Chụp cắt lớp vi tính ở người mắc bệnh cơ tim

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ khoa khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Bệnh cơ tim là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy tim, có tiên lượng xấu và tỷ lệ tử vong khá cao. Chẩn đoán sớm có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện và điều trị bệnh. Trong đó chụp cắt lớp vi tính là kỹ thuật chẩn đoán bệnh cơ tim có độ chính xác cao, đang được áp dụng rộng rãi hiện nay.

1. Tìm hiểu chung về bệnh cơ tim

1.1 Bệnh cơ tim là gì?

Bệnh cơ tim là thuật ngữ mô tả tình trạng cơ tim bất thường, là bệnh tim tiến triển khiến tim giãn nở, dày lên hoặc cứng lại bất thường. Ở bệnh nhân mắc bệnh cơ tim, tim khó bơm và cung cấp máu cho phần còn lại của cơ thể. Đây là bệnh có tiên lượng xấu, tỉ lệ tử vong sau 5 năm là 35% và sau 10 năm là 70%.

1.2 Triệu chứng của bệnh cơ tim

Trong giai đoạn đầu, người bị bệnh cơ tim thường không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện. Đó là:

  • Khó thở khi gắng sức hoặc thậm chí là khi nghỉ ngơi;
  • Phù chân: mắt cá chân và bàn chân;
  • Ho khi nằm;
  • Chướng bụng cho ứ dịch;
  • Mệt mỏi;
  • Nhịp tim bất thường: nhanh, đập mạnh hoặc rung;
  • Đánh trống ngực, đau ngực;
  • Chóng mặt, ngất xỉu;
  • Huyết áp cao.
  • Đột quỵ nếu hình thành cục máu đông trong tâm thất trái giãn da và cục máu đông này bị vỡ làm gián đoạn lưu lượng máu đến não.

1.3 Nguyên nhân gây bệnh cơ tim

Không có nguyên nhân chính xác gây bệnh cơ tim. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gồm:

  • Tiền sử gia đình mắc bệnh cơ tim, suy tim hoặc ngưng tim đột ngột;
  • Huyết áp cao kéo dài;
  • Mắc bệnh tim đập nhanh mãn tính;
  • Tổn thương mô tim do nhồi máu cơ tim trước đó;
  • Mắc bệnh van tim;
  • Mắc các rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, béo phì, bệnh tuyến giáp;
  • Biến chứng của mang thai (bệnh cơ tim chu sinh);
  • Thiếu hụt các vitamin và khoáng chất cần thiết (ví dụ thiamin - vitamin B1);
  • Uống rượu nhiều trong thời gian dài;
  • Sử dụng amphetamine, cocaine hoặc steroid đồng hóa;
  • Sử dụng một số loại thuốc hóa trị và xạ trị ung thư;
  • Tích tụ sắt trong cơ tim (bệnh ứ sắt);
  • Mắc một số bệnh nhiễm trùng có thể làm tổn thương tim và kích hoạt bệnh cơ tim;
  • Tình trạng viêm gây các khối tế bào phát triển trong tim và các cơ quan khác (sarcoidosis);
  • Mắc một rối loạn gây tích tụ các protein bất thường (amyloidosis);
  • Các rối loạn mô liên kết.
Đau thắt ngực không ổn định: Những điều cần biết
Không có nguyên nhân chính xác gây bệnh cơ tim

1.4 Phương pháp chẩn đoán bệnh cơ tim

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh cơ tim thông qua các phương pháp như:

  • Chụp X-quang ngực: hình ảnh hiển thị của tim giúp đánh giá cơ tim có bị giãn nở không;
  • Siêu âm tim: là phương pháp sử dụng sóng âm để tạo hình ảnh của tim. Từ các hình ảnh này bác sĩ sẽ kiểm tra được kích thước, chức năng tim và chuyển động khi tim đập;
  • Điện tâm đồ (ECG);
  • Kiểm tra nhịp tim, huyết áp và nhịp thở khi đi bộ gắng sức trên máy chạy bộ.
  • Thông tim;
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT);
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI);
  • Xét nghiệm máu;
  • Xét nghiệm di truyền hoặc sàng lọc.

1.5 Phương pháp điều trị bệnh cơ tim

Lựa chọn phương pháp điều trị bệnh cơ tim phụ thuộc chủ yếu vào mức độ tổn thương của tim và các triệu chứng bên ngoài. Mục tiêu điều trị là giúp tim hoạt động hiệu quả hơn, ngăn ngừa các tổn thương có thể phát sinh. Bệnh cơ tim khó chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát bằng cách:

  • Thay đổi lối sống lành mạnh hơn: tránh sử dụng rượu, cocaine; kiểm soát huyết áp cao, cholesterol cao và tiểu đường; ăn uống khoa học; tăng cường tập luyện thể dục thể thao; giảm căng thẳng; ngủ đủ giấc; bỏ thuốc lá,...;
  • Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp, ngăn ngừa giữ nước, giữ nhịp tim bình thường, ngăn ngừa huyết khối và giảm viêm;
  • Sử dụng máy điều hòa nhịp tim và máy khử rung tim;
  • Phẫu thuật ghép tim là phương án điều trị cuối cùng nếu các phương pháp trên không hiệu quả.
Tập thể dục
Luyện tập thể dục và thay đổi lối sống lành mạnh hơn để năng ngừa các tổn thương có thể tái phát

2. Chụp cắt lớp vi tính - phương pháp chẩn đoán bệnh cơ tim chính xác

Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) là phương pháp chụp hình sử dụng các tia X-quang quét theo chiều cắt ngang qua một bộ phận trên cơ thể người.

Theo đó, trong chụp cắt lớp tim thì vị trí khoanh vùng của tia X là tim. Thông qua việc tận dụng các phép đo của tia X, kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính sẽ cho ra nhiều kết quả hình ảnh từ các góc độ khác nhau trên tim, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác về tình trạng của bệnh nhân.

Đây là kỹ thuật chẩn đoán chính xác và nhanh chóng nhất về các bệnh lý tim mạch thông qua hình ảnh chi tiết của tim và động mạch. Ngoài ra, căn cứ vào mức độ và vị trí của các mảng bám tích tụ trong động mạch vành, bác sĩ cũng dễ dàng xác định nguy cơ mắc bệnh tim của bệnh nhân. Đặc biệt, chụp cắt lớp dễ dàng chẩn đoán một số bệnh lý cơ tim như bệnh cơ tim phì đại, từ đó giúp bác sĩ sớm đưa ra chỉ định điều trị cần thiết cho bệnh nhân.

3. Vì sao nên chụp cắt lớp vi tính chẩn đoán bệnh cơ tim tại Vinmec?

Hiện Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng đang ứng dụng kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính động mạch vành, tim không dùng thuốc beta block cho bệnh nhân mắc bệnh cơ tim và các bệnh lý tim mạch khác.

Lựa chọn kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính tại Vinmec Hải Phòng giúp khách hàng được chẩn đoán bệnh sớm và chính xác nhất nhờ có:

  • Hệ thống máy móc hiện đại, đạt chuẩn quốc tế:
    • Máy CT scanner 640 lát Aquilion One (Vision Edition) tốc độ chụp nhanh, sở hữu công nghệ giảm liều tia AIDR 3D mới nhất hiện nay, cho phép giảm 75% liều tia lên bệnh nhân;
    • Máy có khả năng tổng hợp 320/640 lát cắt trong một vòng quay với tốc độ 0.275*s/0.35s;
    • Hệ thống sử dụng Detector thu nhận có bề rộng 160mm với 320 hàng Detector cho phép chụp tim, não,... trong một vòng quay, rút ngắn thời gian chẩn đoán;
    • iStation giúp hiển thị tín hiệu điện tim, hướng dẫn thở trên Gantry;
    • SureExposure 3D liên tục điều chỉnh dòng chụp trong suốt quá trình quét xoắn ốc theo ba trục không gian X, Y và Z theo hình dáng cơ thể bệnh nhân, giúp giảm liều tia xạ đến mức thấp nhất có thể
    • Hướng dẫn bệnh nhân bằng giọng nói và hệ thống (Voice link);
    • Boost3DTM cho phép giảm thiểu liều chiếu cho những vùng có độ hấp thụ tia X cao như vùng vai để thu nhận ảnh với độ chính xác cao;
    • Xử lý ảnh màu 3D (tái tạo bề mặt, tái tạo thể tích, MIP, MPR, MPR cong, Cine)
  • Đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm của Vinmec Hải Phòng, đó là:

Bệnh cơ tim có thể cướp đi sinh mạng của bệnh nhân nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Vì vậy, khi có triệu chứng cảnh báo bệnh cơ tim, bệnh nhân nên đến Bệnh viện Vinmec Hải Phòng để có những trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ chụp cắt lớp vi tính động mạch vành, tim không dùng thuốc beta block.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02257309888 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hải Phòng.

1.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan