Ăn rau má nhiều có tốt không?

Trước đây, rau má loại cây mọc hoang khắp nơi, nhưng đến nay đã được nhiều nước trồng và sử dụng làm cây thuốc. Theo Đông y, rau má có đặc tính đắng, tính hàn nên có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu thũng, giải độc, lợi sữa... Bài viết sẽ cung cấp thêm thông tin sử dụng rau má mang lại lợi ích cho sức khỏe.

1. Thông tin chung rau má

Rau má được biết đến với cây thân thảo, có nguồn gốc từ nước Úc, các đảo Thái Bình Dương,... Rau này có hình dạng giống như những đồng tiền xếp tròn nối tiếp nhau. Vì vậy, rau má còn có tên gọi khác liên tiền thảo.

Thân cây rau má nhỏ, mọc bò ở khắp nơi, đặc biệt ở nơi ẩm mát. Hoa của cây có màu trắng và quả màu nâu đen.

Thành phần dinh dưỡng trong 100 gam rau má bao gồm: 88.2 gam nước, 3.2 gam đạm, 1.8 gam tinh bột, 4.5 gam cellulose, 3.7 gam vitamin C, 0.15 gam vitamin B1, 2.29 gam canxi, 2mg phospho, 3.1 gam sắt, 1.3 gam beta caroten,... Các chất dinh dưỡng như: Beta caroten, sterol, saponin, flavonol, saccharides, canxi, sắt, magie, mangan, phospho, kali, kẽm và các loại vitamin trong rau má sẽ thay đổi hàm lượng phụ thuộc theo khu vực trồng trọt và mùa thu hoạch.

2. Ăn rau má có tác dụng gì

Ăn rau má nhiều có tốt không?

  • Rau má giúp giải nhiệt, hạ sốt và mát gan: Theo Đông y, rau má được biết đến như loại thảo dược có tính hàn, tân, khổ với tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc,... Sử dụng nước rau má nguyên chất hoặc sinh tố rau má sẽ giúp thanh nhiệt cơ thể, giải độc gan và làm mát gan. Thậm chí, có thể sử dụng trong một số trường hợp để hạ sốt.
  • Rau má giúp cải thiện các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa: Hoạt chất chống viêm và chống oxy hóa trong rau má có vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe của hệ thống tiêu hóa trong đó có ruột và đại tràng. Hơn nữa, rau má còn giúp cải thiện đáng kể tình trạng táo bón ở cả người lớn và trẻ em. Vì vậy, ăn rau tốt cho sức khỏe.
  • Rau má giúp cải thiện hệ tuần hoàn: Nước rau má giúp cường hóa thành mạch máu và các mao mạch giúp ngăn ngừa xuất huyết và tối ưu hóa hoạt động của hệ tuần hoàn.
  • Rau má giúp thanh lọc và thải độc cơ thể: Thành phần hoạt chất trong rau má kích thích cơ thể đào thải độc tố, muối, nước và thậm chí có bao gồm cả chất béo dư thừa qua đường tiểu. Quá trình đào thải này có tác dụng giúp giảm bớt áp lực đối với thận, đồng thời độc tố được thải nhanh chóng hơn, và giúp cơ thể cân bằng dịch tạo trạng thái khỏe mạnh hơn.
  • Rau má giúp cải thiện tình trạng liên quan đến tĩnh mạch: Các chuyên gia đã đưa ra các khuyến nghị giúp cải thiện tình trạng bệnh liên quan đến tĩnh mạch của một số đối tượng cụ thể, và trong đó không thể không nhắc tới rau má. Thành phần dinh dưỡng của rau má giúp giảm viêm, sưng đồng thời lưu thông khí huyết trong cơ thể,

Minh chứng được xác định bởi các nghiên cứu trước đây chỉ ra công dụng của rau má khi sử dụng trong 4 tuần với những người có tình trạng liên quan đến tĩnh mạch và kết quả này được so sánh với nhóm đối chứng sử dụng giả dược. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra triệu chứng chuột rút, đau nhức cơ, mệt mỏi, sưng, phù châm giảm rõ rệt ở những người sử dụng nước rau má.

  • Rau má giúp chữa lành các vết thương khá nhanh: Hợp chất triterpenoids có trong rau má có tác dụng giúp đẩy nhanh quá trình lành vết thương. Trong trường hợp cụ thể, chúng ta có thể sử dụng rau má giã nát nhuyễn sau đó đắp lên da có thể giảm sưng tấy và làm mát vết thương. Đây cũng được cho là phương thuốc dân gian hiệu quả trong việc phục hồi vết thương.
  • Rau má giúp tăng cường trí nhớ và thị lực: Theo dân gian hướng dẫn sử dụng 3-5 gam rau má, rửa sạch sau đó sấy khô và tán thành bột mịn. Sử dụng bột này uống với sữa sẽ giúp tăng cường trí nhớ hỗ trợ khả năng tập trung trong học tập và công việc. Hơn nữa, rau má còn giúp tăng cường thị lực.
Ăn rau má nhiều có tốt không?
Rau má mang lại rất nhiều tác dụng sức khỏe

3. Một số chú ý khi sử dụng rau má

Rau má khá phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh việc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, vẫn còn nghi vấn về việc ăn rau má nhiều có tốt không? Việc sử dụng lạm dụng rau má đối với mỗi người không những không mang lại lợi ích sức khỏe.

Để nâng cao lợi ích của rau má đối với sức khỏe cơ thể nên sử dụng một cốc rau má với khối lượng tương đương khoảng 40 gam rau má mỗi ngày. Và không sử dụng liên tục trong tháng. Nên sử dụng cách nhật, ít nhất nửa tháng rồi nghỉ và lại tiếp tục sử dụng.

Một số người khi sử dụng rau má có thể gặp các triệu chứng dị ứng bao gồm: Đỏ da, ngứa hoặc phát ban trên da. Hay một số người khác thì lại gặp triệu chứng liên quan đến tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn hoặc thải ra phân có màu lạ. Dù gặp triệu chứng nào khi sử dụng rau má thì chúng ta cũng nên ngưng dùng trong một thời gian đồng thời đi khám bác sĩ để tìm hiểu được nguyên nhân khắc phục.

Trước khi sử dụng rau má, bạn nên được tư vấn từ bác sĩ hay các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Đối với một số trường hợp đặc biệt sẽ không nên sử dụng rau má hoặc nếu sử dụng phải được sự đồng ý của bác sĩ:

Một số yếu tố tương tác với rau má:

  • Rau má có thể tương tác với bất kỳ loại thuốc nào bạn đang sử dụng hay có thể ảnh hưởng tới sức khỏe hiện tại của bạn. Trong thời gian điều trị theo đơn của bác sĩ, bạn nên hỏi bác sĩ về việc sử dụng rau má trong quá trình điều trị xem có ảnh hưởng đến kết quả điều trị của thuốc hay không.
  • Sử dụng một lượng rau má lớn và trong thời gian thường xuyên sẽ khiến cho bạn cảm thấy buồn ngủ. Vì vậy, rau má thường được sử dụng dùng với thuốc an thần để gây buồn ngủ tốt hơn.
  • Các loại thuốc có thể mang lại tác dụng có hại cho gan thì có thể tương tác với rau má làm tăng khả năng tổn thương gan nhiều hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com, suckhoedoisong.vn

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

34.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan