Mổ mở cắt túi mật: Những điều cần biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ - Bác sĩ ngoại tiêu hóa - Khoa Ngoại Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Mổ hở cắt túi mật là phẫu thuật cắt bỏ túi mật bằng đường mổ trực tiếp trên thành bụng, nhằm điều trị tình trạng sỏi mật, viêm túi mật, viêm tụy...Phẫu thuật mổ hở cắt túi mật mang tính xâm lấn hơn phẫu thuật nội soi, tuy nhiên một số trường hợp người bệnh phải chuyển từ mổ nội soi sang mổ hở như: bệnh nhân béo phì, chảy máu trong mổ, có tiền căn phẫu thuật trước gây sẹo dính, mổ cấp cứu...

1. Tìm hiểu về mổ hở cắt túi mật

Túi mật là một túi nhỏ hình quả lê, thuộc hệ thống đường dẫn mật, bao gồm thân, ống và cổ túi mật. Vị trí của túi mật nằm sát dưới gan, dưới bờ sườn phải và vùng bụng bên phải, chiều dài từ 80 - 1000mm, chiều ngang từ 30 - 40mm. Trong cơ thể con người, túi mật có chức năng lưu trữ và cô đặc mật - một loại dịch tiêu hóa tiết ra từ gan, trước khi mật được đổ vào ruột non.

Chỉ định cắt túi mật sẽ được thực hiện trong các trường hợp bệnh nhân bị đau bụng dữ dội do sỏi mật; Polyp túi mật lớn hơn 10mm; Ung thư túi mật... Hiện có hai phương pháp cắt túi mật chính là cắt túi mật nội soi và mổ hở cắt túi mật.

Mổ hở cắt túi mật là phẫu thuật cắt bỏ túi mật bằng đường mổ trực tiếp trên thành bụng. Soi với phẫu thuật túi mật nội soi, mổ hở cắt túi mật cần thời gian nằm viện và chăm sóc phục hồi lâu hơn. Tuy nhiên có 1% người bệnh bắt buộc chuyển từ mổ nội soi sang mổ hở như: bệnh nhân béo phì, chảy máu trong mổ, có tiền căn phẫu thuật trước gây sẹo dính, mổ cấp cứu... Quyết định chuyển từ mổ nội soi sang mổ hở cắt túi mật là một quyết định ngoại khoa an toàn khi phẫu thuật viên nhận thấy cần thiết.

Mổ hở túi mật
Mổ hở túi mật là phương pháp điều trị sỏi mật ở người béo phì

2. Chỉ định/Chống chỉ định mổ hở cắt túi mật

Chỉ định: Mổ hở cắt túi mật được chỉ định trong các trường hợp:

Chống chỉ định: Người bệnh chống chỉ định mổ hở cắt túi mật trong các trường hợp:

  • Có rối loạn đông máu, nhiễm trùng toàn thân nặng;
  • Có chống chỉ định gây mê toàn thân: bệnh lý tim mạch, hô hấp nặng.

3. Quy trình mổ hở cắt túi mật

3.1. Chuẩn bị trước phẫu thuật

Trước khi mổ hở cắt túi mật vài ngày, người bệnh được khám tiền mê và thực hiện một số xét nghiệm như: Xét nghiệm máu, khám sức khỏe tổng quát và sàng lọc các bệnh kèm theo để đảm bảo người bệnh đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật.Trước ngày mổ, người bệnh được yêu cầu tắm bằng dung dịch sát trùng Betadine.Trong vòng 8h trước phẫu thuật, người bệnh không nên ăn uống bất cứ thứ gì, ngừng sử dụng thuốc kể cả thuốc giảm đau, ngoại trừ một số loại thuốc mà bác sĩ gây mê cho phép sử dụng.

Đọc kết quả xét nghiệm máu
Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân được thực hiện xét nghiệm máu

3.2. Quy trình phẫu thuật

Mổ hở cắt túi mật được thực hiện dưới hình thức gây mê trong khoảng một giờ. Phẫu thuật viên sẽ rạch một đường ở bụng bên người bệnh, tách rời ống túi mật với động mạch. Sau đó tách túi mật ra khỏi gan và thực hiện cắt bỏ túi mật.

3.3. Biến chứng sau khi mổ hở cắt túi mật

Các biến chứng có thể gặp khi mổ hở cắt túi mật bao gồm:

  • Chảy máu;
  • Nhiễm trùng;
  • Tổn thương ống mật chủ;
  • Các biến chứng khác: Sót sỏi, Tiêu chảy, Đau kéo dài, Sót sỏi, Viêm phúc mạc, Dị ứng...

Các biến chứng trên đều khá hiếm. Bệnh nhân có thể giảm thiểu nguy cơ biến chứng bằng cách thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ về chuẩn bị cho phẫu thuật. Trường hợp có biến chứng xảy ra, cần thông báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

4. Chăm sóc người bệnh sau mổ hở cắt túi mật

Sau điều trị túi mật nên ăn gì
Sau phẫu thuật người bệnh nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp, rau luộc

Sau mổ hở cắt túi mật, người bệnh có thể được về nhà sau 2 - 4 ngày, trở lại công việc sau khoảng 6 tuần tùy thuộc tình trạng sức khỏe và độ xâm lấn của phẫu thuật lên cơ thể. Để quá trình phục hồi sau mổ hở cắt túi mật đạt hiệu quả tối ưu, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Tập thể dục đều đặn bằng những động tác nhẹ nhàng sẽ giúp sức khỏe cải thiện nhanh hơn;
  • Sau phẫu thuật người bệnh nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp, rau luộc...Tránh đồ chiên xào nhiều dầu mỡ để giảm tải cho hệ thống gan mật;
  • Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ;
  • Giữ vết mổ luôn sạch và khô. Sau khi tắm cần lau khô vết mổ bằng khăn sạch. Thường xuyên kiểm tra vết mổ để phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng kịp thời. Không tự ý bôi thuốc hoặc kem lên vết mổ khi vết thương chưa lành;
  • Trường hợp người bệnh bị sốt, đau bụng, nôn, có dịch chảy từ vết mổ...cần đến bệnh viện để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời các biến chứng.

Hiện nay, các bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec đều có phẫu thuật mổ hở cắt túi mật trong điều trị sỏi mật các bệnh lý về túi mật. Bệnh nhân nên chọn Vinmec nhờ những ưu việt sau:

  • Vinmec sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại, máy móc y tế tiến tiến, hỗ trợ tối đa cho quá trình phẫu thuật;
  • Cơ sở vật chất hiện đại, môi trường vô trùng đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, hạn chế biến chứng;
  • Đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản trong và ngoài nước, dày dặn kinh nghiệm, có thể ứng biến và xử lý kịp thời khi có các vấn đề bất thường;
  • Bệnh nhân được chăm sóc và theo dõi sát sao sau phẫu thuật, được nghỉ ngơi hồi phục sức khỏe tại phòng bệnh đạt tiêu chuẩn , đầy đủ tiện nghi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan