Lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa cho trẻ em

Viêm tai giữa là một trong những lý do phổ biến nhất ở trẻ em. Khi trẻ được ba tuổi, gần 85% trẻ em đã từng bị viêm tai giữa. Tuy nhiên, do trẻ chưa biết nói và khả năng nhận thức tình trạng bệnh của trẻ còn hạn chế, nên phụ huynh cần chú ý nhận biết các dấu hiệu bệnh và sớm sử dụng thuốc điều trị khi được bác sĩ chỉ định.

1. Làm sao để cha mẹ nhận biết viêm tai giữa ở trẻ em?

Viêm tai giữa là sự nhiễm trùng diễn ra ngay sau màng nhĩ, có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi nhưng cực kỳ phổ biến ở trẻ em từ 3 tháng đến 3 tuổi và thường đi kèm với cảm lạnh thông thường. Trong khi trẻ chưa thể nhận biết hoặc chưa biết nói thì việc điều trị viêm tai giữa bằng thuốc đúng lúc để tránh các biến chứng nguy hiểm như điếc tai là rất quan trọng. Vì vậy, phụ huynh cần theo dõi để phát hiện các dấu hiệu cảnh báo viêm tai giữa và đưa trẻ đi khám kịp thời.

Các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo viêm tai giữa bao gồm: sốt (có thể lên tới trên 39°C), đau tai, cảm giác đầy tai, tích tụ chất lỏng và chảy mủ trong khoang tai giữa, gây đau và giảm thính lực tạm thời, vỡ màng nhĩ dẫn tới chảy mủ và chất lỏng vào trong ống tai, ...

Ở trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ em, các dấu hiệu của viêm tai giữa có thể bao gồm nhưng không giới hạn trong những những biểu hiện sau: cáu kỉnh, quấy khóc, khó bú, khó ngủ, kéo hoặc giật mạnh tai, phàn nàn về đau tai và đầy tai nếu trẻ biết nói, sốt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Những triệu chứng này thường kết hợp với các dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp trên như sổ mũi hoặc nghẹt mũi, ho, cảm lạnh, ...

XEM THÊM: Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm tai giữa cấp ở trẻ

2. Phân biệt được những loại viêm tai giữa trẻ em

Viêm tai giữa có thể phân loại thành nhiều loại khác nhau tùy vào vị trí bị viêm. Tuy nhiên, có ba loại viêm tai giữa phổ biến mà phụ huynh cần nhận biết và phân biệt đó là “viêm tai giữa bơi lội”, viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa có tràn dịch.

2.1 Viêm tai giữa bơi lội

Lý do được gọi là viêm tai giữa bơi lội là vì vào mùa hè khi nhiều trẻ em dành nhiều thời gian cho bơi lội, nguy cơ xảy ra viêm tai giữa bơi lội do nước bẩn xâm nhập vào trong hốc tai sẽ tăng lên. Vi khuẩn và nấm có thể bị mắc kẹt trong ống tai, gây nhiễm trùng, dẫn đến đau và khó chịu, tình trạng thường trở nên tồi tệ hơn khi nhai. Các triệu chứng khác có thể bao gồm ngứa và cảm giác đầy tai.

bơi lội
Viêm tai giữa bơi lội là một trong các nguyên nhân gây viêm tai ở trẻ

2.2 Viêm tai giữa cấp tính (AOM)

Viêm tai giữa giữa cấp tính là loại viêm tai giữa có kèm dịch trong hốc tai và các triệu chứng viêm rất rõ ràng. Màng nhĩ sẽ đỏ và phồng lên, tai bị đau và thính lực giảm, trẻ có thể bị sốt và đôi khi chất lỏng từ trong tai chảy ra. Trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa cấp tính có thể cáu kỉnh hoặc hôn mê, đôi khi có thể đưa tay cọ xát vào tai.

2.3 Viêm tai giữa có tràn dịch (OME)

Loại viêm tai giữa này đặc trưng với biểu hiện dịch trong tai giữa nhưng không có các dấu hiệu nhiễm trùng rõ ràng. Giảm thính lực sẽ là triệu chứng duy nhất. Ngoài ra, khi bác sĩ thăm khám có thể quan sát thấy màng nhĩ mờ và đục.

3. Thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa cho trẻ em có vai trò như thế nào?

Mặc dù, không nhất thiết phải dùng thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa cho trẻ em trong tất cả các trường hợp, nhưng chúng sẽ có ích trong việc giúp trẻ cảm thấy dễ chịu nhanh hơn (sau 1-2 ngày). Nếu để viêm tai giữa tự lành, trẻ thường phải chịu sốt và đau trong suốt 4 đến 7 ngày. Bên cạnh đó, dùng thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa cho trẻ em kịp thời sẽ có thể phòng ngừa nguy cơ viêm lan tới não và khu vực các xương quanh tai. Đây là những biến chứng tuy rất hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra.

Đặc biệt với loại viêm tai giữa cấp tính (AOM), thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa cho trẻ em là phương pháp điều trị điển hình. Để phát hiện bệnh viêm tai giữa cấp tính ở trẻ, các bác sĩ sẽ sử dụng kính soi tai và kiểm tra màng nhĩ xem có phồng và tấy đỏ hay mờ và đục. Nếu chẩn đoán xác định là viêm tai giữa cấp tính (AOM), việc chỉ định thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa cho trẻ em ngay lập tức sẽ giúp bệnh hồi phục nhanh và hoàn toàn hơn việc chờ xem trẻ có tự khỏi hay không.

Tuy nhiên, việc dùng thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa cho trẻ em bị viêm tai giữa có tràn dịch (OME) là không thực sự cần thiết. Do đó, nếu không thể chẩn đoán xác định chính xác loại viêm tai giữa, bác sĩ có thể đề nghị một khoảng thời gian chờ đợi thận trọng để xem liệu cơn đau tai có tự khỏi hay không trước khi kê đơn thuốc kháng sinh. Nếu sau hai ngày, các triệu chứng viêm tai giữa vẫn kéo dài thì bác sĩ mới quyết định sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa cho trẻ em.

Trên thực tế, 80% viêm trùng tai giữa không biến chứng sẽ tự khỏi mà không cần sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa cho trẻ em. Trường hợp cần đến kháng sinh, quá trình điều trị vào khoảng 7 ngày. Riêng với viêm tai có tràn dịch đã mãn tính, bác sĩ có thể đề nghị phương pháp điều trị thích hợp hơn là đặt ống thông tai. Những ống nhỏ này nằm gọn trong màng nhĩ và cho phép tai thông khí và thở, đem lại cảm giác dễ chịu hơn.

XEM THÊM: Uống thuốc điều trị viêm tai giữa không khỏi cần phải làm gì?

Trẻ uống thuốc, thuốc trẻ nhỏ,
Cha mẹ cần sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa cho trẻ em theo đúng chỉ định của bác sĩ

4. Tác dụng phụ nào có thể xảy ra khi dùng thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa cho trẻ em?

Sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa cho trẻ em có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn bao gồm: tiêu chảy, xuất hiện ban do nấm ở vùng mang tã, nấm ở miệng, nôn, phát ban,... Nếu nhận thấy biểu hiện nào kéo dài và nghiêm trọng khi điều trị viêm tai giữa bằng thuốc cho trẻ, hãy mang trẻ đến bác sĩ để khám lại.

Tốt nhất, phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm phòng cúm định kỳ và hàng năm để có thể giúp giảm khả năng trẻ bị viêm tai giữa.

5. Khi sử dụng khi sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa cho trẻ em, cần lưu ý những gì?

Khi sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa cho trẻ em, ngoài việc thuốc uống, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc nhỏ tai chứa kháng sinh. Theo đó, để thuốc nhỏ tai phát huy tác dụng tối ưu thì việc nhỏ tai đúng cách như sau là rất quan trọng.

  • Trước khi dùng thuốc nhỏ tai cho trẻ, phụ huynh nên vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng, tránh tình trạng lây nhiễm vi khuẩn.
  • Cầm dung dịch nhỏ tai trong lòng bàn tay từ 1 đến 2 phút để làm giảm bớt sự khó chịu ở tai khi nhỏ thuốc lạnh.
  • Sau đó, tháo nắp chai, để lên bề mặt khô, sạch và kiểm tra ống nhỏ giọt có sạch và đảm bảo không bị sứt mẻ hoặc nứt.
  • Khi nhỏ thuốc, để trẻ ở đúng tư thế như sau: nghiêng đầu cho tai bị bệnh hướng lên phía trên và nhỏ số giọt thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Tiếp đó, nhẹ nhàng kéo ống tai lên xuống để thuốc chảy vào trong và giữ nghiêng đầu từ 2 đến 5 phút trước khi trở về tư thế bình thường.

Cuối cùng, dùng khăn mềm hoặc khăn giấy lau sạch vùng ngoài tai và đậy nắp thuốc lại.

Để phòng ngừa các biến chứng không mong muốn, đặc biệt là hạn chế nguy cơ dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh vô cùng nguy hiểm, cha mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và được chỉ định sử dụng loại thuốc kháng sinh điều trị viêm tai giữa cho trẻ phù hợp.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com, merckmanuals.com, medicinenet.com, abingtonhealth.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • avimci
    Công dụng thuốc Avimci

    Avimci thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và nấm, bào chế ở dạng bột pha hỗn dịch uống. Thành phần chính của thuốc là Cefpodoxim được chỉ định trong điều trị kháng khuẩn cho ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Gentadex
    Công dụng thuốc Gentadex

    Thuốc Gentadex được chỉ định trong điều trị viêm giác mạc, viêm kết mạc, viêm túi lệ, viêm màng, viêm tai ngoài, viêm tai giữa,... Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi sử dụng thuốc Gentadex qua ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Nadixime 100DT
    Công dụng thuốc Nadixime 100DT

    Thuốc Nadixime 100DT là thuốc kháng sinh, có thành phần chính là Cefpodoxime - một loại kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3. Thuốc Nadixime được dùng trong điều trị nhiễm khuẩn ở đường hô hấp, tiết niệu, da,...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Amichipsin
    Công dụng thuốc Amichipsin

    Amichipsin thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Amichipsin thường được bác sĩ chỉ định sử dụng để điều trị một số bệnh như viêm tai giữa cấp tính, viêm họng, viêm xoang ...

    Đọc thêm
  • minopecia
    Công dụng thuốc Minopecia

    Minopecia thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và nấm. Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha hỗn dịch uống, quy cách đóng gói: Hộp 10 gói x 3 gam. Cùng tham khảo một ...

    Đọc thêm