Bệnh lậu ở họng, miệng: Những điều cần biết

Bệnh lậu ở họng, miệng có thể xảy ra ở bất cứ ai đã từng quan hệ tình dục. Nếu không được phát hiện và điều trị, lậu họng sẽ gây ra những biến chứng rất nghiêm trọng cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu được điều trị thì đây là bệnh có thể chữa khỏi được bằng các loại thuốc phù hợp.

1. Bệnh lậu ở họng là gì?

Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) gặp ở cả nam và nữ. Bệnh có thể gây nhiễm trùng cơ quan sinh dục ngoài, trực tràng và đặc biệt là cổ họng, miệng. Đây là một loại bệnh lây nhiễm rất phổ biến ở thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15-24.

Có nhiều trường hợp bị nhiễm lậu mà không hề hay biết do bệnh thường ít bộc lộ triệu chứng, đặc biệt là ở phụ nữ. Điều này rất nguy hiểm, không chỉ vì khiến người bệnh khó phát hiện và điều trị kịp thời mà còn tăng khả năng lây nhiễm cho bạn tình của họ do không có biện pháp đề phòng khi quan hệ tình dục.

Chẩn đoán, điều trị và biến chứng của bệnh lậu
Bệnh lậu không chỉ xuất hiện ở bộ phận sinh dục mà còn ở miệng và họng

2. Bệnh lậu ở họng lây truyền như thế nào?

Bạn có thể mắc bệnh lậu khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với người bị nhiễm lậu. Nhiều người nghĩ rằng quan hệ tình dục qua miệng thì sẽ không có khả năng bị nhiễm lậu, nhưng nếu bạn tình của họ mắc bệnh lậu ở họng hay miệng thì nguy cơ lây nhiễm sẽ rất cao.

Vì vậy cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh lậu ở họng, miệng cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục nói chung là không quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu hôn và đặc biệt là đường miệng.

Trong trường hợp có xảy ra quan hệ tình dục, cần làm theo các hướng dẫn sau để giảm nguy cơ mắc bệnh lậu:

  • Duy trì mối quan hệ một vợ một chồng lâu dài, phải chắc chắn “đối tác” của bạn không nhiễm lậu (kết quả xét nghiệm âm tính với STD).
  • Dùng bao cao su đúng cách trong các lần quan hệ.

Lưu ý rằng rửa bộ phận sinh dục, đi tiểu hay thụt rửa sau khi quan hệ tình dục KHÔNG có tác dụng đề phòng các bệnh STD.

3. Những ai có nguy cơ mắc bệnh lậu họng?

Nguy cơ mắc bệnh lậu có ở bất cứ người nào quan hệ tình dục không an toàn qua đường miệng, âm đạo hay hậu môn.

Nếu có quan hệ tình dục, bạn nên trao đổi với bác sĩ về việc có cần thiết tiến hành xét nghiệm bệnh lậu cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác hay không.

Trong trường hợp bạn là người lưỡng tính, đồng tính nam có quan hệ với người cùng giới - nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm lậu cao - thì nên đi xét nghiệm bệnh lậu mỗi năm một lần. Nữ giới dưới 25 tuổi có quan hệ tình dục, phụ nữ lớn tuổi có bạn tình mới/ nhiều bạn tình/ bạn tình bị nhiễm STD thì nên xét nghiệm bệnh lậu hàng năm.

Những lý do gây giảm ham muốn tình dục ở nam và nữ
Cả nam và nữ đều là các đối tượng dễ mắc bệnh lậu

4. Triệu chứng của bệnh lậu ở họng

Dấu hiệu của bệnh lậu ở từng người sẽ có biểu hiện khác nhau tùy vào cơ quan bị nhiễm bệnh và giới tính của họ. Những vị trí thường gặp gồm trực tràng, đường tiết niệu, tử cung (với nữ), dương vật (với nam),... và đặc biệt là bệnh lậu ở họng gặp ở cả 2 giới.

4.1 Ở nữ giới

Phần lớn trường hợp bệnh lậu ở nữ giới không gây ra triệu chứng gì. Ngay cả khi có triệu chứng, chúng cũng dễ bị nhầm lẫn sang các bệnh nhiễm trùng âm đạo hay bàng quang. Phụ nữ cũng là đối tượng có nguy cơ bị biến chứng nhiễm trùng nghiêm trọng, kể cả khi họ không nhận thấy triệu chứng của bệnh lậu.

Trường hợp ít hơn có triệu chứng, bệnh sẽ biểu hiện ở các bộ phận như mắt, miệng, cổ họng, hậu môn, đường tiết niệu hoặc tử cung.

Nếu nhiễm lậu ở tử cung hay đường tiết niệu, nữ giới sẽ có các triệu chứng sau:

  • Chảy máu âm đạo dù không phải trong kỳ kinh nguyệt.
  • Tăng dịch tiết từ âm đạo.
  • Có cảm giác đau hoặc nóng rát khi đi tiểu.

Nếu nhiễm lậu ở trực tràng, nữ giới sẽ có hiện tượng ngứa, đau nhức, chảy máu, tiết dịch từ trực tràng hoặc cảm thấy đau khi đi đại tiện.

Nếu bị nhiễm lậu ở họng hay miệng, người bệnh sẽ nhận thấy cổ họng bị đau.

4.2 Ở nam giới

Những vị trí nhiễm lậu thường gặp ở nam giới là mắt, miệng, họng, dương vật, hậu môn.

Tại dương vật, lậu biểu hiện qua các triệu chứng sau:

  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
  • Xuất hiện dịch trắng, vàng hoặc xanh lá cây tiết ra từ dương vật.
  • Tinh hoàn bị đau, sưng.

Tại trực tràng, nam giới nhiễm lậu thường bị ngứa, đau nhức, chảy máu, tiết dịch từ trực tràng hoặc bị đau khi đi đại tiện.

Tại họng và miệng, cũng giống như nữ giới, nam giới nhiễm lậu cũng gặp cảm giác đau ở cổ họng.

5. Chẩn đoán bệnh lậu như thế nào?

Hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ xác định bạn có nhiễm bệnh lậu hay không bằng cách xét nghiệm nước tiểu. Trong trường hợp bạn có quan hệ tình dục qua đường hậu môn và/hoặc đường miệng, bác sĩ sẽ dùng gạc để thu thập mẫu từ trực tràng và/hoặc cổ họng để đem đi xét nghiệm. Ngoài ra cũng có thể thu thập mẫu từ niệu đạo (ở nam giới) hoặc cổ tử cung (ở nữ giới) để xét nghiệm trong một số trường hợp cụ thể.

6. Bệnh lậu ở họng có chữa khỏi được không?

Bệnh lậu ở họng, miệng và ở những vị trí khác có thể chữa khỏi nếu có phương pháp điều trị thích hợp. Điều quan trọng người bệnh cần nhớ là phải dùng hết số thuốc mà bác sĩ đã kê đơn. Không được dùng chung thuốc điều trị bệnh lậu với bất kỳ người nào. Và lưu ý rằng, mặc dù thuốc điều trị có tác dụng ngăn sự lây nhiễm nhưng nó không thể phục hồi được những tổn thương vĩnh viễn mà bệnh gây ra trên cơ thể.

Hiện nay việc điều trị bệnh lậu đang gặp nhiều khó khăn, do các biến thể kháng thuốc điều trị lậu ngày một gia tăng. Nếu các triệu chứng của bệnh vẫn tiếp tục kéo dài nhiều ngày sau khi được điều trị, người bệnh cần quay lại nơi đã điều trị để thăm khám.

Sau khi dùng hết tất cả các thuốc điều trị, người bệnh nên đợi thêm 7 ngày trước khi quan hệ tình dục trở lại. Và lưu ý rằng kể cả khi được chữa khỏi, bạn vẫn có khả năng bị tái nhiễm bệnh lậu nếu quan hệ tình dục không an toàn với người đang bị lậu hoặc một bạn tình mới.

7. Biến chứng của bệnh lậu

Nếu không được điều trị, bệnh lậu dù là ở họng hay các vị trí khác đều có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở cả nam và nữ giới. Lậu cầu vẫn nằm trong cơ thể. Người bệnh có khả năng nhiễm HIV cao hơn nếu quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình nhiễm HIV. Bệnh lậu cũng có thể lan ra máu và các khớp, đây là tình trạng rất nghiêm trọng vì đe dọa tới tính mạng.

Nữ giới nhiễm lậu nhưng không được điều trị có thể gây viêm vùng chậu (PID), với các biến chứng sau:

Nam giới nhiễm lậu nhưng không điều trị có thể bị đau tinh hoàn, trong một số ít trường hợp sẽ dẫn tới vô sinh nam, khó có con.

Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: cdc.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

59K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Xét nghiệm HIV
    Không tìm thấy RNA HIV trong máu cần làm gì tiếp theo?

    Xin chào bác sĩ! Cháu có tiếp xúc với đối tượng có nguy cơ nhiễm HIV được 8 tuần. Sau đó, cháu có làm xét nghiệm HIV Realtime PCR HIV đo tải lượng HIV ở Vinmec thì được kết quả ...

    Đọc thêm
  • thuốc enoxacin
    Enoxacin là thuốc gì?

    Thuốc Enoxacin là một loại kháng sinh, được dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn. Thường được lựa chọn để điều trị nhiễm khuẩn sinh dục và tiết niệu. Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ sẽ đảm ...

    Đọc thêm
  • orafort 200
    Công dụng thuốc Orafort 200

    Thuốc Orafort 200 có thành phần chính là Ofloxacin, được sử dụng trong điều trị viêm bể thận, viêm tiền liệt tuyến, viêm bàng quang, nhiễm trùng do phẫu thuật, nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng đường hô hấp và lậu ...

    Đọc thêm
  • rocacef
    Công dụng thuốc Rocacef

    Rocacef chứa hoạt chất Cefoperazone 1g, được bào chế dưới dạng bột tiêm thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Cùng tìm hiểu về công dụng và những lưu ý khi sử dụng ...

    Đọc thêm
  • ibadaline
    Công dụng thuốc Ibadaline

    Ibadaline thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và nấm, được sử dụng để điều trị trong những trường hợp nhiễm khuẩn nhạy cảm với Clindamycin. Dưới đây là thông tin chi tiết về thuốc ...

    Đọc thêm