Tác dụng phụ của thuốc Aceclofenac

Thuốc Aceclofenac thường được sử dụng trong điều trị viêm xương khớp, viêm cột sống dính khớp và viêm khớp dạng thấp. Thuốc được sử dụng bằng đường uống trong hoặc sau khi ăn với lượng nước vừa đủ.

1. Aceclofenac là thuốc gì?

Thuốc Aceclofenac có thành phần chính là Aceclofenac 100mg, thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs).

Thuốc Aceclofenac ngăn chặn sự sản sinh prostaglandin, chất này được giải phóng ở chỗ bị thương, tổn thương mô và các phản ứng miễn dịch. Prostaglandin có một vai trò quan trọng trong cả phản ứng viêm của cơ thể và kích thích sự tái hấp thu của xương.

Thuốc Aceclofenac 100mg được chỉ định để giảm đau và kháng viêm trong các trường hợp sau:

Không sử dụng thuốc Aceclofenac 100mg trong trường hợp sau:

  • Người mẫn cảm với Aceclofenac hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Người có tiền sử bị loét tiêu hóa tiến triển hoặc nghi ngờ loét hay xuất huyết tiêu hóa;
  • Người suy thận mức độ vừa đến nặng.

2. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Aceclofenac 100mg

Thuốc Aceclofenac 100mg được sử dụng bằng đường uống. Uống nguyên viên thuốc với lượng nước đủ. Tốt nhất bạn nên uống trong hoặc sau khi ăn.

Liều Aceclofenac khuyến cáo cho người lớn là 200mg (2 viên) mỗi ngày, chia làm 2 lần, mỗi lần uống 100mg, một viên uống vào buổi sáng và một viên uống vào buổi tối.

Chưa có dữ liệu lâm sàng về việc sử dụng thuốc Aceclofenac ở trẻ em, vì thế không khuyến cáo sử dụng cho trẻ em dưới 18 tuổi.

Cần giảm liều thuốc Aceclofenac cho những bệnh nhân suy gan và liều dùng khởi đầu được đề nghị là 100mg mỗi ngày.

3. Tác dụng phụ của thuốc Aceclofenac 100mg

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc Aceclofenac gồm có:

  • Choáng váng;
  • Khó tiêu, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy;
  • Tăng men gan.

Tác dụng phụ ít gặp của thuốc Aceclofenac bao gồm:

  • Đầy hơi, viêm dạ dày, táo bón, nôn, loét miệng;
  • Ngứa, phát ban, viêm da, nổi mề đay;
  • Tăng urê huyết, tăng creatinin huyết.

Tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc Aceclofenac bao gồm:

  • Thiếu máu;
  • Phản ứng phản vệ (gồm có sốc), quá mẫn;
  • Rối loạn thị giác;
  • Khó thở;
  • Phân đen;
  • Phù mặt.

4. Tương tác Aceclofenac với các thuốc khác

Aceclofenac có thể tương tác với các thuốc sau khi sử dụng đồng thời:

  • Tránh dùng đồng thời Aceclofenac với thuốc NSAID khác vì có thể làm tăng nguy cơ các tác dụng phụ;
  • Thuốc điều trị tăng huyết áp: Thuốc Aceclofenac làm giảm tác dụng chống tăng huyết áp của các thuốc này;
  • Thuốc lợi tiểu, Cyclosporin, Tacrolimus: Aceclofenac làm tăng nguy cơ độc tính trên thận;
  • Glycosid tim: Thuốc Aceclofenac có thể làm tăng nồng độ glycosid trong huyết tương và làm trầm trọng bệnh suy tim, làm giảm tốc độ lọc cầu thận;
  • Lithi: Aceclofenac làm giảm thải trừ Lithi;
  • Methotrexate: Thận trọng khi sử dụng thuốc Aceclofenac và Methotrexate trong vòng 24 giờ vì thuốc Aceclofenac có thể làm tăng nồng độ methotrexat trong huyết tương, dẫn đến tăng độc tính;
  • Mifepriston: Không nên dùng thuốc Aceclofenac trong khoảng 8 - 12 ngày sau khi dùng Mifepriston vì thuốc Aceclofenac có thể làm giảm tác dụng của Mifepriston;
  • Corticosteroids: Sử dụng Aceclofenac cùng Corticosteroids sẽ làm tăng nguy cơ loét hoặc xuất huyết tiêu hóa;
  • Thuốc chống đông: Thuốc Aceclofenac có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông;
  • Kháng sinh nhóm Quinolon: Thuốc Aceclofenac có thể làm tăng nguy cơ co giật khi kết hợp với kháng sinh nhóm Quinolon;
  • Tác nhân kháng tiểu cầu và các thuốc ức chế chọn lọc thu hồi serotonin (SSRIs) khi sử dụng cùng Aceclofenac làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa.
  • Zidovudin sử dụng cùng thuốc Aceclofenac làm tăng nguy cơ độc tính huyết học.
  • Thuốc điều trị đái tháo đường: Khi sử dụng thuốc Aceclofenac, bạn nên cân nhắc để điều chỉnh liều dùng của các thuốc làm giảm đường huyết.

Thuốc Aceclofenac được chỉ định để giảm đau và kháng viêm do viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp hay viêm cột sống dính khớp. Thuốc có thể gây ra các phản ứng phụ nên người bệnh cần sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan