Dinh dưỡng trong bệnh rối loạn lipid máu

Bài viết được viết bởi TS, BS Phan Nguyễn Thanh Bình, Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Rối loạn lipid máu là căn bệnh thường gặp, có nhiều biểu hiện khác nhau, được chia thành 3 nhóm biểu hiện chính: tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, u vàng và các biểu lộ ngoài da khác, hội chứng tăng chylomicron. Chế độ dinh dưỡng góp phần đáng kể trong việc điều trị rối loạn lipid máu. Vậy bệnh nhân nên ăn uống như thế nào?

1. Rối loạn lipid máu là gì?

Rối loạn lipid máu là tình trạng rối loạn một trong những thành phần trong chuyển hóa lipoprotein: tăng cholesterol, tăng triglyceride, tăng LDL-Cholesterol hoặc giảm HDL-Cholesterol.

Nồng độ lipid máu theo hằng số của người Việt Nam là

Cholesterol: 3.9-5.2 mmol/l, LDL-Cholesterol: 1.8-3.4 mmol/l, HDL-Cholesterol: 0.9-5.0 mmol/l, Triglyceride 0.4-1.7 mmol/l.

2. Tăng lipid máu có biểu hiện như thế nào ?

Gồm 3 nhóm biểu hiện chính:

  • Tăng nguy cơ xơ vữa động mạch: Rối loạn lipid máu là yếu tố nguy cơ chính của bệnh động mạch vành.
Xơ vữa động mạch
Tăng lipid máu dễ dẫn đến nguy cơ xơ vữa động mạch

  • U vàng và các biểu lộ ngoài da khác: U vàng có thể giúp chúng ta nghĩ đến có rối loạn mỡ máu như u vàng tại gân cơ (xuất hiện trong tăng cholesterol có tính gia đình và trong bệnh thiếu ApoB), u vàng tại gân Achille và gân cơ duỗi ngón tay (bệnh khiếm khuyết di truyền trong tác dụng hỗ tương giữa LDL và thụ thể của LDL)... Một số triệu chứng khác: xanthelasma (u vàng dạng phẳng), vòng giác mạc.
  • Hội chứng tăng Chylomicron: xảy ra khi tăng Chylomicron. Hậu quả nặng nề, nhất là gây viêm tụy cấp, có thể tái phát nhiều lần.

3. Chế độ dinh dưỡng trong bệnh rối loạn lipid máu

Năng lượng: 1500 - 1700 kcal /ngày (30 kcal/kg cân nặng).

Protein: 45 – 60g

  • 1g/kg cân nặng/ngày, 12-14% tổng năng lượng.
  • Khuyến khích các nguồn protein từ cá và thực vật.
  • Protein thực vật đặc biệt protein nguồn đậu đỗ có hiệu quả giảm nguy cơ của bệnh tim mạch.
  • Nên ăn thịt nạc hơn thịt mỡ, thịt ba rọi, ưu tiên thịt trắng hơn thịt đỏ.

Lipid: 25 - 37g,

  • 15-20% tổng năng lượng: Chất béo bão hòa < 7% tổng năng lượng, Chất béo không 20% tổng năng lượng, Cholesterol < bão hòa đa: có thể đạt <10% năng lượng, chất béo không bão hòa đơn: có thể đạt đến 200mg/ ngày.
  • Các thực phẩm có nhiều chất béo không bão hòa một nối đôi như: dầu oliu, dầu canola, dầu hướng dương, quả bơ, hạt bồ đào, đậu phộng, hạnh nhân.
dầu oliu
Nên sử dụng các dầu có nguồn gốc từ thực vật cho bệnh nhân bị rối loạn lipid máu
  • Các thực phẩm có nhiều chất béo không bão hòa nhiều nối đôi: Thức ăn biển, hải sản: tảo (DHA), mỡ cá nước lạnh (EPA & DHA) như cá hồi, cá ngừ, cá thu; Thực vật (ALA): hạt cây lanh (dầu), hạt Chiba, quả óc chó, dầu óc chó, dầu đậu nành.
  • Các thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa: phô mai, sữa toàn phần, kem, chất béo động vật (mỡ heo, bò, gia cầm, bơ), dầu của cây nhiệt đới như dầu dừa (92% chất béo bão hòa), nhân cọ (86% chất béo bão hòa), dầu cọ (51% chất béo bão hòa).
  • Trans fat có tự nhiên với một lượng nhỏ trong các sản phẩm động vật (mỡ, sữa động vật ăn cỏ), các thực phẩm chế biến công nghiệp có dầu được hydrate hóa (các thực phẩm chiên rán lâu trên bếp, thức ăn nhanh, snack, magarin...)
  • Các thực phẩm có nhiều cholesterol: óc (2500 mg%), bầu dục bò (400 mg%), bầu dục lợn (375 mg%), tim (140 mg%), trứng gà toàn phần (600 mg%), gan lợn (300 mg%), gan gà (440 mg%).

Chất bột đường:

  • 50 - 60% tổng năng lượng
  • Nên dùng các carbohydrate phức hợp, có chỉ số đường huyết thấp.

Chất xơ: 20-30 g/ ngày, trong đó 10-25 g xơ tan/ngày

Các thực phẩm mà trong thành phần chất xơ có chứa nhiều chất xơ hòa tan như trong ngũ cốc (gạo còn cám, lúa mạch, yến mạch), trái cây (táo, chuối, dâu tây, ổi, mận...), các loại đậu (đậu đen, đậu trắng, đậu lăng, đậu hà lan...), rau cải (bông cải, artichoke, hành tây, tỏi, cà rốt, mồng tơi, rau dền, rau đay...).

Chất xơ hòa tan
Bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ hòa tan trong thực đơn hằng ngày

Rau và trái cây: đa dạng để cung cấp nhiều loại vitamin

  • Thực phẩm giàu vitamin E: giá đỗ, dầu thực vật.
  • Thực phẩm giàu β-caroten: cà rốt, bí đỏ, gấc, đu đủ chín, rau có màu xanh thẫm.
  • Thức ăn giàu vitamin C: các loại rau quả, đặc biệt là quả họ cam bưởi.
  • Thức ăn giàu selen: rau ngót, rau muống, cải bắp...

Nhu cầu nước: 2-2,5 lít/ngày.Vitamin và khoáng chất: đủ theo nhu cầu.Hạn chế: rượu, bia, thuốc lá,...Hoạt động thể lực: ít nhất 30 phút mỗi ngày, đạt ít nhất 150 phút mỗi tuần, nên thực hiện hầu hết các ngày trong tuần, năng lượng tiêu hao do hoạt động thể lực ít nhất 200 kcal/ ngày, nên bắt đầu chậm và tăng dần lên theo thời gian.Phụ lục Hàm lượng Cholesterol trong thực phẩm

Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm tình trạng rối loạn lipid máu, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của quý khách hàng với chính sách giá hợp lý, bao gồm:

Kết quả khám của người bệnh sẽ được trả về tận nhà. Sau khi nhận được kết quả khám sức khỏe tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý cần khám và điều trị chuyên sâu, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác ngay tại Bệnh viện với chất lượng điều trị và dịch vụ khách hàng vượt trội.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan