Hấp thụ sắt quá nhiều (quá phát)

Sắt là khoáng chất quan trọng không thể thiếu đối với cơ thể con người, giúp tổng hợp hemoglobin để tạo ra hồng cầu. Tuy nhiên, nếu hấp thụ sắt quá nhiều sẽ dẫn tới dư thừa gây ngộ độc. Tình trạng hấp thụ sắt quá phát không hẳn do hấp thụ sắt quá nhiều theo đường ăn uống, mà chủ yếu do người bệnh đang mắc các bệnh lý khác.

1. Bệnh thừa sắt là gì?

Bệnh thừa sắt là rối loạn liên quan đến lượng sắt bị tích tụ quá nhiều trong cơ thể, ruột mất khả năng điều hòa lượng sắt không cần thiết, đồng thời sắt lại bị tích trữ nhiều ở bộ phận gan dẫn đến sự nhiễm sắt - các mô tích trữ quá nhiều sắt gây thương tổn đến các cơ quan gan, tim, tuyến tụy.

Một người bình thường chỉ hấp thụ 1 mg sắt 1 ngày, tuy nhiên, với người bị thừa sắt, cơ thể hấp thụ lên tới 3mg 1 ngày.

Bệnh thừa sắt được chia thành 2 loại:

  • Thừa sắt nguyên phát: Mắc bệnh thừa sắt theo di truyền. Những trẻ bị bẩm sinh thừa sắt, ngay từ khi sinh ra ruột đã mất khả năng điều hòa lượng sắt hấp thụ, lượng sắt bị thừa không bài tiết đẩy ra ngoài mà tích trữ lại ở vị trí gan và tim. Trung bình 1 ngày bệnh nhân có khả năng hấp thụ lên tới 3mg sắt, trong 40 - 50 năm, sẽ lên tới 20 - 40g sắt tích trong cơ thể, vô cùng nguy hiểm cho người bệnh.
  • Thừa sắt thứ phát: Mắc bệnh thừa sắt do người bệnh đang mắc bệnh lý khác như thiếu máu (thiếu hồng cầu), bệnh gan hoặc do được truyền máu nhiều và mắc các bệnh liên quan đến hấp thụ sắt.
Thừa sắt
Một người bình thường chỉ hấp thụ 1 mg sắt 1 ngày, tuy nhiên, với người bị thừa sắt, cơ thể hấp thụ lên tới 3mg 1 ngày

2. Nguyên nhân gây thừa sắt?

2.1 Sử dụng quá liều thuốc sắt

Trẻ em là đối tượng cần bổ sung nhiều sắt để cao lớn, phát triển. Tuy nhiên, khi cơ thể hấp thụ quá nhiều sắt thông qua nhiều hình thức như uống thuốc, ăn uống, lượng sắt hấp thụ lớn hơn mức cần thiết sẽ gây ra ngộ độc sắt.

Trẻ nhỏ bị thừa sắt thường là do uống nhầm thuốc bổ sung sắt với liều lượng của người lớn, vì vậy, không nên tự ý mua thuốc sắt bổ sung cho trẻ uống, mà cần có sự chỉ định, tư vấn và kê đơn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ.

2.2 Quá tải sắt

Những đối tượng có nguy cơ cao bị quá tải sắt:

  • Do yếu tố di truyền;
  • Người được truyền máu với số lượng máu lớn cũng gây ra thừa sắt;
  • Những bệnh nhân viêm gan C hoặc nghiện rượu.

3. Triệu chứng của bệnh thừa sắt

Với thừa sắt di truyền, trẻ sẽ bị mắc ngay từ khi mới sinh, không có biểu hiện. Do bệnh diễn ra một cách âm thầm, không có triệu chứng điển hình nên việc phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm rất khó khăn.

Bước vào độ tuổi từ 50-60 ở nam giới và 60 tuổi ở nữ giới biểu diễn sẽ rõ hơn. Phụ nữ bị thừa sắt thường phát triển ở giai đoạn sau mãn kinh.

Triệu chứng sớm của bệnh thừa sắt:

  • Cơ thể mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên do;
  • Chán ăn;
  • Da đậm màu hoặc có màu đồng: Nguyên nhân da có màu sắc vậy là vì lượng sắt dư thừa không thể thải ra, sẽ đi từ máu đến các mô của cơ thể và đọng lại ở tế bào da. Kết quả khiến da xám lại và có thể nhạy cảm với những tia cực tím có hại;
  • Đau nhức xương khớp: Sắt thừa tồn tại trong những khớp xương gây tổn thương mô, sau đó sẽ gây viêm khớp;
  • Đau bụng
Viêm khớp
Sắt thừa tồn tại trong những khớp xương gây tổn thương mô, sau đó sẽ gây viêm khớp

Triệu chứng muộn của bệnh thừa sắt:

  • Thừa sắt nếu không kịp thời phát hiện và điều trị sẽ gây ra những bệnh lý khác cho người bệnh;
  • Mắc bệnh tiểu đường: Sắt thừa tích tụ trong tụy làm ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp insulin khiến đường trong máu tăng lên gây mắc bệnh tiểu đường;
  • Suy tim: Sắt thừa tích tụ trong tim gây cản trở sự dẫn điện của tim sẽ gây ra triệu chứng suy tim hoặc rối loạn nhịp tim cho người bệnh. Ngoài ra, khi bị dư thừa sắt, cơ thể sẽ gặp khó khăn hơn trong việc bơm máu và lưu thông máu;
  • Tổn thương gan: Sắt dư thừa tạo áp lực đến gan, thúc đẩy quá trình làm oxy hóa mô gan gây tổn thương nội tạng và tạo sẹo tại gan. Đây là yếu tố tăng nguy cơ mắc ung thư gan hoặc suy gan ở người bệnh thừa sắt;
  • Ngoài ra người bệnh bị thừa sắt còn giảm ham muốn tình dục.
Suy tim
Sắt thừa tích tụ trong tim gây cản trở sự dẫn điện của tim sẽ gây ra triệu chứng suy tim

4. Điều trị hấp thụ sắt quá phát

Tùy vào mức độ thừa sắt ít hay nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định khác nhau.

Với đối tượng bị ngộ độc sắt, bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp làm sạch bằng cách rửa ruột hoặc phương pháp điều trị chelation. Đây là những phương pháp giúp loại bỏ lượng sắt dư thừa trong cơ thể nhanh để làm giảm triệu chứng ngộ độc sắt ở người bệnh.

Với người bệnh bị quá tải sắt, mục tiêu điều trị chủ yếu là loại bỏ lượng sắt dư thừa, bằng cách lấy máu tĩnh mạch (phlebotomy). Căn cứ vào mức độ quá tải sắt, bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật với tần suất khác nhau.

Ngoài ra, không được tự ý sử dụng thuốc sắt để bổ sung cho cơ thể, đặc biệt khi đang sử dụng các loại thuốc vitamin tổng hợp khác. Cần gặp bác sĩ để được tư vấn để đảm bảo an toàn cho cơ thể.

Với những người có tiền sử bị gan, tim, hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu sắt và các loại thuốc vitamin bổ sung sắt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan