Tương tác giữa thuốc tránh thai và thuốc chống động kinh

Được biết, thuốc chống động kinh có isoenzyme cytochrome P450 (CYP450) ở gan làm giảm nồng độ hormone sinh dục ở phụ nữ uống thuốc tránh thai, từ đó giảm hiệu quả của thuốc và tăng nguy cơ mang thai ngoài ý muốn. Trong khi đó, thuốc chống động kinh không có isoenzyme ở gan sẽ không ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc tránh thai. Vậy sự tương tác giữa thuốc tránh thai và thuốc chống động kinh diễn ra như thế nào?

1. Thuốc chống động kinh có ảnh hưởng đến hiệu quả tránh thai không?

1.1. Tổng quan

Thuốc chống động kinh ngày càng được sử dụng phổ biến hơn cho các vấn đề như: đau nửa đầu, hội chứng đau mãn tính và rối loạn lưỡng cực. Nếu thuốc chống động kinh ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả viên uống tránh thai thì khả năng thất bại của biện pháp tránh thai này cũng sẽ tăng lên khi ngày càng có nhiều phụ nữ dùng đồng thời dùng thuốc chống động kinhthuốc tránh thai.

Tuy nhiên, không tìm thấy bất kỳ nghiên cứu nào đo lường, hoặc thậm chí ước tính sự gia tăng nào về tỷ lệ mang thai ở phụ nữ dùng thuốc chống động kinh. Các nghiên cứu hiện chỉ kiểm tra nồng độ hormone trong máu hoặc các kiểu chảy máu, chứ không kiểm tra tỷ lệ mang thai.

Bệnh đau nửa đầu
Thuốc chống động kinh giúp điều trị các cơn đau nửa đầu

1.2. Thuốc chống động kinh cảm ứng enzym

Thuốc chống động kinh cảm ứng isoenzyme CYP450 ở gan (được gọi là thuốc chống động kinh cảm ứng enzym) đẩy nhanh quá trình chuyển đổi estrogenprogesterone thành các chất chuyển hóa không hoạt động, do đó làm giảm nồng độ trong huyết thanh của các hormone có trong thuốc tránh thai. Một số loại thuốc chống động kinh cũng có thể làm tăng nồng độ globulin liên kết với hormone sinh dục, điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả tránh thai bằng cách giảm tính khả dụng của các hoạt chất.

Phenobarbital là một loại thuốc chống động kinh cảm ứng enzym, tương tác thuốc tránh thai, gây giảm nồng độ hormone sinh dục và chảy máu đột ngột. Chảy máu giữa chu kỳ báo hiệu sự thiếu hụt estrogen, có khả năng thất bại trong việc tránh thai. Đây được xem là bằng chứng cho thấy thuốc tránh thai bị giảm hiệu quả. Phenytoin (Dilantin) cũng làm giảm nồng độ hormone trong huyết thanh và khiến máu chảy máu đột ngột. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy với carbamazepine (Tegretol), felbamate (Felbatol), oxcarbazepine (Trileptal), và topiramate (Topamax).

1.3. Thuốc chống động kinh không cảm ứng enzym

Axit valproic (Depakote) không có tương tác thuốc tránh thai. Trong một nghiên cứu quan sát, 4/6 phụ nữ thực sự đã tăng nồng độ hormone sinh dục khi dùng axit valproic. Benzodiazepines, gabapentin (Neurontin), lamotrigine (Lamictal), levetiracetam (Keppra), tiagabine (Gabitril) và zonisamide (Zonegran) cũng là những loại thuốc chống động kinh không gây cảm ứng enzym và dường như không tương tác thuốc tránh thai. Ethosuximide cũng không gây cảm ứng enzym gan, nhưng chưa thể có kết luận cuối cùng vì các nghiên cứu chính thức về tương tác thuốc tránh thai với ethosuximide (Zarontin) chưa được thực hiện.

Thuốc chống động kinh
Thuốc chống động kinh không cảm ứng enzym không xảy ra tương tác với thuốc tránh thai

2. Đề xuất từ ​​những tổ chức y tế

Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) tuyên bố rằng, mặc dù không có đủ dữ liệu, nhưng phụ nữ đang dùng thuốc chống động kinh cảm ứng enzym cần thận trọng khi sử dụng 30 - 35 mcg thay vì 20 - 25 mcg thuốc tránh thai chứa estrogen. ACOG cũng khuyến cáo sử dụng bao cao su kết hợp với thuốc tránh thai hoặc dụng cụ đặt tử cung ở phụ nữ dùng thuốc chống động kinh cảm ứng enzym.

Trong một tuyên bố khác, Học viện Thần kinh Hoa Kỳ (AAN) đề xuất sử dụng các công thức tránh thai đường uống có chứa ít nhất 50 mcg estrogen ở phụ nữ dùng thuốc chống động kinh cảm ứng enzym. Tổ chức này cũng nói rằng: hiệu quả tránh thai đường uống ở phụ nữ sử dụng thuốc chống động kinh cảm ứng enzym vẫn vượt trội hơn so với các biện pháp màng ngăn.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo không nên sử dụng viên uống tránh thai kết hợp và viên chỉ chứa progestin ở phụ nữ dùng thuốc chống động kinh cảm ứng enzym, trừ khi bệnh nhân không có hoặc không thể thực hiện được các phương pháp tránh thai tốt hơn. Tuy nhiên, medroxyprogesterone dạng tiêm (Depo-Provera) vẫn là một phương pháp được khuyến nghị.

Theo cơ sở y học của Học viện bác sĩ gia đình Hoa Kỳ (AAFP), một số lượng lớn phụ nữ dùng thuốc chống động kinh để điều trị các chứng rối loạn co giật, đau nửa đầu, các rối loạn tâm trạng khác nhau và đau mãn tính. Vì có ý kiến cho rằng một số loại thuốc chống động kinh có thể làm tránh thai đường uống thất bại, nên các bác sĩ cần thận trọng khi tư vấn cho bệnh nhân về khả năng mang thai ngoài ý muốn.

Mặc dù thiếu dữ liệu về kết quả mang thai, song việc sử dụng thuốc chống động kinh ở phụ nữ mang thai không phải là không có rủi ro. Các loại thuốc chống động kinh cũ hơn được cho là chất gây quái thai, nhưng không có báo cáo về vấn đề này ở các loại thuốc chống động kinh mới. Vì thế bất kỳ phụ nữ nào trong độ tuổi sinh đẻ được kê đơn thuốc chống động kinh, ngay cả khi không uống thuốc tránh thai, cũng nên được tư vấn về nguy cơ dị tật thai nhi và nên được bổ sung folate để giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: aafp.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan