Ăn ngô sau khi sinh có bị mất sữa không?

Ngô là loại lương thực giàu chất dinh dưỡng với nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe. Nhiều sản phụ ăn ngô sau khi sinh để bồi bổ sức khỏe, làm đẹp da, ngăn ngừa táo bón,... Tuy nhiên, sản phụ cần chú ý ăn ngô đúng cách để đảm bảo đủ sữa cho con và tránh được một số nguy cơ đối với sức khỏe

1. Vì sao sản phụ sau sinh nên ăn ngô?

Sản phụ ăn ngô có tốt không? Câu trả lời là: Có. Theo nghiên cứu, ngô là loại lương thực có chứa nhiều chất dinh dưỡng, protein, khoáng chất cùng các loại vitamin (B1, C, E,...) rất tốt cho sức khỏe. Phụ nữ ăn ngô sau khi sinh thu được nhiều lợi ích như:

  • Hỗ trợ giảm cân hiệu quả: Trong ngô có chứa nhiều vitamin C, nước và chất xơ, giúp giải phóng chất béo và mỡ thừa trong cơ thể. Ăn ngô giúp sản phụ có cảm giác no, hạn chế ăn vặt, giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả;
  • Cung cấp dinh dưỡng và tăng chất lượng sữa: Với câu hỏi ăn ngô có bị mất sữa không, đáp án là không. Ngược lại, ăn ngô giúp bổ sung nhiều protein, vitamin, canxi và sắt cho cơ thể để bồi bổ sức khỏe cho bà mẹ sau sinh, đồng thời cải thiện chất lượng sữa cho bé. Theo Y Học Cổ Truyền, sản phụ ăn hạt ngô nấu với nước cơm rượu sẽ có sữa dồi dào và bầu ngực săn chắc;
  • Làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa: Ngô có thành phần vitamin Cvitamin E, thúc đẩy sự phân chia tế bào, tăng tính đàn hồi của làn da;
  • Bảo vệ tim mạch: Phụ nữ sau sinh ăn ngô sẽ bổ sung vitamin B cho cơ thể, làm giảm nồng độ homocysteine - một chất có thể phá hủy các mao mạch, dẫn tới nhồi máu cơ timđột quỵ. Do đó, ăn ngô sau sinh giúp bảo vệ tim mạch sản phụ tốt hơn;
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Trong ngô có chứa nhiều chất xơ, giúp cải thiện tình trạng táo bón cho sản phụ sau sinh. Mặt khác, ngô còn có khả năng ngăn ngừa ung thư và rất tốt cho não bộ.

2. Tác dụng khác của ngô

Theo Đông y, ngô có vị ngọt, tính bình, bổ trung, ích khí, tốt cho sức khỏe. Một số tác dụng khác của ngô gồm:

  • Trị bướu cổ, sốt rét: Ăn ngô cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể, giúp điều hòa tuyến giáp, tăng cường hấp thu iot, phòng ngừa sốt rét;
  • Hỗ trợ điều trị ung thư: Với bệnh nhân ung thư dạ dày, ung thư tụy, bạn có thể nghiền nhỏ 100g hạt ngô (không nghiền thành bột mịn), ninh nhừ thành cháo để ăn, giúp giảm đau hiệu quả. Với bệnh nhân ung thư gan, nên sắc nước râu ngô gồm 60g râu ngô + 60g giảo cổ lam, uống thay trà hằng ngày;
  • Phòng bệnh tim mạch: Nấu râu ngô lấy 1 bát nước to, bỏ bã râu, dùng nước nấu canh với tim lợn. Ăn một thời gian sẽ thấy tim đỡ mệt hơn, người bệnh dễ thở và ngủ ngon hơn;
  • Chữa tăng huyết áp: Bệnh nhân có thể uống nước luộc râu ngô, lõi ngô, thân ngô hoặc cùi bắp ngô đều được;
  • Chữa tiểu buốt, tiểu khó, sỏi thận, phù nề: Nấu nước râu ngô hoặc cùi ngô để uống;
Ăn ngô có tốt không? Ăn ngô rất tốt cho sức khỏe người dùng
Ăn ngô có tốt không? Ăn ngô rất tốt cho sức khỏe người dùng

  • Bổ thận tráng dương, bổ nguyên khí, giúp ăn ngon, ngủ tốt:
    • Nước ngô rang: Rang hạt ngô nguyên vỏ cho vàng, nấu lấy nước uống thay trà hằng ngày. Bạn có thể dùng nước đó nấu với bồ dục, thịt chim bồ câu, sò, ngẩu pín,...;
    • Canh ngô nấu xương lợn: Chuẩn bị 0,5kg xương lợn + 1 bắp ngô, đem hầm nhừ rồi ăn. Nó có tác dụng chữa yếu sinh lý;
  • Bệnh gan mật, vàng da hoặc có sỏi: Chuẩn bị 30g râu ngô + 30g nhân trần, hãm hoặc sắc lấy nước uống thay trà hằng ngày để làm tăng tiết mật. Bạn có thể dùng ruột cây ngô để thay râu ngô, nấu lấy nước uống;
  • Bệnh dạ dày: Bệnh nhân có thể ăn cháo ngô hạt hoặc uống nước râu ngô. Nó giúp trị chứng ợ chua, đầy bụng, sa dạ dày. Tuy nhiên, bài thuốc này không dùng cho người bị loét dạ dày;
  • Trẻ em bị nóng sốt, quấy khóc hoặc ho gà, ho do sởi: Dùng râu ngô nấu lấy nước cho trẻ uống;
  • Trẻ biếng ăn, tiêu chảy phân sống: Nấu cháo ngô non với cà rốt hoặc cháo ngô với đậu trắng, cho trẻ ăn.

3. Một số lưu ý cần cẩn trọng cho sản phụ ăn ngô sau sinh

Dù ngô có nhiều lợi ích với phụ nữ sau sinh nhưng nếu ăn ngô không đúng cách thì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Cụ thể:

  • Phụ nữ sau sinh ăn ngô quá nhiều có thể bị dị ứng ngô. Bé bú sữa có thể bị đau bụng, da nổi mẩn đỏ hoặc quấy khóc. Do đó, sản phụ sau khi ăn ngô cần quan sát xem bé có biểu hiện bất thường nào không;
  • Phụ nữ sau sinh không nên ăn quá nhiều ngô trong thời gian dài vì có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu hóa. Nguyên nhân vì ngô có chứa cellulose - cơ thể người không thể tiêu hóa được hết;
  • Sản phụ ăn nhiều ngô có thể gây khó chịu niêm mạc ruột, ảnh hưởng tới hệ thống tiêu hóa. Ngoài ra, phụ nữ sau sinh ăn quá nhiều ngô luộc còn có thể gây bệnh mãn tính vì tỷ lệ Omega - 6Omega - 3 mà ngô cung cấp là 25 : 1, gây hại cho cơ thể;
  • Ngô có chứa hàm lượng carbohydrate cao, nếu ăn nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, những phụ nữ bị tiểu đường nên hạn chế ăn ngô.
Phụ nữ ăn ngô sau khi sinh không nên sử dụng quá nhiều
Phụ nữ ăn ngô sau khi sinh không nên sử dụng quá nhiều

Vì vậy, bạn cần chú ý một số vấn đề sau khi ăn ngô:

  • Sản phụ sau sinh không nên ăn quá nhiều ngô. Khẩu phần ăn cho một người lớn khỏe mạnh là 1 bắp ngô/ngày, nửa cốc sinh tố ngô (= 50g ngô). Bạn có thể đa dạng hóa cách chế biến ngô như sữa ngô, ngô xào tôm hay chè ngô,...;
  • Không nên ăn ngô sống để tránh nguy cơ đau bụng, tiêu chảy;
  • Nên chọn những bắp ngô có hạt mẩy, bóng, đều, rửa sạch trước khi chế biến;
  • Với ngô non, nên luộc thay vì nướng và không nên phết mỡ nướng lên ngô để tránh những tác hại của mỡ cháy;
  • Không ăn ngô mốc để tránh nguy cơ ung thư.

Với câu hỏi đặt ra: Ăn ngô có mất sữa không, đáp án là không. Ngô có rất nhiều tác dụng đối với sản phụ và cả những người bình thường. Tuy nhiên, sản phụ sau sinh nên ăn ngô với lượng phù hợp để tránh những nguy cơ bất lợi đối với sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

119.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan