Các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch

Vì bệnh tiến triển âm thầm nên việc nhận biết dấu hiệu bị suy giãn tĩnh mạch có vai trò vô cùng quan trọng để người bệnh đến bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời.

1. Suy giãn tĩnh mạch là bệnh gì?

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ nữ mắc bệnh cao hơn 3 lần so với nam giới. Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng máu trong hệ thống tĩnh mạch bị ứ đọng ở chân và không thể trở về tim theo đường tĩnh mạch chủ như bình thường. Tình trạng này làm tăng áp suất thủy tĩnh trong các tĩnh mạch khiến nó bị giãn ra. Nếu không điều trị kịp thời đúng cách, bệnh sẽ tiếp tục tiến triển và lưu lượng máu động mạch đến chân ngày càng giảm.

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường diễn ra âm thầm. Khi không điều trị kịp thời thì có thể gây chảy máu, loét chân không lành và thậm chí là hoại tử.

Ai cũng có thể bị giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên nhóm người thuộc các trường hợp dưới đây có nguy cơ cao mắc bệnh:

  • Tiền sử gia đình bị giãn tĩnh mạch;
  • Giới tính: Có nhiều phụ nữ hơn nam giới;
  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch càng cao;
  • Béo phì;
  • Mang thai: Sinh đôi hoặc sinh nhiều lần do thay đổi nội tiết tố;
  • Những nghề phải đứng nhiều, ít di chuyển như nhân viên bán hàng, nhân viên văn phòng, giáo viên, bác sĩ...
Người bị giãn tĩnh mạch chân dùng thuốc hở van tim được không?
Các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch có thể dễ bắt gặp ở một số người đang mang thai

2. Nhận biết những dấu hiệu bị suy giãn tĩnh mạch

Vì bệnh tiến triển âm thầm nên việc nhận biết dấu hiệu bị suy giãn tĩnh mạch có vai trò vô cùng quan trọng. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng, đôi khi chỉ là cảm giác khó chịu nhẹ và nặng hơn ở chân. Vùng da bị giãn tĩnh mạch có thể ngứa hoặc nóng hơn. Các triệu chứng thường xấu đi vào cuối ngày, đặc biệt khi bệnh nhân phải đứng trong thời gian dài.

Trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể thấy chân dễ mỏi chân khi đứng lâu, phù nhẹ nếu ngồi trong thời gian dài, có cảm giác như kim châm hoặc kiến ​​bò trên bắp chân, chuột rút ban đêm ... Dấu hiệu nhận biết suy giãn tĩnh mạch vào thời điểm này đã rõ ràng hơn. Người bệnh có thể nhìn thấy các mạch máu nhỏ như tĩnh mạch xuất hiện trên bề mặt da giống mạng nhện. Các triệu chứng trên có thể biến mất khi người bệnh nghỉ ngơi bởi tình trạng tĩnh mạch không bị giãn nhiều. Chính vì vậy nhiều khi người bệnh ít chú ý, dễ bỏ qua.

Nhìn chung, mọi người khi nhận thấy những dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch sau thì nên đến bệnh viện để kiểm tra:

  • Cảm giác căng tức ở bắp chân, nặng và mỏi chân;
  • Bắp chân bị chuột rút vào ban đêm, cảm giác như kiến ​​bò;
  • Bàn chân sưng, ngứa, đặc biệt là ở vùng mắt cá chân;
  • Bị viêm, gân xanh dọc theo da đùi, mắt cá chân hoặc đầu gối;
  • Da đổi màu, loét hoặc thậm chí nhiễm trùng mô mềm gần mắt cá chân;

Với sự phát triển của y tế, việc chẩn đoán và xác định bệnh suy giãn tĩnh mạch không còn quá khó khăn. Bác sĩ sẽ thông qua thăm khám lâm sàng và siêu âm Doppler mạch máu để chẩn đoán căn bệnh này.

3. Suy giãn tĩnh mạch điều trị như thế nào?

Khi nhận biết được các dấu hiệu bị suy giãn tĩnh mạch, người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám và điều trị. Hiện nay bệnh suy giãn tĩnh mạch có các phương pháp điều trị như sau:

  • Liệu pháp xơ hóa: Bác sĩ sẽ tiêm các loại thuốc gây xơ hóa vào các mạch máu bị tổn thương. Người bệnh sẽ được tiêm nhiều mũi thuốc trị liệu cho đến khi không còn tình trạng giãn tĩnh mạch. Đây là một cách hiệu quả để điều trị các tĩnh mạch nông dưới da.
  • Laser đốt bỏ tĩnh mạch: Sử dụng nguyên lý sức nóng của tia laser làm xẹp các tĩnh mạch, bác sĩ luồn các sợi laser vào vùng tĩnh mạch bị giãn. Sau khi bật nguồn, tia laser hướng vào vị trí cần can thiệp và kéo ra từ từ để hai thành tĩnh mạch dính vào nhau. Đồng thời, thủ thuật gây tê kết hợp bơm tiêm quanh tĩnh mạch sẽ giúp giảm tác động của tia laser lên mô xung quanh, hạn chế bỏng mô, tránh biến chứng dây thần kinh cảm giác.
  • Sử dụng vớ y khoa: Đây là phương pháp không dùng thuốc rất phổ biến và hiệu quả. Đôi tất này tạo áp lực lên tất cả các bộ phận của chân, điều này phù hợp với sinh lý bình thường: bó sát cổ chân hơn, lỏng hơn khi đi lên, luôn ôm sát chân, đẩy máu theo tĩnh mạch về tim, đồng thời đẩy nhanh tuần hoàn máu, giảm thiểu tối đa nguy cơ đông máu do máu chảy chậm. Đóng van tĩnh mạch và tạo ra áp suất phù hợp là 2 trong số những đặc tính quan trọng nhất của vớ y khoa mà không loại thuốc nào có thể thay thế được.

dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch
Sau khi phát hiện dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch thì người bệnh cần được điều trị sớm

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý tiến triển âm thầm, vì vậy ngay khi thấy những dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám và tiếp nhận điều trị y tế.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

166.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan