Lopradium là thuốc gì?

Lopradium là thuốc được dùng trong điều trị các triệu chứng tiêu chảy cấp và mạn tính. Thuốc tác động thông qua cơ chế giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch đường tiêu hoá. Để sử dụng thuốc đạt hiệu quả tối ưu bạn cần hiểu rõ thông tin về thuốc cũng như cách dùng hiệu quả.

1. Lopradium là thuốc gì?

Thuốc Lopradium 2mg có thành phần chính là Loperamid 2mg và các tá dược như Aerosil, Tinh bột mì, Acid benzoic, Magnesi stearat.

Loperamid là một dạng opiat tổng hợp, nó được dùng để điều trị các triệu chứng trong các trường hợp tiêu chảy cấp tính không rõ nguyên nhân và tình trạng tiêu chảy mạn tính. Cơ chế tác động của Loperamid là làm giảm nhu động ruột, giảm sự tiết dịch đường tiêu hóa và tăng trương lực cơ thắt hậu môn. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng kéo dài thời gian vận chuyển thức ăn qua ruột, tăng vận chuyển dịch và chất điện giải qua niêm mạc ruột, do đó làm giảm sự mất nước, điện giải khi bị tiêu chảy và giảm lượng phân.

Vậy Lopradium là thuốc trị bệnh gì? Nó được chỉ định trọng một số trường hợp sau:

Bạn không nên dùng thuốc trong các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Khi người bệnh đang cần tránh ức chế nhu động ruột.
  • Bệnh nhân có tổn thương gan, tiêu chảy do viêm đại tràng nặng, viêm đại tràng giả mạc, hội chứng lỵ.
  • Đang bị trướng bụng.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi và phụ nữ đang mang thai.

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Lopradium

Cách dùng thuốc: Thuốc được bào chế dạng viên nang cứng, cho nên được sử dụng bằng đường uống. Khi uống không nên nhai viên thuốc, phải uống cả viên với nước đun sôi để nguội và nên uống thuốc sau khi ăn.

Liều dùng:

Tiêu chảy cấp tính:

  • Người lớn: Liều khởi đầu là 4 mg, sau đó mỗi lần đi lỏng thì uống liều 2 mg. Tối đa dùng trong 5 ngày. Liều thông thường là từ 6 đến 8 mg/ngày, tối đa 16 mg/ngày.
  • Trẻ em: Loperamid không được khuyến cáo dùng cho trẻ em một cách thường xuyên trong việc điều trị tiêu chảy cấp tính. Với trẻ em từ 6 - 12 tuổi: Uống 0,08 - 0,24 mg/kg/ngày chia thành 2 hoặc 3 lần. Hoặc có thể tính liều bằng cách trẻ em từ 6 đến 8 tuổi thì uống 2 mg, 2 lần mỗi ngày. Trẻ em từ 8 - 12 tuổi: Uống 2 mg, mỗi ngày 3 lần.

Tiêu chảy mạn tính

  • Người lớn: Liều khởi đầu là uống 4mg, sau đó mỗi lần đi lỏng uống 2 mg cho tới khi có thể ngừng tiêu chảy. Liều duy trì là uống 4 - 8 mg/ngày, chia thành 2 lần mỗi liều. Liều tối đa dùng 16mg/ngày. Nếu tình trạng tiêu chảy không tiến triển với liều 16mg/ngày trong ít nhất 10 ngày, thì bạn không nên tiếp tục dùng thuốc, mà nên tìm phương pháp khác.
  • Trẻ em: Liều lượng cho tiêu chảy mạn tình chưa được xác định.

3. Những tác dụng phụ khi dùng thuốc Lopradium

Khi dùng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Tác dụng phụ thường gặp là táo bón, đau bụng, buồn nôn và nôn.
  • Ít gặp hơn là mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, chướng bụng, khô miệng.
  • Hiếm gặp hơn là tắc ruột do liệt ruột, biểu hiện là đau bụng, nôn, bí trung đại tiện, chướng bụng. Phản ứng dị ứng gây ra khó thở, phát ban, đau bụng...

Khi dùng thuốc nếu thấy phản ứng phụ nhẹ, bạn nên thông báo cho bác sĩ để được tư vấn. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng như tắc ruột hay phản ứng dị ứng thì cần tới bệnh viện để được thăm khám kịp thời.

4. Những lưu ý khi dùng thuốc Lopradium

Khi dùng thuốc bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Trước khi dùng thuốc cần nói với bác sĩ hay dược sĩ về tiền sử dị ứng, đặc biệt dị ứng với các thành phần của thuốc, các bệnh lý đi kèm, các thuốc đang sử dụng để tránh tác dụng không mong muốn xảy ra;
  • Việc dùng thuốc này không được khuyến cáo ở những người tiêu chảy cấp do nguyên nhân vi sinh vật hoặc chưa loại trừ nguyên nhân do vi sinh vật gây ra, bởi điều này có thể cản trở cơ chế đào thải vi khuẩn, virus tự nhiên của cơ thể.
  • Khi dùng thuốc bạn nên kết hợp với việc bổ sung nước và điện giải. Bởi tình trạng tiêu chảy cấp có thể khiến cơ thể bị mất nước, mất điện giải.
  • Cần thận trọng khi sử dụng cho các trường hợp người bệnh bị giảm chức năng gan hoặc viêm loét đại tràng, nên dừng thuốc nếu như thấy nó không hiểu quả sau 48 giờ sử dụng. Vì nó làm giảm nhu động ruột, cho nên cần theo dõi nhu động ruột, lượng phân và nhiệt độ cơ thể. Theo dõi tình trạng chướng bụng để xử trí kịp thời.
  • Thận trọng khi dùng đối với người đang lái xe và vận hành máy móc khi xuất hiện các tác dụng không mong muốn như đau đầu, chóng mặt.
  • Phụ nữ mang thai do chưa có đủ các nghiên cứu chứng minh tính an toàn, nên bạn không dùng thuốc khi thuộc đối tượng này.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Nghiên cứu cho thấy loperamid tiết qua sữa mẹ rất ít, có thể dùng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú nhưng nên dùng với liều thấp hơn.
  • Trong quá trình điều trị, cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ không tự ý tăng hay giảm lượng thuốc uống để mong muốn nhanh có hiệu quả.
  • Tác dụng không mong muốn của thuốc có thể gặp nhiều hơn do tương tác thuốc. Điều này có thể xảy ra khi dùng cùng với các thuốc chống trầm cảm 3 vòng, các phenothiazin, các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương.
  • Trường hợp quá liều có thể xảy ra khi bạn dùng thuốc với lượng lớn hơn liều tối đa, khoảng 60 mg Loperamid mỗi ngày. Những biểu hiện khi quá liều gồm suy hô hấp và hệ thần kinh trung ương, co cứng bụng, kích thích đường tiêu hoá, táo bón, buồn nôn, nôn. Khi bị quá liều cần xử trí bằng cách rửa dạ dày và theo dõi, điều trị các dấu hiệu bất thường khác.
  • Bảo quản thuốc ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời và tránh tầm tay trẻ em. Không dùng thuốc khi quá hạn sử dụng và có các dấu hiệu hư hỏng.

Hy vọng, thông qua bài viết bạn đã biết lopradium là thuốc gì và được dùng trong các trường hợp gì, khi dùng cần lưu ý điều gì. Khi dùng có bất kỳ thắc mắc nào bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hay dược sỹ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

68.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan