Các hội chứng có thể gặp sau tổn thương tim

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nguyễn Văn Dương - Bác sĩ Tim mạch can thiệp - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Sau khi thực hiện 1 số thủ thuật xâm lấn có thể gây chấn thương cơ tim, màng ngoài tim và xung quanh tim được gọi là hội chứng sau tổn thương tim. Triệu chứng, đặc điểm lâm sàng của hội chứng sau tổn thương tim khá đa dạng, nguy cơ tái phát cao và có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh nếu không kịp phát hiện và cấp cứu kịp thời.

1. Hội chứng sau tổn thương tim là gì?

Hội chứng sau tổn thương tim nhằm chỉ một nhóm nguyên nhân không đồng nhất thông qua trung gian miễn dịch liên quan tới viêm màng ngoài tim, thượng tâm mạc và cơ tim. Không chỉ tác động tới màng ngoài tim mà còn gây ảnh hưởng tới cơ tim và các vị trí khác.

2. Triệu chứng của hội chứng sau tổn thương tim

Triệu chứng của viêm thượng tâm mạc, màng ngoài tim xuất hiện ở bệnh nhân phổ biến bao gồm:

  • Đau ngực (chiếm hơn 80%)
  • Khó thở (chiếm khoảng 50-60%)
  • Sốt nhẹ (chiếm từ 50-60%)
  • Tiếng cọ ngoài màng tim (chiếm từ 30-60%)
  • Tràn dịch màng ngoài tim thường xuất hiện ở mức độ nhẹ, trung bình (chiếm hơn 80%)
  • Tràn dịch màng phổi có hoặc không xuất hiện kèm thâm nhiễm phổi (chiếm hơn 60%) Khi khám cận lâm sàng thấy có dấu hiệu viêm hệ thống: Tăng CRP (74%), tốc độ lắng máu tăng, tăng lượng bạch cầu trong máu. Điện tâm đồ ST chênh lên lan tỏa hoặc PR chênh xuống ở nhiều chuyển đạo (chiếm hơn 20%). X- quang ngực thẳng cho thấy có xuất hiện tràn dịch màng phổi mới, tiến triển nặng lên, có kèm thâm nhiễm phổi hay không. Siêu âm tim giúp đánh giá được sự kích thước buồng tim, chức năng co bóp cơ tim, cấu trúc van tim và tràn dịch màng ngoài tim. Thấy có khoảng trống siêu âm do tràn dịch màng ngoài tim. Xuất hiện rối loạn chức năng của thất trái như: suy tim, rối loạn nhịp thất.
Đau ngực là triệu chứng thường gặp nhất sau tổn thương tim
Đau ngực là triệu chứng thường gặp nhất sau tổn thương tim

3. Các hội chứng có thể gặp sau tổn thương tim

Hội chứng sau tổn thương tim được hình thành bao gồm:

2.1 Viêm màng ngoài tim sau nhồi máu cơ tim

Đây là biến chứng thường gặp sau khi tổn thương tim, chiếm từ 25-40% số bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim. Bệnh lý thường xảy ra sau 3 tới 10 ngày bị nhồi máu cơ tim.

Hầu hết bệnh nhân khi bị viêm màng ngoài tim sau nhồi máu cơ tim đều không có triệu chứng. Những bệnh nhân khác có triệu chứng phổ biến như đau ngực nhiều, nặng, kéo dài hằng giờ, mức độ đau hơn khi nằm ngửa, giảm đau khi ngồi hoặc cúi ra trước. Đau hơn khi phổi tăng lên như khi hít sâu, sau ho và nuốt.

Đau xuất phát từ chóp cơ thang, đôi khi lại bị từ cổ, tay và lưng nhưng không thường xuyên. Viêm màng ngoài tim sau nhồi máu cơ tim có liên quan với độ rộng vùng hoại tử cơ tim, ở thành trước nhiều hơn ở thành sau.

Nếu trường hợp khi bị nhồi máu cơ tim cấp mà bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đau ngực và có tiếng cọ ở màng ngoài tim thì khả năng bệnh nhân có nguy cơ cao bị viêm màng ngoài tim sau nhồi máu cơ tim.

2.2 Viêm màng ngoài tim sau phẫu thuật tim (hội chứng hậu phẫu màng ngoài tim)

Triệu chứng này có thể xảy ra vài ngày thậm chí hằng tuần đến hàng tháng sau khi bệnh nhân được phẫu thuật và có nguy cơ cao tử vong. Đây là hậu quả của đáp ứng miễn dịch do tổn thương tim sau phẫu thuật tim-phổi.

2.3 Viêm màng ngoài tim sau chấn thương do tai nạn hoặc do điều trị chấn thương vùng ngực.

Tổn thương tim sau chấn thương là hậu quả do bệnh nhân bị chấn thương tác động mạnh từ bên ngoài như va đập mạnh vùng ngực, do tai nạn giao thông, do chấn thương xuyên thấu như bị dao đâm, trúng đạn,... gây ra các biến chứng sau:

  • Chèn ép tim cấp do bị chấn thương (hội chứng tổn thương tim nhưng không liên quan yếu tố trung gian miễn dịch).
  • Chèn ép tim muộn.
  • Viêm màng ngoài tim co thắt xuất hiện sau nhiều tháng và nhiều năm sau đó.

Bệnh nhân khi bị chấn thương vùng ngực cấp cứu có thể bị sốc do mất máu hoặc chèn ép tim. Thể tích máu liên quan đến sự chèn ép tim. Sự tích tụ máu càng ít thì mức độ chèn ép tim càng chậm. Bệnh nhân nếu bị tổn thương ngực do vết thương xuyên thấu cũng có thể dẫn bị tràn dịch màng ngoài tim hoặc chèn ép tim nhưng sẽ không xuất hiện ngay mà xuất hiện sau. Ngoài ra, khi máu trong khoang màng ngoài tim được phân hủy bởi các hoạt tính ly giải sẽ hình thành các nang máu (hematom) dẫn đến triệu chứng tim bị chèn ép tại chỗ ,từ đó hình thành viêm màng tim co thắt.

Viêm màng ngoài tim là biến chứng thường gặp sau khi tổn thương tim nhồi máu cơ tim
Viêm màng ngoài tim là biến chứng thường gặp sau khi tổn thương tim nhồi máu cơ tim

4. Phòng ngừa, điều trị các hội chứng có thể gặp sau tổn thương tim

Để phòng ngừa những hội chứng nguy hiểm có thể xuất hiện sau khi bị tổn thương, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc:

  • Aspirin: có tác dụng kháng viêm không steroid
  • Colchicin: có tác dụng ngăn ngừa viêm màng ngoài tim sau phẫu thuật.
  • Kết hợp thuốc Aspirin và Colchicin để điều trị ban đầu
  • Glucocorticoid sử dụng khi bệnh nhân bị tái phát viêm màng ngoài tim
  • Ức chế bơm proton được khuyến cáo khi điều trị viêm màng ngoài tim kết hợp Aspirin.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, khách hàng sẽ được kiểm tra, điều trị bởi đội ngũ bác sỹ chuyên môn cao, kinh nghiệm được đào tạo bài bản trong và ngoài nước, kèm theo đó bệnh viện có cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại.

Khi có nhu cầu khám tim mạch quý khách vui lòng lựa chọn Chuyên khoa Tim mạch của bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec bằng cách đặt lịch trên website (vinmec.com) để được hỗ trợ và phục vụ tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan