10 vấn đề về hành vi của trẻ mới biết đi và cách xử lý chúng

Quăng đồ chơi của mình, đánh, cắn, la hét, và những hành vi không đáng yêu khác là bình thường đối với trẻ mới biết đi. Nhưng bạn có thể ngăn cản, kiểm soát những hành vi này và dạy trẻ những hành vi tốt hơn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để hiểu về những thách thức và cách cha mẹ và người chăm sóc trẻ có thể đặt giới hạn phù hợp với lứa tuổi trẻ mới biết đi.

1. Nói dối

Có ba lý do chính khiến một đứa trẻ nói dối đó là: nói dối để được chú ý, nói dối để tránh gặp rắc rối và nói dối để cảm thấy tốt hơn về bản thân. Phân biệt những lý do nói dối của trẻ có thể giúp cha mẹ chúng xác định hướng hành động tốt nhất. Khi bắt gặp con mình nói dối, hãy hỏi: "Đó có phải là điều thực sự đã xảy ra hay chỉ là điều mà con mong muốn sẽ xảy ra?" Cho trẻ thấy được những hậu quả của việc nói dối. Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự trung thực bằng cách tạo ra một quy tắc nhỏ dành riêng cho gia đình với nội dung: "Hãy nói sự thật".

Cha mẹ cũng nên khen ngợi con khi chúng nói sự thật, đặc biệt là khi những sự thật đó có thể khiến chúng gặp rắc rối. Hãy nói điều gì đó như, "Mẹ rất tự hào về con vì đã thành thật về việc con đã ăn vụng chiếc bánh kem đó khi chưa được sự cho phép của mẹ. Mẹ sẽ không phạt con vì con đã dũng cảm nhận lỗi nhưng không được để chuyện này xảy ra thêm một lần nào nữa. "

2. Tỏ vẻ thách thức

Liệu trẻ đã từng phớt lờ bạn khi cha mẹ bảo chúng lấy đồ chơi hay nói "Không!" khi cha mẹ yêu cầu chúng ngừng đập đồ chơi xuống sàn, chắc chắn là đã từng như vậy bởi đó chính là hành vi thách thức của trẻ. Hành vi thách thức là hành vi khó giải quyết. Tuy nhiên việc trẻ em cố tình phớt lờ hoặc không nghe lời người lớn là chuyện bình thường và chúng cũng thường xuyên xảy ra.

Để giải quyết vấn đề này, hãy đưa ra những mức cảnh cáo riêng cho từng hành vi mang tính thách thức. Nếu trẻ vẫn tiếp tục thể hiện sự chống đối hãy cho trẻ thấy những hình phạt mà mình đưa ra không phải chỉ để dọa chúng.

3. Dành thời gian quá nhiều trước màn hình điện thoại hay tivi

Một vấn đề phổ biến khác về hành vi của trẻ là không kiểm soát được thời gian sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính hay tivi. Cho dù trẻ có la hét khi cha mẹ yêu cầu chúng tắt TV hoặc chơi trò chơi trên điện thoại của họ bất cứ khi nào cha mẹ không nhìn thì thời gian sử dụng thiết bị quá nhiều cũng không có lợi cho sức khỏe. Do đó, cha mẹ cần thiết lập các quy tắc rõ ràng về thời gian sử dụng thiết bị. Nếu trẻ quá phụ thuộc vào thiết bị điện tử để giải trí, thời gian chúng được sử dụng lại những thiết bị đó cũng sẽ cần phải được tăng lên. Không cho trẻ tiếp xúc quá sớm với các đồ điện tử cũng như chính bản thân những người lớn trong gia đình sẽ cần phải trở thành tấm gương cho trẻ. Cân nhắc thiết lập chương trình cai nghiện kỹ thuật số định kỳ cho toàn gia đình để đảm bảo rằng mọi người đều có thể hoạt động mà không quá phụ thuộc và những thiết bị điện tử của họ.

trẻ dùng điện thoại
Không cho trẻ tiếp xúc quá sớm với các đồ điện tử

4. Các vấn đề liên quan đến thực phẩm

Nhiều bậc cha mẹ có thể đang phải đối mặt với tình trạng kén ăn của con mình. Trong khi nhiều người khác lại luôn phải đưa ra các giới hạn về lượng thực phẩm được đưa vào của trẻ. Các hành vi liên quan đến thực phẩm có thể dẫn đến tranh giành quyền lực và các vấn đề về hình ảnh cơ thể, vì vậy điều quan trọng là phải xử lý chúng cẩn thận. Tích cực làm việc để giúp trẻ phát triển một thái độ lành mạnh về thức ăn. Hãy nói rõ ràng thức ăn là để cung cấp năng lượng cho cơ thể của chúng, không phải là thứ dùng để an ủi chúng khi chúng buồn hoặc giúp chúng giải trí khi chúng thấy nhàm chán.

Tránh nói những điều đại loại như "rau có lợi cho sức khỏe." Trẻ em có xu hướng nghĩ thức ăn lành mạnh có vị không tốt. Thay vào đó, hãy nói về các loại rau ngon cũng như các loại thực phẩm bổ dưỡng khác. Thay vì cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người trong mỗi bữa ăn, hãy phục vụ một bữa ăn cân bằng lành mạnh cho mọi người và thiết đặt những giới hạn cho đồ ăn vặt.

5. Hành vi thiếu tôn trọng

Gọi thẳng tên cha mẹ, ném đồ đạc lung tung và dùng những từ ngữ không đúng mực để nói với cha mẹ chỉ là một vài trong số những vấn đề phổ biến về hành vi thể hiện sự thiếu tôn trọng của trẻ. Nếu hành vi thiếu tôn trọng không được giải quyết một cách thích hợp, nó có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Nếu mục đích của trẻ là thu hút sự chú ý của cha mẹ chúng, thì việc phớt lờ những hành vi này có thể là hành động tốt nhất. Cho trẻ thấy rằng việc thè lưỡi với cha mẹ mình sẽ không khiến cha mẹ phản ứng lại như cách mà chúng mong muốn.

Ví dụ, nếu trẻ gọi tên cha mẹ mình, hãy kiên quyết và bình tĩnh nói với chúng về việc sử dụng những từ ngữ tử tế. Hãy nói rõ ràng cha mẹ sẽ không cho phép chúng sử dụng ngôn ngữ đó ở nhà.

6. Rên rỉ

Rên rỉ có thể là một thói quen xấu, đặc biệt nếu nó giúp trẻ đạt được điều chúng muốn. Điều quan trọng là phải hạn chế việc than vãn trước khi nó trở thành một vấn đề lớn hơn nữa. Một hành động đầu tiên mang lại hiệu quả là phớt lờ sự than vãn của trẻ. Cho trẻ thấy rằng than vãn sẽ không khiến cha mẹ thay đổi ý định và hãy dành sự quan tâm khi trẻ đã ngừng than vãn. Ngoài ra, hãy dạy cho trẻ những cách thích hợp hơn để đối phó với những cảm xúc không thoải mái, chẳng hạn như thất vọng. Trẻ có thể cảm thấy buồn và nói về điều đó, nhưng việc liên tục than vãn hay rên rỉ về một vấn đề là điều không được phép xảy ra.

trẻ khóc
Hãy dạy trẻ cách đối phó với những cảm xúc không thoải mái

7. Hành vi bốc đồng

Trẻ nhỏ thường có xu hướng bốc đồng, vì vậy không có gì lạ khi một đứa trẻ 4 tuổi thường xuyên bị ba mẹ bị đánh đòn. Trẻ lớn thường thể hiện hành vi bốc đồng thông qua lời nói, có nghĩa là chúng có thể thốt ra những câu nói không hay làm tổn thương tình cảm của mọi người. Có nhiều điều cha mẹ có thể làm để dạy con kỹ năng kiểm soát sự bốc đồng. Một cách đơn giản để giảm hành vi bốc đồng là khen ngợi trẻ mỗi khi chúng suy nghĩ trước khi nói hoặc hành động. Ngay lập tức động viên con trẻ khi chúng kiểm soát được lời nói hoặc những hành vi của mình. Dạy kỹ năng quản lý cơn giận và kỹ năng tự kỷ luật. Kiểm soát cảm xúc cũng sẽ giúp trẻ kiểm soát cảm xúc.

8. Các vấn đề về hành vi trước khi đi ngủ

Cho dù trẻ không chịu ở trên giường hoặc chúng đòi ngủ cùng với cha mẹ, những thách thức trước khi đi ngủ là điều thường thấy. Nếu không có biện pháp can thiệp thích hợp, trẻ có thể sẽ bị mất ngủ. Thiếu ngủ có liên quan đến việc gia tăng các vấn đề về hành vi ở trẻ nhỏ. Và thiếu ngủ cũng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe thể chất.

Thiết lập các quy tắc rõ ràng về giờ đi ngủ và tạo thói quen đi ngủ lành mạnh. Sự nhất quán là chìa khóa để giúp trẻ thiết lập thói quen ngủ lành mạnh. Vì vậy, ngay cả khi cha mẹ phải đưa con về phòng cả chục lần trong một đêm, hãy tiếp tục làm điều đó. Cuối cùng, hành vi trước khi đi ngủ của bé sẽ được cải thiện.

9. Hung hăng quá mức

Hành vi hung hăng của trẻ có thể biểu hiện bằng việc ném những cuốn sách đi khi chúng cảm thấy chán nản với những bài tập về nhà. Thậm chí cãi nhau hoặc đánh nhau với anh chị em hay các bạn cùng trang lứa. Một số trẻ trở nên hung dữ vì chúng không biết cách xử lý cảm xúc của mình làm sao cho phù hợp với môi trường xung quanh.Các bác sĩ cho biết thêm: Hành vi hung hăng là bình thường đối với trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo. Tuy nhiên, sự hung hăng sẽ giảm dần theo thời gian khi trẻ lớn lên và học được các kỹ năng mới, đặc biệt là kỹ năng trong việc kiểm soát cảm xúc của bản thân.

trẻ cáu gắt
Hành vi hung hăng là bình thường đối với trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo

Hãy để trẻ dần nhận ra những hậu quả của hành vi hung hăng quá mức. Thậm chí có thể đưa ra những hình phạt nếu con làm tổn thương một ai đó. Nếu sự hung hăng không thuyên giảm theo thời gian, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia.

10. Những cơn giận dữ

Cơn giận dữ thường gặp nhất ở những đứa trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo. Nhưng chúng có thể tiếp tục kéo dài cho đến trẻ vào lớp một hoặc cao hơn nữa nếu không được giải quyết nhanh chóng.

Bỏ qua có thể là một trong những cách tốt nhất để xử lý cơn giận dữ hay la hét của trẻ. Hãy để trẻ biết rằng việc dậm chân, la hét hoặc lăn đùng ra ăn vạ sẽ không giúp chúng đạt được điều chúng muốn. Điều quan trọng là chỉ cho bé những cách tốt hơn và hiệu quả hơn để thể hiện nhu cầu của trẻ và đáp ứng những nhu cầu đó.

Các vấn đề về hành vi của trẻ sẽ được giải quyết một cách tốt nhất thông qua các chiến lược kỷ luật nhất quán. Những giai đoạn như thế này là bình thường và có thể chỉ là một quá trình phát triển mà trẻ cần phải trải qua. Nhưng nếu các vấn đề về hành vi không đáp ứng với các chiến lược kỷ luật của cha mẹ hoặc hành vi của trẻ đã bắt đầu làm gián đoạn việc giáo dục của chúng cũng như các mối quan hệ bạn bè, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa để cùng tìm ra cách giải quyết.

Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ nhỏ hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Nguồn tham khảo: verywellfamily.com, healthychildren.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan