Huyết áp cao làm tăng nguy cơ đột quỵ?

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi ThS. BS Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Chuyên khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Nhiều người thắc mắc “huyết áp cao là bao nhiêu?” hay “huyết áp cao có nguy hiểm không?”. Việc hiểu và nắm rõ về tình trạng cao huyết áp giúp người bệnh biết cách phòng ngừa hợp lý.

Theo ThS. BS Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Chuyên khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng, tăng huyết áp được coi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi đôi khi người bệnh không hề xuất hiện các triệu chứng của bệnh nên không có phương pháp điều trị cụ thể. Tăng huyết áp (THA) là bệnh lý mãn tính, xảy ra khi áp lực máu lên thành động mạch cao hơn so với bình thường. Theo hướng dẫn điều trị tăng huyết áp của Bộ Y tế năm 2010, huyết áp cao được định nghĩa là khi huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên.

“Bệnh cao huyết áp có nguy hiểm không?” thì câu trả lời là có. Tình trạng huyết áp cao có thể khiến quá trình máu lên não bị gián đoạn đột ngột, tế bào não bị chết do thiếu oxy và gây đột quỵ. Huyết áp cao có thể gây đột quỵ do thiếu máu não cục bộ hoặc do xuất huyết não. Đột quỵ do huyết áp cao thường có biểu hiện từ từ, dấu hiệu báo trước không rõ ràng, có thể cũng xảy ra đột ngột. Hiện nay, phương pháp tốt nhất để dự phòng đột quỵ là kiểm soát các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch và thực hiện các chế độ ăn khoa học, kiểm soát tốt cân nặng. Đồng thời, mỗi người cũng cần khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ, nếu phát hiện bệnh huyết áp cao thì cần phải điều trị ngay.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • thuốc Semirad
    Công dụng thuốc Semirad

    Semirad là thuốc điều trị các triệu chứng thần kinh và sinh lý liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não, các rối loạn do chứng thiếu máu não cục bộ, chứng mất trí hay chứng huyết khối và nghẽn ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • somazina 1000mg
    Tác dụng của thuốc Somazina

    Somazina là một loại thuốc được sử dụng để điều trị các rối loạn về nhận thức, cảm giác, vận động và tâm thần kinh do bệnh lý thoái hóa hay các bệnh mạch máu não. Để phát huy hiệu ...

    Đọc thêm
  • Thuốc Cytoflavin
    Công dụng thuốc Cytoflavin

    Thuốc Cytoflavin có dạng bào chế dung dịch tiêm. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Cytoflavin sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

    Đọc thêm
  • Vincardipin
    Công dụng thuốc Vincardipin

    Vincardipin là thuốc có chứa hoạt chất Nicardipin, được bào chế dạng thuốc tiêm. Thuốc được dùng để điều trị tăng huyết áp vừa và nhẹ, hỗ trợ điều trị thiếu máu não cục bộ hoặc cơn đau thắt ngực ...

    Đọc thêm
  • điều trị thiếu máu não
    Ngất, xỉu - Dấu hiệu thiếu máu não?

    Thiếu máu não thường được coi là dấu hiệu tuổi già, xảy ra do thời gian làm lão hóa các mạch máu, các mạch co hẹp dần cản trở việc lưu thông máu. Hiện nay, với lối sinh hoạt không ...

    Đọc thêm