Bướu cổ có mấy loại?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Xuân Chiến - Trưởng khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Bướu cổ là bệnh lý của tuyến giáp, đây là một tuyến nội tiết nằm ở phía trước, dưới thấp của cổ, ép vào các mặt bên của thanh quản và những vòng đầu tiên của khí quản.

Bướu cổ có 3 dạng chính như sau:

1. Bướu cổ đơn thuần

1.1. Bướu cổ đơn thuần là gì?

Bệnh bướu cổ đơn thuần (dân gian gọi là bướu cổ lành tính) là bướu cổ thường gặp nhất, chiếm 80%. Đây là tình trạng sưng lên của tuyến giáp mà nguyên nhân không phải do ung thư, viêm nhiễm và cũng không có dấu hiệu tăng hoạt động hoặc giảm hoạt động của tuyến giáp. Bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Bệnh bướu cổ đơn thuần thường có tình trạng bình giáp (không thay đổi hormon tuyến giáp).

1.2. Nguyên nhân gây bướu cổ đơn thuần

Bệnh bướu cổ đơn thuần thường do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên bao gồm: thiếu iốt (nguyên nhân chủ yếu), rối loạn nội tiết tố nữ xảy ra ở thiếu nữ tuổi dậy thì, phụ nữ có thai, phụ nữ tiền mãn kinh, do chất kháng giáp (có trong cây bắp cải trắng, thuốc kháng giáp cây sắn, do sự bất thường trong tổng hợp nội tiết tố tuyến giáp, mất iốt do tiêu chảy kéo dài, hội chứng thận hư...

1.3. Nhận diện bệnh bướu cổ đơn thuần

Bướu cổ đơn thuần biểu hiện dưới hai hình thức:

Bướu giáp lan tỏa (tuyến giáp lớn đều ra)

Bướu giáp nhân (có một hoặc nhiều nhân).

  • Trường hợp bướu cổ đơn thuần đơn nhân (hay còn gọi là bướu cổ đơn nhân lành tính): bệnh nhân sẽ thấy có một khối u ở giữa cổ, sờ thấy có ranh giới rõ, không dính vào da, không đau, mềm hay chắc, di động theo nhịp nuốt lên xuống, khi bướu to có thể gây chèn ép.
  • Trường hợp đối với bướu cổ đơn thuần nhiều nhân (hay còn gọi là bướu cổ đa nhân lành tính) bệnh nhân thấy có nhiều khối tròn đường kính từ 0.5 đến vài centimet tại vùng cổ.

Bệnh bướu cổ đơn thuần thường diễn biến kín đáo, không có triệu chứng rõ ràng, không đau, thường được phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe tổng quát. Bướu cổ khi phát triển đến kích thước lớn có thể gây nên các dấu hiệu chèn ép cơ quan và tổ chức chung quanh như:

  • Chèn ép khí quản gây khó thở
  • Chèn ép dây thần kinh quặt ngược gây khó nói, nói khàn, nói hai giọng
  • Chèn ép tĩnh mạch chủ trên gây phù kiểu áo khoác gồm phù ở mặt, cổ, lồng ngực, hai tay kèm tuần hoàn bàng hệ ở ngực.

Hình ảnh bướu cổ
Hình ảnh bướu cổ

1.4. Bướu cổ đơn thuần có cần phẫu thuật không?

  • Với bướu cổ đơn thuần thể phình giáp lan tỏa (bướu giáp lan tỏa), bệnh nhân chỉ cần điều trị bằng thuốc sẽ cho kết quả rất tốt.
  • Riêng với bướu cổ đơn nhân hoặc bướu cổ đa nhân (lành tính): nếu điều trị thuốc 6 tháng không hiệu quả mới phải mổ.

Thông thường bệnh nhân phát hiện bướu sớm, đi khám bệnh ngay sẽ có kết quả tốt hơn vì nếu để lâu: quanh nhân sẽ có vùng xơ hóa không đáp ứng thuốc. Ngoài ra, một số bệnh nhân bị bướu giáp nhân sẽ phải mổ sớm, dù chưa điều trị nội khoa (bằng thuốc) hoàn tất, khi bướu có biến chứng gây chèn ép, khó thở, bướu lớn nhanh, bướu xuất huyết trong lòng bướu hoặc bệnh nhân lớn tuổi có khàn tiếng chưa loại trừ ung thư.Cần đặc biệt lưu ý ở các em gái trong tuổi dậy thì (12 - 18 tuổi) hoặc phụ nữ có thai có tuyến giáp hơi lớn ra, dạng phình giáp lan tỏa là hiện tượng sinh lý, hoàn toàn không có chỉ định mổ.

2. Bướu cổ do cường giáp

Bướu cổ do cường giáp hay còn gọi là bướu cường giáp, thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 20 - 45. Bướu cổ cường giáp là một bệnh lý của tuyến giáp, trong đó hormone tuyến giáp được sản xuất quá mức bình thường.

Nguyên nhân thường thấy là bệnh basedow với bướu giáp mạch lan tỏa kèm lồi mắt hoặc không, số còn lại là cường giáp với bướu giáp đa nhân hóa độc. Dù do nguyên nhân nào thì biểu hiện chung của bướu cường giáp là hội chứng cường giáp: run tay, tim đập nhanh, hồi hộp, ăn nhiều mà gầy (có bệnh nhân giảm 10kg trong ba tháng) và thường hay nóng tính bất thường.

Đối với bướu cường giáp, điều trị chủ yếu bằng thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc tim mạch. Bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh chóng và trở về trạng thái bình thường. Thời gian điều trị khoảng 12 - 18 tháng, thường cho kết quả rất tốt đối với bệnh cường giáp mà bướu giáp lan tỏa độ 1 hoặc tuyến giáp còn trong kích thước bình thường. Tuy nhiên, đối với bệnh cường giáp mà bướu giáp nhân hoặc tuyến giáp lớn độ 2, độ 3, sau khi điều trị nội khoa ổn định (lên cân, hết run tay, hết hồi hộp, tim đập bình thường, mạch hết nhanh) nên phối hợp với phẫu thuật sẽ cho kết quả điều trị tốt hơn.


Bướu cổ có thể do nguyên nhân cường giáp
Bướu cổ có thể do nguyên nhân cường giáp

3. Ung thư giáp

Biểu hiện bệnh ung thư giáp (bướu cổ ác tính) ở giai đoạn sớm tương tự như biểu hiệu của bướu giáp đơn thuần (bướu cổ lành tính). Bệnh thường gặp ở người trung niên và lớn tuổi, ở nhóm bệnh nhân có bướu cổ đơn nhân. Tuy nhiên ở bệnh nhân cường giáp, bướu giáp đa nhân và bướu giáp lan tỏa... cũng có tỉ lệ nhỏ bị ung thư giáp. Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân có triệu chứng khàn tiếng không hồi phục.

Với bướu cổ trong ung thư giáp, hướng xử trí là cắt hết thùy giáp bị ung thư, cắt eo giáp, nạo hạch. Nếu đã có di căn hạch thì cắt hết hai thùy, nạo hạch, chấp nhận tình trạng suy giáp trạng và điều trị hỗ trợ bằng kích tố giáp suốt đời.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe ÍCH GIÁP VƯƠNG

Dùng cho người bị bướu cổ lành tính

- Hỗ trợ giảm sự tiến triển của bướu cổ lành tính, giảm nguy cơ bướu cổ do thiếu iod.

- Giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bướu tuyến giáp.

97% người dùng Ích Giáp Vương hài lòng và rất hài lòng về hiệu quả của sản phẩm trong đó có 86% cải thiện triệu chứng bệnh tuyến giáp như: Bướu cổ, mệt mỏi, hồi hộp, tim đập nhanh, vã mồ hôi, sợ lạnh, da khô, tóc rụng,... (Theo khảo sát của VN Economy năm 2022).

Ích giáp vương

Thành phần

Chiết xuất hải tảo, cao khổ sâm nam, cao bán biên liên, cao ba chạc, cao lá neem, magnesi, kali iodid.

Đối tượng sử dụng

Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên bị bướu cổ lành tính; Người có nguy cơ bướu cổ.

Tiếp thị bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu

Thông tin chi tiết về sản phẩm TẠI ĐÂY

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

(XNQC: 02021/2019/ATTP-XNQC)

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe