Thuốc Acetaminophen thuộc nhóm thuốc giúp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, liều lượng cũng như cách sử dụng thuốc này của mỗi người bệnh sẽ khác nhau. Nếu sử dụng quá liều hoặc quên liều sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
1. Công dụng
Thuốc Acetaminophen được sử dụng phổ biến trong các trường hợp giảm đau từ nhẹ đến trung bình. Thuốc phù hợp điều trị các cơn đau đầu, đau bụng do kỳ kinh nguyệt, đau răng, đau lưng, viêm xương khớp hoặc đau nhức do cảm lạnh / cảm cúm và hạ sốt.
Thuốc Acetaminophen không gây loét dạ dày và ruột như giống thuốc NSAID (aspirin, ibuprofen và naproxen). Tuy nhiên, thuốc này cũng không có tác dụng làm giảm sưng (viêm) như NSAID.
2. Chỉ định
- Người bệnh bị đau đầu, đau bụng.
- Bệnh nhân bị viêm xương khớp hoặc đau nhức.
3. Cách sử dụng
- Thuốc cần sử dụng thuốc theo kê đơn từ bác sĩ. Mọi thắc mắc có thể hỏi ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị.
- Nếu bạn mua thuốc không kê đơn, hãy đọc kỹ những thông tin ghi trên tờ giấy hướng dẫn sử dụng.
- Không sử dụng lượng acetaminophen hơn mức cho phép.
- Nếu ba mẹ đang cho trẻ uống thuốc có chứa thành phần acetaminophen hãy đảm bảo sản phẩm này là dành cho trẻ em.
- Liều lượng thuốc có thể được kê theo cân nặng của trẻ. Trong trường hợp, các mẹ không nhớ chính xác cân nặng của con mình, có thể sử dụng tuổi của trẻ.
- Đối với những dạng dung dịch thuốc chứa Acetaminophen, người bệnh nên lắc đều trước khi uống. Tuy nhiên có một số sản phẩm không phải lắc đều. Để an toàn, bạn nên đọc kỹ thông tin in trên sản phẩm.
- Đo thuốc dạng lỏng bằng thìa / ống nhỏ giọt / ống tiêm đo liều được cung cấp để đảm bảo chính xác liều lượng. Sử dụng thìa gia dụng có thể không đảm bảo độ chính xác khi đo lường.
- Đối với viên nén tan nhanh, bạn hãy nhai hoặc để thuốc tan trên lưỡi. Sau đó nuốt cùng với nước hoặc không cần.
- Đối với dạng viên nén, hãy nhai kỹ trước khi nuốt.
- Ngoài ra, bạn không chia nhỏ các viên thuốc trừ khi chúng có vạch số và bác sĩ yêu cầu bạn làm như vậy. Nuốt toàn bộ hoặc viên nén mà không cần nghiền nát hoặc nhai.
- Thuốc Acetaminophen chỉ đạt hiệu quả tốt nhất nếu bạn uống ngay khi xuất hiện triệu chứng đau đầu tiên. Nếu đợi cho đến khi các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn mới uống thuốc sẽ không có hiệu quả.
- Không dùng thuốc này khi bị sốt quá 3 ngày trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Đối với người lớn, không dùng thuốc Acetaminophen để giảm đau hơn 10 ngày ở người lớn (5 ngày ở trẻ em) trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ bị đau họng (đặc biệt là sốt cao, nhức đầu hoặc buồn nôn / nôn), ba mẹ hãy thông báo đến bác sĩ ngay.
Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu bệnh tình không được cải thiện, thậm chí chuyển biến xấu hơn. Bạn hãy đến ngay bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời.
4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc
4.1. Tác dụng phụ
Thuốc Acetaminophen rất ít khi xảy ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện ra bất cứ triệu chứng nào bất thường thì hãy liên lạc với bác sĩ để được tư vấn. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi người bệnh uống thuốc Acetaminophen như:
- Phát ban, ngứa / sưng ở các vị trí như: mặt, lưỡi, cổ họng.
- Chóng mặt.
- Khó thở.
4.2 Phòng ngừa tác dụng phụ
- Để phòng ngừa tác dụng của thuốc, bạn hãy đảm bảo cung cấp cho bác sĩ về những dị ứng bạn gặp phải.
- Đồng thời, những tiểu sử về bệnh lý bạn cũng cần cho bác sĩ biết.
- Nếu bạn thuộc trường hợp bị bệnh gan, lạm dụng rượu bia,... bác sĩ sẽ cân nhắc về liều lượng sử dụng thuốc.
- Thuốc có thể chứa thành phần đường và aspartame. Do đó, nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, phenylketon niệu (PKU), bệnh lý nào yêu cầu bạn hạn chế hoặc tránh những chất này trong chế độ ăn uống, bạn nên thông báo với bác sĩ.
- Phụ nữ đang mang thai cần cho bác sĩ biết trước khi sử dụng thuốc.
- Các mẹ đang cho con bú cần cân nhắc sử dụng thuốc. Do thuốc Acetaminophen có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa hoặc trẻ sơ sinh qua đường sữa mẹ.
4.3 Các tương tác
Thuốc Acetaminophen khi kết hợp với các thuốc khác có thể gây ra một số tương tác hoặc tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ như:
- Sử dụng thuốc Acetaminophen với sản phẩm ketoconazole.
- Thuốc có thể ảnh hưởng hoặc gây sai lệch đến kết quả của các xét nghiệm.
4.4. Xử lý khi quá liều hoặc quên liều
Quá liều:
- Trong trường hợp bệnh nhân sử dụng thuốc quá liều, cần được đưa ngay đến bệnh viện để được xử lý.
- Một số triệu chứng cho thấy bạn đã sử dụng thuốc quá liều như: buồn nôn và nôn, chán ăn, đổ mồ hôi, đau dạ dày / bụng, mệt mỏi, vàng mắt / da, nước tiểu sậm màu, ngất hoặc khó thở
Quên liều:
- Ngay cả khi bị quên liều thuốc, bạn nên dùng thuốc ngay khi nhớ ra.
- Nếu gần đến thời điểm của liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên.
- Tuyệt đối không được gấp đôi liều thuốc để tránh tình trạng quá liều.
5. Bảo quản thuốc
- Để đảm bảo chất lượng thuốc, bạn nên bảo quản thuốc ở những vị trí khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời, tránh độ ẩm cao.
- Thuốc không nên được lưu trữ ở trên ngăn đá tủ lạnh hoặc trong phòng tắm có độ ẩm cao.
- Thuốc có hình màu có thể dễ gây nhầm lẫn với kẹo cho trẻ. Do đó, thuốc cần để xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.
- Khi thuốc hết hạn hoặc không cần dùng đến nữa thì phải tiêu hủy đúng cách.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com