Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các bác sĩ - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Khám nghiệm tử thi và phân tích nhiễm sắc thể đối với thai chết lưu. Các xét nghiệm này có thể cung cấp các thông tin quan trọng về nguyên nhân gây thai chết lưu, nó rất hữu ích trong trường hợp các cặp vợ chồng có kế hoạch sinh con tiếp.
1. Thai lưu là gì?
Thai chết lưu là tình trạng thai nhi chết trước khi sinh, sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Hầu như phụ nữ có thai chết lưu sẽ có một đứa con khỏe mạnh trong thai kỳ tiếp theo. Nếu trong trường hợp thai chết lưu có nguyên nhân là do rối loạn về nhiễm sắc thể hoặc vấn đề về dây rốn, khả năng xảy ra lần nữa sẽ rất thấp.
Nếu nguyên nhân gây ra tình trạng thai chết lưu là một căn bệnh mạn tính ở người mẹ hoặc một rối loạn di truyền của bố mẹ thì nguy cơ khá là cao. Trung bình thì cơ hội mang thai thành công trong tương lai là trên 90%.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng thai chết lưu
Các nguyên nhân gây ra tình trạng thai chết lưu bao gồm:
- Dị tật bẩm sinh, có hoặc không có sự bất thường về nhiễm sắc thể;
- Dây rốn bất thường: Tình trạng sa dây rốn, dây rốn ra khỏi âm đạo trước khi em bé được sinh ra, đã ngăn chặn việc cung cấp oxy trước khi em bé có thể tự thở. Dây rốn có nguy cơ thắt, quấn chặt quanh tay chân hoặc cổ của em bé trước khi sổ thai;
- Nhau thai, nguồn nuôi dưỡng thai bị bất thường. Trong tình trạng nhau bong, nhau thai tách khỏi thành tử cung quá sớm;
- Bệnh lý ở người mẹ như tiểu đường hoặc huyết áp cao, đặc biệt là tăng huyết áp do mang thai hoặc tiền sản giật;
- Thai chậm tăng trưởng trong tử cung, khiến thai nhi có nguy cơ tử vong do thiếu dinh dưỡng;
- Thiếu dinh dưỡng;
- Tiếp xúc với các tác nhân môi trường như thuốc trừ sâu hoặc carbon monoxide;
- Ngoài ra còn có các nguyên nhân phổ biến khác như trẻ mắc bệnh Rh
- Tuổi mang thai cao (trên 35 tuổi), mẹ béo phì, đa thai (sinh đôi hoặc đa sinh), mẹ bị nhiễm độc thai nghén không được điều trị kịp thời, sản phụ bị nhiễm các bệnh do ký sinh trùng như sốt rét, nhiễm khuẩn (giang mai...), nhiễm virus (viêm gan, quai bị, cúm...) cũng làm tăng tỉ lệ thai chết lưu.
- Trong thực tế, khoảng 20 - 50% số ca thai chết lưu lại không tìm thấy nguyên nhân, mặc dù đã áp dụng các kỹ thuật thăm khám hiện đại.
3. Cách chẩn đoán thai lưu
Siêu âm (USG) hoặc kiểm tra siêu âm có thể giúp xác định thai chết lưu. Đôi khi siêu âm (USG) không phát hiện nhịp tim thai nhi. Vì vậy, nếu thấy cần phải xét nghiệm máu người mẹ để tìm ra nguyên nhân.
Một khi đã phát hiện thấy thai chết lưu thì phải tính đến giải pháp cho thai ra. Một số trường hợp cần sinh ngay vì lý do y tế, nhưng cũng có trường hợp phải chờ cho đến khi bắt đầu chuyển dạ, thường xảy ra sau hai tuần thai chết.
Trong quá trình chờ đợi, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ. Nếu không tự sinh được có thể phát sinh cục máu đông, trong trường hợp này nên áp dụng thủ thuật thúc sinh bằng các loại thuốc.
Hormone oxytocin thường được tiêm tĩnh mạch để kích thích co thắt tử cung. Nên tránh mổ lấy thai, trừ khi không sinh được bằng đường âm đạo hoặc nguy cơ đe dọa tính mạng sản phụ cao.
Sau khi thai nhi ra đời, nhau thai và dây rốn được loại bỏ và tiến hành kiểm tra cẩn thận để xác định nguyên nhân.
4. Cách phòng tránh
- Khi mang thai, người mẹ và em bé cần được theo dõi thường xuyên bằng các thủ tục y tế như siêu âm và kiểm tra phụ khoa khác. Nếu người mẹ cảm thấy thai nhi hoạt động kém hay ngưng, chảy máu âm đạo, thì nên đi tư vấn và khám bác sĩ ngay.
- Bệnh Rh là một trong những nguyên nhân gây thai chết lưu rất tiềm ẩn, căn bệnh này có thể ngăn ngừa được bằng cách tiêm sản phụ có Rh âm tính một mũi globulin miễn dịch ở tuần mang thai thứ 28 và nếu em bé có Rh dương tính, thì người mẹ được tiêm thêm một mũi globulin miễn dịch Rh sau khi sinh.
- Phụ nữ có thai không nên áp dụng chế độ ăn uống tiết thực hoặc cố gắng ăn uống ép buộc để giảm cân, nhưng nên duy trì trọng lượng cơ thể ngưỡng tối ưu, hợp lý. Tránh xa thuốc lá, ma túy hoặc rượu để giảm thiểu biến chứng sản khoa cho chính bản thân.
- Đối với các cặp vợ chồng sau khi đã qua sự cố muốn sinh con tiếp thì nên tư vấn bác sĩ để có sức khỏe tốt trước khi thụ thai.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị đầu tư hàng đầu Việt Nam cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm đang triển khai Chương trình tư vấn và chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai.
Hầu hết phụ nữ Việt Nam hiện nay đều chỉ quan tâm tới sức khỏe của mình và em bé sau khi đã mang thai, trong khi việc chuẩn bị mang thai quan trọng hơn rất nhiều. Việc tư vấn, kiểm tra sức khỏe cho việc chuẩn bị mang thai cho những cặp vợ chồng đang lên kế hoạch mang thai, cho những bố mẹ đã từng mang thai hoặc sinh con mắc các dị tật bẩm sinh hoặc những vấn đề liên quan đến các bệnh lí mạn tính, các bệnh lí sản phụ khoa,... là hết sức quan trọng và cần thiết để giảm thiểu đến mức tối đa các nguy cơ có thể xảy ra trong lần mang thai tiếp theo.
Bên cạnh sàng lọc gen trước khi mang thai và sàng lọc gen khi mang thai, Chương trình tư vấn và chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai của Vinmec còn sàng lọc rất nhiều yếu tố khác, như xét nghiệm tiền làm tổ (PGT), sàng lọc bệnh lí như viêm nhiễm âm đạo, bệnh lây qua đường tình dục (STDs), đái tháo đường, bệnh lí tim mạch,... để chuẩn bị tốt cho việc mang thai, tăng khả năng sinh con khỏe mạnh và hạn chế tối đa các rủi ro xảy ra trong quá trình mang thai, sinh và sau sinh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.