điều bạn nghĩ là cần thay đổi.

3. Giá trị của bản thân

  • Bạn đã học được gì từ bố mẹ mình? Bạn không muốn truyền lại điều gì cho con cái tương lai?
  • Những giá trị đạo đức nào bạn muốn con cái mình phải thấm nhuần?

Tất cả chúng ta đều đặt rất nhiều kỳ vọng khi được làm cha mẹ, nhưng thường không nói ra. Câu hỏi này có thể giúp làm rõ những hy vọng và ước mơ của bạn dành cho con cái, cũng như chính bản thân mình.

  • Bạn nghĩ sao về sự kỷ luật?

So sánh suy nghĩ của bạn với câu trả lời của người bạn đời. Đây là một lĩnh vực mà các cặp vợ chồng thường tranh cãi với nhau, khi một người có xu hướng nuông chiều và người còn lại thích nghiêm khắc. Thảo luận trước về các vấn đề này có thể giúp bạn giải quyết mâu thuẫn trong tương lai dễ dàng hơn.


Nuôi dạy bé nghiêm khắc là cách mà nhiều bà mẹ lựa chọn
Nuôi dạy bé nghiêm khắc là cách mà nhiều bà mẹ lựa chọn

4. Những thay đổi trong cuộc sống tương lai

  • Nên tâm sự với những người đã có con cũng như với những người quyết định không (hoặc không thể) sinh con. Bạn cảm thấy thế nào về những điều được nghe?

Nghe bạn bè và người thân nói về lựa chọn của chính họ có thể giúp bạn phát hiện ra những vấn đề mới, từ đó xem xét và sắp xếp suy nghĩ của bản thân.

  • Người bạn đời, người thân trong gia đình hoặc bạn bè có thể giúp đỡ bạn trong việc nuôi con không?

Không cần quá nhiều, nhưng vẫn nên có một vài người mà bạn có thể nhờ cậy trong quá trình sinh con và chăm sóc, dạy dỗ chúng.

  • Bạn thường làm gì vào thời gian rảnh?

Giờ giấc hoạt động của trẻ nhỏ khác với người lớn, khiến các ông bố bà mẹ thường ở trong tình trạng thiếu ngủ trầm trọng, nhất là khi trẻ còn sơ sinh hoặc bị bệnh. Do đó, nên sẵn sàng về mặt tinh thần, từ bỏ những niềm vui riêng, giờ phút nghỉ ngơi thư giãn nếu nghĩ đến việc trở thành bố mẹ.

  • Làm cách nào để bạn tưởng tượng được cuộc sống của mình sẽ thay đổi ra sao khi có em bé?

Bên cạnh niềm vui, việc chăm sóc một đứa trẻ luôn đi kèm với rắc rối, mệt mỏi, chán chường... Bạn sẽ phải dọn dẹp những chiếc tã bốc mùi, kiềm chế cơn giận dữ khi trẻ hư, xoa dịu khi bé quấy khóc... Sẵn sàng nuôi con cái nghĩa là bạn hoàn toàn chấp nhận cuộc sống bị đảo lộn.


Khi có con bạn sẽ đối mặt với việc nghe tiếng con khóc hàng ngày
Khi có con bạn sẽ đối mặt với việc nghe tiếng con khóc hàng ngày

Thử trả lời toàn bộ những câu hỏi trên bằng cách viết ra giấy suy nghĩ của bản thân. Thông qua đó, bạn có thể:

  • Khám phá những điều mới mẻ về bản thân;
  • Đánh giá thực tế về cuộc sống hiện tại của bạn;
  • Xem xét các yêu cầu thiết thực để nuôi dạy con cái;
  • Loại bỏ những băn khoăn, suy nghĩ tiêu cực và không hữu ích;
  • Xác định các kỹ năng bạn cần bổ sung để nuôi dạy con thành công;
  • Giúp bạn thực hiện những thay đổi tích cực để chuẩn bị cho việc nuôi dạy con cái.

Nếu cảm thấy chưa mình sẵn sàng trong vai trò làm cha mẹ, các cặp đôi cần áp dụng biện pháp tránh thai an toàn để không mang thai ngoài ý muốn. Hai vợ chồng nên đảm bảo sức khỏe thể chất, chuẩn bị tốt tinh thần, kiến thức, tài chính vững vàng,... để việc nuôi con cái trở thành niềm vui trong đời sống hôn nhân, thay vì gánh nặng và áp lực.

Ngoài việc chuẩn bị tâm lý, kiến thức chăm sóc và nuôi dạy con, bạn cũng cần phải chuẩn bị tốt về mặt sức khỏe. Để chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh, cả vợ và chồng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3-5 tháng trước khi mang thai.

Người vợ nên:

Người chồng nên:

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe