Tác dụng của thuốc Bridion

Bridion là thuốc được sử dụng để hóa giải phong bế thần kinh. Ngoài công dụng hiệu quả mà thuốc mang lại. Bridion cũng là một loại thuốc có nhiều tác dụng phụ không muốn.

1. Thuốc Bridion là thuốc gì?

Thuốc Bridion là thuốc gì? Bridion có thành phần chính là Sugammadex, thuộc nhóm thuốc cấp cứu và giải độc, được chỉ định sử dụng để hóa giải phong bế thần kinh cơ gây ra bởi rocuronium hoặc vecuronium - đây là 2 loại thuốc ức chế thần kinh cơ gây tê liệt tạm thời.

Lưu ý: Chỉ khuyên dùng sugammadex để hóa giải phong bế thần kinh cơ thông thường gây ra bởi rocuronium ở trẻ em và thanh thiếu niên.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Bridion

Cách dùng: Chỉ nên sử dụng thuốc Bridion qua đường tĩnh mạch với liều tiêm trực tiếp. Liều trực tiếp nên được tiêm nhanh trong vòng 10 giây, tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc vào một đường truyền vào tĩnh mạch.

Liều lượng: Liều khuyến cáo của sugammadex phụ thuộc vào mức độ hóa giải phong bế thần kinh cơ. Cụ thể

Ở người trưởng thành:

  • Hóa giải thông thường: Dùng sugammadex với liều lượng là 4 mg/kg nếu sự hóa giải đạt được ít nhất 1-2 phản ứng sau khi đã sử dụng rocuronium hoặc vecuronium gây phong bế. Thời gian trung bình để hồi phục đặt tỷ lệ là T4/T1 đến 0,9 trong thời gian khoảng 3 phút.
  • Hóa giải tức thì sự phong bế do rocuronium: Nên sử dụng liều sugammadex 16 mg/kg sau khi bệnh nhân đã khi dùng liều rocuronium bromide 1,2 mg/kg thuốc trong 3 phút, thời gian trung bình để đạt được hỏi phục tỷ lệ T4/T1 đến 0,9 khoảng 1,5 phút.
  • Với người bệnh bị suy thận: Điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp. Cụ thể với bệnh nhân suy thận nhẹ và trung bình có độ thanh thải creatinin > 30 và < 80 mL/phút, liều sử dụng tương tự như liều dùng cho người lớn thông thường. Không nên dùng sugammadex cho những bệnh nhân suy thận nặng kể cả những bệnh nhân cần thẩm phân máu với độ thanh thải creatinin < 30mL/phút.
  • Đối với bệnh nhân suy thận nặng bác sĩ khuyến cáo không sử dụng thuốc.
  • Bệnh nhân cao tuổi: Sau khi dùng sugammadex trong thời gian tái xuất hiện T2 sau phong bế thần kinh cơ bằng rocuronium, thời gian trung bình để hồi phục tỷ lệ T4/T1 đến 0,9 ở người lớn từ 18-64 tuổi là 2,2 phút, ở người cao tuổi từ 65-74 tuổi là 2,6 phút và ở người rất cao tuổi trên 75 tuổi là 3,6 phút. Thời gian hồi phục ở người cao tuổi có xu hướng chậm hơn.
  • Bệnh nhân béo phì: Ở những bệnh nhân béo phì sử dụng liều lượng sugammadex nên dựa vào thể trọng thực tế của bệnh nhân. Có thể áp dụng sử dụng liều tương tự như người lớn.
  • Suy gan: Đối với suy gan nhẹ đến trung bình thì không cần điều chỉnh liều do sugammadex được đào thải chủ yếu qua thận. Cần thận trọng khi xem xét sử dụng sugammadex ở bệnh nhân suy gan nặng hoặc khi suy gan đi kèm với bệnh rối loạn đông máu.
  • Trẻ em và thanh thiếu niên: Nên dùng sugammadex 2 mg/kg để hóa giải thông thường phong bế do rocuronium khi tái xuất hiện T2 ở trẻ em và thanh thiếu niên từ 2-17 tuổi.

3. Tác dụng phụ của thuốc Bridion

Tác dụng phụ của thuốc Bridion có thể xảy ra như sau:

  • Một số phản ứng bất lợi thường gặp như tổn thương, ngộ độc và biến chứng do thủ thuật.
  • Phản ứng ít gặp như rối loạn hệ miễn dịch
  • Biến chứng phẫu thuật: Bao gồm các triệu chứng như ho, nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm, cử động và gia tăng nhịp tim.
  • Phản ứng quá mẫn do thuốc: Các triệu chứng liên quan với những phản ứng này có thể bao gồm: đỏ bừng mặt, nổi mề đay, ban đỏ, hạ huyết áp, loạn nhịp tim, co thắt phế quản và biến cố tắc nghẽn phổi. Phản ứng quá mẫn nặng co thể gây tử vong.
  • Biến chứng đường thở khi gây mê: Các biểu hiện bao gồm phản ứng chống lại ống nội khí quản, phản ứng kích thích trong phẫu thuật, ho, giật mình nhẹ, ho trong quá trình gây mê hoặc khi phẫu thuật.
  • Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim chậm là một trong các phản ứng của người bệnh sau khi dùng sugammadex.
  • Với người bị bệnh phổi hoặc là có tiền sử biến chứng ở phổi có thể gặp hội chứng co thắt phế quản.

4. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc Bridion có thể xảy ra trong quá trình sử dụng như sau:

  • Toremifene: Thuốc có thể làm chậm quá trình phục hồi tỷ lệ T4/T1 đến 0,9 ở một số bệnh nhân dùng toremifene
  • Tiêm tĩnh mạch acid fusidic: Việc sử dụng acid fusidic trong giai đoạn trước phẫu thuật có thể làm chậm quá trình phục hồi tỷ lệ T4/T1 đến 0,9 ở một số bệnh nhân dùng đã dùng toremifene trước đó.
  • Thuốc tránh thai chứa hormone: Tương tác giữa sugammadex với liều lượng 4 mg/kg và progesteron được chuẩn đoán sẽ gây giảm nồng độ progestogen dẫn đến giảm hiệu quả của thuốc.
  • Tương tác với xét nghiệm cận lâm sàng: Đánh giá tổng quan chung, khi người bệnh sử dụng sugammadex sẽ không ảnh hưởng đến các xét nghiệm cận lâm sàng, ngoại trừ xét nghiệm progesterone huyết thanh và một vài thông số liên quan đến đông máu.

5. Thận trọng khi sử dụng thuốc của thuốc Bridion

  • Người bệnh cần theo dõi chức năng hô hấp trong thời gian hồi phục: Bệnh nhân sẽ được hỗ trợ thông khí cho đến khi chức năng hô hấp tự nhiên được phục hồi hoàn toàn sau khi hóa giải phong bế thần kinh cơ. Thậm chí khi hồi phục hoàn toàn khỏi phong bế thần kinh cơ, các thuốc khác được sử dụng sau phẫu thuật có thể gây ức chế chức năng hô hấp, do đó người bệnh trong một vài trường hợp vẫn cần hỗ trợ thông khí.
  • Ảnh hưởng đến sự cầm máu: Đã ghi nhận các trường hợp người bệnh gặp phản ứng bị kéo dài thời gian hromboplastin và thời gian prothrombin (PT).
  • Suy thận: Không khuyến cáo sử dụng sugammadex ở bệnh nhân suy thận nặng, bao gồm cả những người cần thẩm phân máu.
  • Không nên sử dụng thuốc có thành phần sugammadex để hóa giải phong bế gây ra bởi các thuốc phong bế thần kinh cơ không steroid như các hợp chất succinylcholine hoặc benzylisoquinolinium.
  • Không nên dùng thuốc Bridion để hóa giải phong bế thần kinh cơ mà nguyên nhân gây ra bởi các thuốc phong bế thần kinh cơ steroid khác (ngoài rocuronium hoặc vecuronium) do không đủ nghiên cứu chứng minh về tính hiệu quả và an toàn đối với những thuốc đó.
  • Bệnh tim mạch đi với triệu chứng ứ trệ tuần hoàn hoặc tình trạng phù thũng có thể làm cho thời gian hóa giải kéo dài hơn.
  • Với phụ nữ có thai: Những nghiên cứu trên động vật không cho thấy tác dụng gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến quá trình mang thai, ảnh hưởng đến sự phát triển phôi, quá trình sinh đẻ hoặc phát triển của trẻ sau khi sinh. Tuy nhiên, vẫn nên cẩn trọng khi dùng thuốc Bridion cho phụ nữ mang thai.
  • Với phụ nữ cho con bú: Chưa đủ dữ liệu chứng minh sugammadex có khả năng bài tiết vào sữa mẹ. Tuy nhiên cũng đã có những nghiên cứu trên động vật cho thấy sugammadex được tiết vào sữa với nồng độ thấp. Vậy nên khi sử dụng thuốc với trường hợp này, cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bridion có thành phần chính là Sugammadex, thuộc nhóm thuốc cấp cứu và giải độc, được chỉ định sử dụng để hóa giải phong bế thần kinh cơ gây ra bởi rocuronium hoặc vecuronium.

Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • fabadola 300
    Công dụng thuốc Fabadola 300

    Thuốc Fabadola 300 với thành phần chính là Glutathion, là thuốc tiêm truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, sử dụng nhằm giảm độc tính lên hệ thần kinh khi xạ trị. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • nafixone
    Công dụng thuốc Nafixone

    Nafixone thuộc nhóm thuốc cấp cứu và giải độc. Thành phần chủ yếu của Nafixone là Naloxone HCl 2H2O. Thuốc được dùng điều trị các trường hợp bị ức chế hô hấp. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để ...

    Đọc thêm
  • Digibind
    Tác dụng của thuốc Digibind

    Thuốc Digibind thường được dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch để điều trị cho các trường hợp bị ngộ độc hay quá liều Digoxin. Thuốc cần được sử dụng dưới sự chỉ định và giám sát của bác sĩ, do ...

    Đọc thêm
  • thuốc DigiFab
    Tìm hiểu về thuốc DigiFab

    Thuốc DigiFab được chỉ định dùng trong những trường hợp bị ngộ độc do nuốt phải quá liều Digoxin gây nguy hiểm tới tính mạng. Sản phẩm được dùng theo đường truyền tĩnh mạch dưới sự tiến hành trực tiếp ...

    Đọc thêm
  • usarderon
    Công dụng thuốc Usarderon

    Usarderon thuộc nhóm thuốc cấp cứu và giải độc, có tác dụng điều trị các tình trạng bị dư thừa sắt trong cơ thể. Vậy cụ thể thuốc Usarderon là thuốc gì và được chỉ định dùng trong những trường ...

    Đọc thêm