Hướng dẫn cách bôi dầu dừa lên mặt làm đẹp mỗi ngày

Hiện nay, dầu dừa được nhiều người sử dụng như một nguyên liệu chăm sóc da có nguồn gốc từ thiên nhiên. Vậy trong dầu dừa chứa những dưỡng chất gì? Cách bôi dầu dừa lên mặt như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin bổ ích này thông qua bài viết dưới đây.

1. Dầu dừa là gì?

Dầu dừa là một loại dầu thực vật, được chiết xuất từ quả dừa già. Về mặt thể chất, dầu dừa có thể tồn tại ở trạng thái lỏng và rắn. Khi nhiệt độ trên 25oC, dầu dừa có dạng lỏng, màu trong suốt kèm mùi thơm đặc trưng. Khi nhiệt độ dưới 25oC, dầu dừa chuyển sang trạng thái rắn, đặc, màu trắng ngà.

Thành phần chính của dầu dừa là các chất béo. Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học, trong 100 gam dầu dừa có chứa:

  • 99,1 gam lipid
  • 82,5 gam acid béo bão hòa
  • 6,33 gam acid béo không bão hòa đơn
  • 1,7 gam acid béo không bão hòa đa

Tuy chứa nhiều chất béo bão hòa nhưng đây hầu hết là các chất béo có cấu trúc chuỗi acid béo trung bình, khác với acid béo chuỗi dài trong mỡ động vật. Vì vậy, chất béo trong dầu dừa dễ dàng bị đốt cháy và khó chuyển hóa thành mỡ dự trữ. Xuất phát từ thành phần này, dầu dừa có thể được ứng dụng trong việc giảm cân và giữ gìn vóc dáng do các acid béo trong dầu dừa góp phần làm chậm và làm giảm quá trình tiêu thụ thức ăn của cơ thể.

Trong số các acid béo có trong dầu dừa, acid lauric là thành phần chiếm đến 45 - 52%. Đây là chất mà khi được hấp phụ vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành monolaurin, có hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm cao. Chính vì vậy là dầu dừa được biết đến với khả năng kháng viêm tốt.

Các acid béo còn lại gồm: Myristic acid, Caprylic acid, Capric acid, Citric acid, Palmitic acid, Stearic acid,...

2. Bôi dầu dừa lên mặt có tác dụng gì?

Với thành phần chứa nhiều acid béo và dưỡng chất, dầu dừa có những công dụng chính đối với da mặt như sau:

2.1. Dưỡng ẩm

Đây là tác dụng đặc trưng và nổi bật nhất của dầu dừa. Chính thành phần chứa nhiều acid béo bão hòa giúp tăng cường và duy trì độ ẩm trên da mặt và môi. Từ đó hạn chế các tình trạng khô da, bong tróc, nứt nẻ,...

Một nghiên cứu đã được thực hiện trong vòng hai tuần nhằm so sánh tác dụng dưỡng ẩm của dầu dừa và dầu khoáng - một loại dầu thường dùng để cải thiện tình trạng khô da. Kết quả cho thấy rằng, các chỉ số cải thiện độ ẩm trên da của dầu dừa hoàn toàn tương đương với dầu khoáng.

Trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, nhiều công ty cũng sử dụng dầu dừa như một nguyên liệu chính cho kem dưỡng ẩm của mình.

2.2. Kháng viêm

Như đã đề cập ở phần trên, trong dầu dừa chứa nhiều acid lauric có hoạt tính kháng khuẩn và kháng viêm cao. Khi sử dụng lên vùng da mặt, thành phần này có khả năng chống lại sự phát triển của vi khuẩn gây mụn, đồng thời giảm sưng tấy, viêm đỏ và các biểu hiện khác do mụn trứng cá gây ra.

Để làm tăng khả năng kháng viêm, trị mụn, các bạn có thể sử dụng kết hợp dầu dừa với một số nguyên liệu khác như mật ong, vitamin E, tinh bột nghệ,..

2.3. Tẩy trang

Các acid béo bão hòa trong dầu dừa có khả năng hòa tan và lấy đi lớp mỹ phẩm, bụi bẩn có trên da. Với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, dầu dừa giúp hạn chế việc bị kích ứng, dị ứng như khi sử dụng mỹ phẩm thông thường khác.

2.4. Giảm vết thâm, nám

Các dưỡng chất trong dầu dừa có khả năng kiểm soát và ngăn ngừa sự sản sinh quá mức melanin - chất làm tăng sắc tố da gây nên hiện tượng thâm, nám, tàn nhang. Bên cạnh đó việc massage bằng dầu dừa giúp đẩy nhanh quá trình hình thành các tế bào lớp, thay thế các tế bào cũ, do đó làm da sáng và khỏe mạnh hơn.

3. Bôi dầu dừa lên mặt hàng ngày có tốt không?

Dầu dừa là nguyên liệu có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, vô cùng lành tính, bên cạnh đó lại chứa nhiều dưỡng chất tốt cho da nên được nhiều người lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên, việc bôi dầu dừa lên mặt hàng ngày có tốt hay không?

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, bạn chỉ nên dùng dầu dừa với tần suất vừa phải, tùy theo từng mục đích khác nhau. Ví dụ:

  • Đối với mục đích dưỡng ẩm da mặt, da môi: bạn có thể sử dụng 4 - 5 lần/tuần và để qua đêm. Tuy nhiên lưu ý cần rửa sạch bằng sữa rửa mặt sau khi sử dụng vì dầu dừa ở quá lâu trên da có thể gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Đối với mục đích tẩy tế bào chết: chỉ nên thực hiện 2 - 3 lần/tuần. Nên kết hợp với đường, chanh, mật ong,... để gia tăng khả năng tẩy tế bào chết.
  • Dùng để trị mụn: bạn có thể đắp mặt nạ dầu dừa kết hợp với các nguyên liệu có khả năng trị mụn khác với tần suất từ 2 - 3 lần/tuần.
  • Dùng để ngừa thâm, nám: bạn nên massage dầu dừa lên mặt trong vòng từ 5 - 7 phút để thư giãn và ngừa thâm nám, nên thực hiện từ 2 - 3 lần/tuần.

Hy vọng rằng, những kiến thức bổ ích mà bài viết cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ công dụng của dầu dừa và cách bôi dầu dừa lên mặt. Đây là nguồn nguyên liệu lành tính, giá cả phải chăng, nếu biết cách sử dụng phù hợp sẽ mang lại công dụng tuyệt vời trong công cuộc chăm sóc sắc đẹp của bạn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan