Tác dụng thuốc Amphacef

Amphacef được biết đến là một loại thuốc kháng sinh dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết rõ về thành phần và các công dụng khác của thuốc. Bài viết sau sẽ cung cấp tới bạn đọc những kiến thức hữu ích về thuốc Amphacef.

1. Thuốc Amphacef có tác dụng gì?

Thuốc Amphacef có chứa Cefuroxime axetil, là tiền chất của Cefuroxime. Khi đưa vào cơ thể nó sẽ bị thủy phân thành Cefuroxime và tham gia vào cơ chế điều trị bệnh. Cefuroxime là một loại kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ II.

Sau khi uống thuốc Amphacef, cefuroxime được hấp thu qua đường tiêu hóa và nhanh chóng bị thủy phân ở niêm mạc ruột và trong máu để phóng thích cefuroxime vào hệ tuần hoàn. Để có thể hấp thu tối đa lượng thuốc đưa vào, nên uống trong bữa ăn. Nồng độ thuốc trong huyết thanh đạt tối đa sau 2- 3 giờ kể từ khi uống và thời gian bán hủy là 1- 1,5 giờ.

Cefuroxime lưu hành trong huyết thanh dưới dạng liên kết với các protein. Lượng Cefuroxime còn lại không được sử dụng sẽ được đào thải ra ngoài qua nước tiểu.

Cefuroxim có hoạt tính kháng khuẩn, kể cả các chủng tiết beta - lactamase/cephalosporinase của cả vi khuẩn gram dương và gram âm. Điều này được tiến hành dựa trên khả năng ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn bằng cách gắn vào các protein đích thiết yếu ( các protein gắn penicillin ). Vách tế bào là một phần quan trọng của tế bào. Khi vách không được tổng hợp thì đồng nghĩa với việc tế bào mới không được hình thành. Đặc biệt là, Cefuroxim rất bền với nhiều enzym beta - lactamase của vi khuẩn gram âm.

Khi sử dụng thuốc Amphacef trong một thời gian dài hoặc dùng thuốc ngắt quãng, điều trị không triệt để có thể gây ra tình trạng kháng thuốc. Tình trạng kháng thuốc là do vi khuẩn tiết ra enzym cephalosporinase làm biến tính thuốc hoặc do biến đổi các protein gắn penicillin.

2. Chỉ định của thuốc Amphacef

Thuốc Amphacef với thành phần chính là Cefuroxime có khả năng ức chế sự nhân lên của vi khuẩn. Do đó, Amphacef được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, bao gồm:

  • Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: viêm tai giữa cấp, viêm xoang, viêm amidanviêm họng, viêm mũi,...
  • Điều trị viêm phổi cộng đồng.
  • Điều trị nhiễm khuẩn do lậu cầu giai đoạn sớm chưa có biến chứng.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu giai đoạn sớm chưa có biến chứng.
  • Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da.
  • Phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn trong phẫu thuật.

Không dùng thuốc Amphacef cho người mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc, đặc biệt là Cefuroxim.

3. Cách dùng và liều dùng của Amphacef

3.1 Cách dùng

Thuốc Amphacef được đưa vào cơ thể theo đường uống. Nên uống thuốc sau bữa ăn để hạn chế các tác dụng phụ và đạt hiệu quả điều trị tối ưu. Việc dùng thuốc điều trị nên kéo dài 5- 10 ngày.

3.2 Liều dùng

Tùy vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe, bệnh lý của người bệnh mà có liều dùng khác nhau. Sau đây là liều dùng thuốc Amphacef khuyến cáo của nhà sản xuất theo tuổi và theo bệnh lý.

Với người dùng Amphacef là người lớn:

  • Điều trị nhiễm khuẩn: ngày uống 2 lần, mỗi lần 250mg.
  • Điều trị sốt thương hàn: ngày uống 2 lần, 500mg/ lần.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu-sinh dục: dùng 125mg/lần,ngày uống 2 lần.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới và trên ở mức độ nhẹ và vừa: ngày uống 2 lần, sử dụng liều 250mg/lần.
  • Trường hợp nghi ngờ viêm phổi: dùng 500mg/lần, ngày uống 2 lần.
  • Viêm bể thận do nhiễm khuẩn đường tiết niệu gây: uống 250mg/lần, ngày uống 2 lần.
  • Lyme giai đoạn đầu: dùng liều 500mg/lần, uống 2 lần/ngày và duy trì trong 20 ngày.

Với người dùng thuốc Amphacef là trẻ em:

  • Điều trị nhiễm khuẩn: ngày uống 2 lần với liều dùng 125mg/lần, một số trường hợp có thể dùng liều tối đa là 250mg/lần.
  • Điều trị sốt thương hàn: ngày uống 2 lần với liều dùng 250mg/lần.
  • Trẻ em trên 2 tuổi mắc chứng viêm tai giữa: liều dùng 250mg/lần, ngày uống 2 lần.

4. Lưu ý khi dùng thuốc Amphacef

  • Cần cẩn trọng khi dùng thuốc Amphacef cho bệnh nhân bị suy thận, người mắc các bệnh đường tiêu hóa, viêm đại tràng.
  • Khi dùng thuốc Amphacef cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú cần có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra cần chú ý với những người bệnh dị ứng với penicillin.

5. Tác dụng phụ của thuốc Amphacef

Bên cạnh hiệu quả điều trị bệnh, quá trình chuyển hóa thuốc cũng tạo ra một số chất gây độc cho cơ thể. Phản ứng của cơ thể đối với thuốc là khác nhau. Sau đây là một số tác dụng phụ có thể có sau khi dùng thuốc Amphacef:

  • Buồn nôn, nôn.
  • Tiêu chảy, viêm đại tràng giả mạc.
  • Có thể có rối loạn thị lực tạm thời như giảm thị lực.
  • Rối loạn giấc ngủ gây đau đầu, mệt mỏi.
  • Nổi mày đay, ngứa.
  • Dùng thuốc Amphacef có thể gây tăng Creatinin huyết thanh gây ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm máu.

Thiếu máu tan máu cũng có thể xuất hiện.

6. Tương tác thuốc

Thuốc Amphacef có công dụng điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, khi dùng thuốc cần chú ý tránh tình trạng sử dụng nhiều loại thuốc với nhau gây ra sự tương tác thuốc. Amphacef có thể gây phản ứng với một số loại thuốc sau:

  • Cefuroxim có trong thuốc Amphacef tương tác cùng với: thuốc độc thận, Probenecid.
  • Cefuroxim phản ứng với aminoglycosid, do đó không dùng chung bơm kim tiêm của Cefuroxim với aminoglycosid. Ngoài ra, nhóm Aminoglycosid có thể làm tăng tác dụng phụ (gây độc thận) khi dùng cùng Cefuroxime.
  • Cefuroxim tương tác với Ranitidin và Natri bicarbonat làm giảm sinh khả dụng. Do đó, không dùng thuốc Amphacef với thuốc có chứa hai thành phần trên.
  • Cefuroxim trong thuốc Amphacef khi dùng cùng với thuốc Antacid hoặc đối kháng Histamin H2 có thể làm tăng pH dạ dày. Do đó, để tránh tương tác thuốc nên uống cách nhau 2 giờ.
  • Chất Probenecid liều cao làm giảm thanh thải ở thận, kéo dài thời gian gắn và ảnh hưởng tới nồng độ trong huyết tương của Cefuroxime.

Trên đây là các thông tin hữu ích về thuốc Amphacef và công dụng của thuốc. Hy vọng rằng, với những thông tin trên, bạn đọc sẽ có những lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe của bản thân cũng như người thân trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

25 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • baczoline 1000
    Công dụng thuốc Baczoline 1000

    Thuốc Baczoline 1000 được sản xuất dưới dạng lọ bột pha tiêm truyền tĩnh mạch, sử dụng được cho cả trẻ sơ sinh cho đến người trưởng thành. Vậy thuốc Baczoline 1000 thuốc gì? Thuốc Baczoline 1000 có tác dụng ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Becovacine
    Công dụng thuốc Becovacine

    Nằm trong nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, Becovacine được các bác sĩ, dược sĩ chỉ định trong điều trị các bệnh lý về đường hô hấp và bệnh xương khớp. Vậy Becovacine ...

    Đọc thêm
  • Cefdivale Injection
    Công dụng thuốc Cefdivale Injection

    Thuốc Cefdivale Injection là thuốc kê đơn có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Với thành phần chính chứa Cefazolin được dùng để điều trị bệnh lý nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Tuy nhiên, vì dược ...

    Đọc thêm
  • dophabrex
    Công dụng thuốc Dophabrex

    Thuốc Dophabrex có thành phần hoạt chất chính là kháng sinh Cefalexin và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là loại thuốc có tác dụng điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng nấm và ...

    Đọc thêm
  • Sprealin
    Công dụng thuốc Sprealin

    Thuốc Sprealin có thành phần chính là Cefazolin được bào chế dưới dạng bột pha tiêm. Thuốc được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn xương và khớp... Cùng nắm ...

    Đọc thêm