Phẫu thuật cắt u cơ hoành

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ nội trú Lê Thanh Tuấn - Bác sĩ Ngoại tiêu hóa - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

U cơ hoành là tổn thương hiếm gặp, có thể lành tính hoặc ác tính và thường liên quan đến tổn thương ác tính của màng phổi hoặc tổn thương phúc mạc. Phẫu thuật cắt u cơ hoành được chỉ định khi khối u chưa ảnh hưởng đến các cơ quan khác.

1. Bệnh u cơ hoành là gì?

Bệnh u cơ hoành không có triệu chứng đặc hiệu, với các biểu hiện không rõ ràng như đau tức nhẹ vùng ngực dưới đau tăng khi hít thở, nên thường chỉ được phát hiện tình cờ. Các khối u lớn gây chèn ép phổi gây ra các biểu hiện giống bệnh lý của phổi như khó thở, ho, ho ra máu, chèn ép tim, chèn ép hệ tĩnh mạch chi dưới gây ứ trệ tuần hoàn trở về, phù chi dưới.

2. Chỉ định và chống chỉ định cắt u cơ hoành

Phẫu thuật cắt u cơ hoành được chỉ định khi các khối u cơ hoành tổn thương khu trú, chưa ảnh hưởng lớn đến các cơ quan khác.

Chống chỉ định của cắt u cơ hoành trong các trường hợp:

  • Sức khỏe của người bệnh không ổn định như có rối loạn khí máu động mạch và tình trạng cao áp phổi.
  • Tổn thương u ác tính giai đoạn muộn đã di căn.
phẫu thuật
Phẫu thuật cắt u cơ hoành chống chỉ định với trường hợp u ác tính, đã di căn

3. Quy trình phẫu thuật cắt u cơ hoành

Phẫu thuật nhằm cắt bỏ khối u cơ hoành, giúp phục hồi lại cơ hoành với quy trình phẫu thuật được thực hiện theo các bước sau:

  • Bệnh nhân được gây mê nội khí quản, giãn cơ
  • Tùy theo tổn thương của khối u để lựa chọn đường mổ qua đường bụng hay đường mở ngực hoặc phẫu thuật nội soi
  • Thăm dò bộc lộ, đánh giá tổn thương
  • Cắt bỏ khối u khi còn khả năng, và/hoặc thực hiện sinh thiết chẩn đoán tế bào học
  • Khâu phục hồi cơ hoành:
    • Khâu gấp nếp cơ hoành
    • Nếu cơ hoành tổn thương nặng thì cần dùng tấm ghép nhân tạo hay tự thân như cân cơ, vạt cơ gần đó thay thế cho cơ hoành.

4. Theo dõi sau phẫu thuật cắt u cơ hoành

  • Sau phẫu thuật, người bệnh cần được giữ ấm, cho nằm đầu cao, hỗ trợ hô hấp
  • Bệnh nhân có thể tập ăn trở lại từ lỏng đến đặc sau khi tỉnh tại sau mổ khoảng 2h
  • 1h sau mổ, bệnh nhân cần được kiểm tra khí máu; và sau 6 giờ chụp X quang phổi
  • Điều trị tình trạng cao áp động mạch phổi hoặc trào ngược dạ dày thực quản (nếu có)
  • Bệnh nhân có thể được cắt chỉ sau 7 ngày.
Kháng sinh điều trị giãn phế quản
Sau khi thực hiện phẫu thuật cắt u cơ hoành, người bệnh cần tiếp tục dùng kháng sinh tĩnh mạch theo chỉ định của bác sĩ

5. Biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật cắt u cơ hoành

  • Chảy máu: Trường hợp này, người bệnh cần được mở lại để cầm máu
  • Tràn khí màng phổi: Cần thực hiện dẫn lưu khí khoang màng phổi, cho bệnh nhân thở máy.
  • Nhiễm trùng (viêm phổi, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng tiểu): Cần làm kháng sinh đồ và điều trị bằng thuốc kháng sinh.
  • Tổn thương tái phát: Cần phải phẫu thuật lại

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

470 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan