Thuốc Rifamate: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Rifamate còn được gọi là Rifampin-isoniazid. Thuốc có tác dụng trong việc điều trị bệnh lao, có bản chất là một loại kháng sinh. Vì vậy, chúng có thể ngăn ngừa sự phát triển của một số loại vi khuẩn.

1. Thuốc Rifamate có tác dụng gì?

Thuốc Rifamate là loại thuốc có tác dụng điều trị bệnh lao. Thành phần của thuốc gồm: rifampin và isoniazid. Đây là hai loại thuốc kháng sinh. Cơ chế hoạt động của thuốc là ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong cơ thể. Thuốc chỉ có tác dụng đối với những trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn, vì vậy không sử dụng thuốc với nhiễm trùng do virus (như cảm lạnh thông thường, cúm). Lạm dụng thuốc quá nhiều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra hiện tượng kháng thuốc.

2. Cách sử dụng Rifamate

Thuốc Rifamate được sử dụng bằng đường uống với liều lượng 1 lần một ngày (1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn) hoặc làm theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp bạn sử dụng thuốc kháng axit, hãy dùng thuốc Rifamate trước thuốc kháng axit ít nhất 1 giờ.

Liều lượng sử dụng thuốc được tính toán dựa trên độ tuổi, cân nặng, tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng đối với việc điều trị của bệnh nhân. Hãy tuân thủ đúng theo các chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian dùng thuốc.... Cách tốt nhất để bạn không bỏ lỡ bất kì liều thuốc nào, hãy đặt nhắc nhở trên điện thoại của bạn tại mỗi thời điểm uống thuốc.

Tiếp tục sử dụng thuốc (và các thuốc điều trị lao khác) theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ của bạn, ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất. Khi bạn tự ý bỏ thuốc hay bỏ lỡ liều sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp tục phát triển. Điều này làm bệnh tái phát trở lại, hơn nữa nhiễm trùng sẽ khó điều trị hơn do vi khuẩn đã kháng thuốc.

Bác sĩ cũng có thể hướng dẫn bạn dùng vitamin B6 (pyridoxine) để giúp ngăn ngừa một số tác dụng phụ (chẳng hạn như các vấn đề về thần kinh) từ isoniazid. Quan sát sự thay đổi của cơ thể nếu thấy các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc vẫn kéo dài, hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để nhận được sự giúp đỡ từ các bác sĩ.

Thuốc Rifamate là loại thuốc có tác dụng điều trị bệnh lao
Thuốc Rifamate là loại thuốc có tác dụng điều trị bệnh lao

3. Phản ứng phụ

Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn có thể gặp một số phản ứng phụ không mong muốn như:

  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Đau bụng
  • Ợ chua hoặc
  • Nhức đầu
  • Nước tiểu, mồ hôi, nước bọt hoặc nước mắt bị đổi màu (vàng, cam, đỏ hoặc nâu). Tuy nhiên tác dụng phụ này không gây hại đến sức khỏe của bạn và sẽ biến mất khi ngưng thuốc.
  • Các tác dụng phụ nghiêm trọng: tê hoặc ngứa ran cánh tay hoặc chân, đau hoặc sưng khớp, vấn đề về thận (như lượng nước tiểu bị thay đổi, nước tiểu có máu), tăng khát hoặc đi tiểu nhiều, thay đổi thị lực, dễ bầm tím hoặc chảy máu, vấn đề về tâm thần (như lú lẫn, rối loạn tâm thần), cơ thể bị co giật.
  • Trong một số trường hợp hiếm gặp xuất hiện tình trạng viêm đường ruột nghiêm trọng do vi khuẩn có tên là C. difficile. Tình trạng này có thể xuất hiện trong quá trình điều trị hoặc vài tuần đến vài tháng sau khi ngừng thuốc. Các dấu hiệu bệnh nhân có thể tự quan sát được như: tiêu chảy không ngừng, đau bụng hoặc dạ dày hoặc chuột rút, máu hoặc chất nhầy trong phân của bạn. Không sử dụng các sản phẩm chống tiêu chảy hoặc opioid vì chúng có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn.
  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Các dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đã bị dị ứng với thuốc như: sốt kéo dài, sưng hạch bạch huyết mới hoặc trầm trọng hơn, nổi mẩn đỏ, ngứa hoặc sưng đỏ (đặc biệt là vùng mặt, lưỡi hoặc cổ họng), chóng mặt kèm theo khó thở.
  • Trong thành phần của thuốc có chứa Isoniazid, vì vậy có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về gan. Tỷ lệ mắc sẽ tăng cao với những người ở tuổi 35 trở lên, đặc biệt là những người sử dụng rượu hoặc tiêm chích bất hợp pháp hoặc những người đang mắc bệnh về gan. Các triệu chứng lâm sàng bao gồm: buồn nôn và nôn kéo dài, đau bụng,cơ thể suy nhược yếu đuối hoặc mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, vàng da và niêm mạc.
Buồn nôn là một trong các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Rifamate
Buồn nôn là một trong các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Rifamate

4. Các biện pháp phòng ngừa

Để phòng tránh các tác dụng phụ, trong quá trình sử dụng thuốc bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Cho bác sĩ biết về các loại dị ứng mà bạn có thể gặp (ví dụ như bạn bị dị ứng với rifampicin hoặc isoniazid hoặc với các rifamycins khác (chẳng hạn như rifabutin, rifapentine) hoặc dị ứng với phấn hoa, lông động vật, thức ăn...). Trong thành phần của thuốc có chứa một số chất không hoạt động, các chất này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn hoặc gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết tiền sử bệnh của bạn và gia đình, đặc biệt là: phản ứng nghiêm trọng với isoniazid đã xảy ra trước đó (chẳng hạn như bệnh gan), các vấn đề về gan và thận, nghiện rượu, nhiễm HIV, bệnh đái tháo đường, tê hoặc ngứa ran cánh tay hoặc chân (bệnh thần kinh ngoại biên), sinh con gần đây, rối loạn máu nhất định (rối loạn chuyển hóa porphyrin).
  • Trước bất kỳ cuộc phẫu thuật nào, hãy cung cấp danh sách tất cả các sản phẩm bạn sử dụng cho bác sĩ (bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và các sản phẩm hỗ trợ chức năng).
  • Trong quá trình sử dụng thuốc bạn nên tránh sử dụng các loại đồ uống có cồn. Sử dụng rượu quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ các bệnh về gan. Chính vì vậy bạn nên kiểm tra chức năng gan một cách thường xuyên ngay cả khi không sử dụng thuốc.
  • Thuốc Rifamate có thể làm bất hoạt vắc-xin vi khuẩn sống (chẳng hạn như vắc-xin thương hàn). Vì vậy bạn không nên tiêm chủng hoặc chủng ngừa trong khi sử dụng thuốc này (trừ khi bác sĩ yêu cầu).
  • Đối với phụ nữ có thai được các bác sĩ khuyên rằng chỉ nên sử dụng thuốc khi thật cần thiết. Một số nghiên cứu đã chứng minh khi dùng rifampin trong vài tuần cuối của thai kỳ, nguy cơ chảy máu ở cả mẹ và trẻ sơ sinh có thể tăng lên.
  • Các thành phần của thuốc có thể đi vào tuyến sữa, điều này có thể gây hại đến trẻ sơ sinh.
Trước khi sử dụng thuốc Rifamate hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết tiền sử bệnh của bạn và gia đình
Trước khi sử dụng thuốc Rifamate hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết tiền sử bệnh của bạn và gia đình

5. Tương tác

Một khi xảy ra tương tác thuốc, nó sẽ làm thay đổi cơ chế hoạt động của thuốc, từ đó gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Chính vì vậy bạn không nên tự ý bắt đầu, ngừng hoặc thay đổi liều dùng đối với bất kỳ loại thuốc nào mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.

Ngoài ra, Isoniazid có thể tương tác với thực phẩm có chứa tyramine hoặc histamine (như pho mát, rượu vang đỏ, một số loại cá). Các triệu chứng lâm sàng có thể xảy ra như: tăng huyết áp, đỏ bừng da, nhức đầu, chóng mặt hoặc tim đập nhanh hoặc đập mạnh. Nếu tương tác này xảy ra hãy đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện để nhận sự giúp đỡ từ y tế. Bác sĩ có thể yêu cần bạn tuân theo một chế độ ăn đặc biệt để làm giảm các triệu chứng.

Một số thuốc điển hình gây ra sự tương tác thuốc:

  • Acetaminophen và carbamazepine, disulfiram
  • Thuốc ức chế MAO (isocarboxazid, linezolid, methylene xanh, moclobemide, phenelzine, procarbazin, rasagiline, safinamide, selegilin, tranylcypromin)
  • SSRI thuốc chống trầm cảm (như fluoxetine, sertraline)
  • Axit valproic

Rifampin có thể kích thích cơ thể tăng tốc đào thải các loại thuốc khác ra bên ngoài làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thuốc. Một số loại thuốc bị ảnh hưởng có thể kể đến như: digoxin, nimodipine, phenytoin, Praziquantel, ranolazine, tacrolimus, theophylline, thuốc kháng khuẩn (bao gồm chloramphenicol, clarithromycin, dapsone, doxycycline, linezolid, telithromycin, zidovudine, quinolone như ciprofloxacin) kháng nấm nhóm azole (như itraconazole, ketoconazole), thuốc chẹn kênh Canxi (như diltiazem, verapamil), HIV NRTI (như delavirdine, etravirine, nevirapine), HIV protease ức chế (như atazanavir, ritonavir, saquinavir).

Các biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố như thuốc viên, miếng dán hoặc vòng cũng bị thuốc làm giảm hiệu quả. Nói chuyện với bác sĩ của mình để tìm ra biện pháp phòng tránh thai an toàn khác. Bạn nên đến viện khám khi thấy các triệu chứng như: các đốm mới, chảy máu đột ngột, vì đây có thể là những dấu hiệu cho thấy sự kiểm soát sinh sản của cơ thể đang hoạt động không tốt.

Ngoài ra, thuốc có thể gây ảnh hưởng đến kết quả của một số xét nghiệm(bao gồm nồng độ folate hoặc vitamin B12, xét nghiệm glucose trong nước tiểu). Vì vậy trước khi thực hiện bất kỳ loại xét nghiệm nào bạn nên nói với bác sĩ rằng bạn đang sử dụng loại thuốc này.

Xét nghiệm EBV
Thuốc Rifamate có thể gây ảnh hưởng đến kết quả của một số xét nghiệm

6. Cách bảo quản thuốc và một số điều bạn cần chú ý khi sử dụng thuốc Rifamate

Bảo quản thuốc

Nhiệt độ bảo quản thuốc thích hợp nhất là nhiệt độ phòng, tránh để thuốc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Tuyệt đối không để thuốc trong phòng tắm hoặc nơi có độ ẩm cao, vì điều này có thể thuốc bị ẩm mốc ảnh hưởng tới chất lượng. Với những viên thuốc hết hạn hoặc không thể sử dụng được nữa bạn nên xử lý chúng một cách hợp lý để không làm ảnh hưởng tới môi trường.

Một số điều bạn cần chú ý khi sử dụng thuốc Rifamate

Các xét nghiệm cần phải được duy trì một cách thường xuyên theo đúng chỉ định của bác sĩ (chẳng hạn như xét nghiệm đờm, chức năng thận hoặc gan, nồng độ bilirubin, công thức máu toàn bộ). Nếu thấy bất kỳ thay đổi nào bất thường trong các chỉ số xét nghiệm bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để phòng tránh các phản ứng phụ không mong muốn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

441 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan