Công dụng thuốc Zanaflex

Thuốc Zanaflex là thuốc giãn cơ tác dụng ngắn, có hiệu quả rõ nhất từ 1 - 6 giờ sau khi sử dụng. Thuốc chủ yếu dùng trong các hoạt động hàng ngày cần hỗ trợ thư giãn, giảm co cứng cơ.

1. Thuốc Zanaflex có tác dụng gì?

Zanaflex là gì? Zanaflex (còn được gọi là Tizanidine), là thuốc giãn cơ tác dụng ngắn hoạt động dựa trên cơ chế ngăn chặn các xung thần kinh (tạo cảm giác đau) được gửi đến não bộ.

Thuốc Zanaflex thường được dùng để điều trị chứng co cứng trong các bệnh lý như: đa xơ cứng, chấn thương tủy sống,... bằng cách giúp tạm thời thư giãn cơ bắp. Ngoài ra, thuốc Zanaflex cũng có thể được dùng cho các mục đích khác không được liệt kê cụ thể trong hướng dẫn thuốc.

2. Hướng dẫn cách dùng thuốc Zanaflex

Gợi ý liều dùng thông thường cho người lớn bị mắc chứng co thắt cơ:

  • Liều ban đầu: Uống 2mg sau mỗi 6 - 8 giờ (bác sĩ có thể cân nhắc tăng liều nếu cần);
  • Thuốc Zanaflex có thể được dùng đến 3 lần/ ngày nếu cần thiết. Tuy nhiên khoảng cách giữa các liều nên từ 6 - 8 giờ. Không dùng quá 16mg Zanaflex cùng 1 lúc. Tuyệt đối không dùng quá 3 liều (36mg) trong 24 giờ vì có thể gây hại đến gan. Người bệnh có thể cần xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra hoạt động chức năng gan;
  • Có thể dùng thuốc Zanaflex cùng hoặc không cùng thức ăn, nhưng cần duy trì cùng 1 phương thức uống mỗi lần dùng thuốc. Viên nang và viên nén Zanaflex được cơ thể hấp thụ khác nhau. Việc chuyển đổi giữa viên nén và viên nang có thể gây ra những thay đổi về tác dụng phụ hoặc ảnh hưởng đến độ công hiệu của thuốc;
  • Zanaflex là thuốc giãn cơ có tác dụng ngắn và hiệu quả của thuốc đạt đỉnh từ 1 - 2 giờ sau khi dùng và kéo dài trong 3 - 6 giờ. Người bệnh chỉ nên dùng thuốc này cho các hoạt động hàng ngày cần giảm co thắt cơ.
  • Nếu đã sử dụng thuốc Zanaflex lâu dài rồi ngừng thuốc đột ngột, người dùng có thể gặp phải các triệu chứng cai thuốc như: Chóng mặt, tim đập nhanh, run và hồi hộp. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về cách ngừng dùng thuốc an toàn.

3. Tác dụng phụ của thuốc Zanaflex

Trong thời gian điều trị, người dùng có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc Zanaflex như:

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng:

  • Chóng mặt, buồn ngủ;
  • Cảm thấy lo lắng hay căng thẳng;
  • Tê hoặc ngứa ngáy;
  • Ra mồ hôi, da nổi mẩn;
  • Đau dạ dày;
  • Tiêu chảy;
  • Táo bón, nôn mửa;
  • Sốt;
  • Khô miệng;
  • Đau lưng, yếu cơ;
  • Tăng trương lực cơ, co thắt.

Tác dụng phụ nghiêm trọng hơn: Hãy liên hệ trợ giúp y tế khẩn cấp nếu có bất kỳ dấu hiệu nào như:

  • Khó thở, dị ứng, sưng mặt - môi - lưỡi - họng;
  • Choáng váng, ngất xỉu, nhịp tim chậm;
  • Ảo giác, lú lẫn, có suy nghĩ hoặc hành vi bất thường;
  • Đau bụng, buồn nôn, sốt nhẹ, chán ăn, nước tiểu đậm màu, phân màu đất sét, vàng mắt hoặc vàng da;
  • Tiểu rát hoặc đau khi đi tiểu.

Thuốc Zanaflex có thể gây ra các tác dụng phụ có thể làm giảm suy nghĩ hoặc phản ứng. Do vậy, người dùng nên cẩn thận khi lái xe hoặc làm bất cứ nhiệm vụ gì đòi hỏi phải tỉnh táo và cảnh giác. Tình trạng chóng mặt có thể tăng lên khi chuyển từ tư thế ngồi hoặc nằm. Hãy đứng dậy từ từ để hạn chế nguy cơ sa xẩm và té ngã.

4. Lưu ý khi dùng thuốc Zanaflex

Khi có dự định dùng thuốc Zanaflex, nên cho bác sĩ biết nếu bản thân bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, hoặc nếu có:

Những yếu tố trên có thể khiến người bệnh không dùng được thuốc Zanaflex, hoặc có thể sẽ cần điều chỉnh liều dùng hoặc thực hiện các xét nghiệm đặc biệt trong quá trình điều trị.

Các lưu ý khác:

  • Đây là thuốc có tác dụng ngắn nên chỉ dùng cho các hoạt động hàng ngày cần giảm co cứng cơ;
  • Không nên dùng Zanaflex nếu cũng đang dùng các thuốc chống trầm cảm Fluvoxamine (Luvox) hoặc các kháng sinh Ciprofloxacin (Cipro);
  • Không dùng thuốc Zanaflex vào thời điểm bạn cần giữ cơ săn chắc để giữ thăng bằng và vận động an toàn trong một số hoạt động nhất định. Trong một số tình huống, việc cơ bắp ở trong tình trạng giảm trương lực cơ có thể gây nguy hiểm đến sự an toàn về thể chất;
  • Không dùng quá 3 liều (36mg) Zanaflex trong 24 giờ vì dùng quá nhiều thuốc có thể gây hại cho gan;
  • Hiệu ứng buồn ngủ gây ra bởi Zanaflex có thể gia tăng nếu dùng đồng thời với các thuốc cảm lạnh, thuốc ngủ, thuốc dị ứng, thuốc giảm đau có chất gây mê, thuốc giãn cơ khác và thuốc trị co giật, trầm cảm và lo âu. Do vậy, hãy nói cho bác sĩ biết nếu bạn cần dùng bất kỳ loại thuốc nào khác cùng Zanaflex;
  • Tránh uống rượu trong thời gian điều trị bằng thuốc vì nó có thể gia tăng một số tác dụng phụ của Zanaflex.

5. Tương tác của thuốc Zanaflex

Trước khi dùng thuốc Zanaflex, hãy chủ động báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào dưới đây:

  • Acyclovir (Zovirax);
  • Cimetidine (Tagamet);
  • Famotidine (Pepcid);
  • Ticlopidine (Ticlid);
  • Zileuton (Zyflo);
  • Thuốc tránh thai;
  • Thuốc kháng sinh như Gatifloxacin (Tequin), Enoxacin (Penetrex), Levofloxacin (levaquin), Moxifloxacin (Avelox), Sparfloxacin (Zagam), Lomefloxacin (Maxaquin), Trovafloxacin (Trovan), Ofloxacin (Floxin), hoặc Norfloxacin (Noroxin);
  • Thuốc điều trị huyết áp như Clonidine (Catapres), Guanfacine (Tenex), Guanabenz (Wytensin) hoặc Methyldopa (Aldomet);
  • Thuốc nhịp tim như Amiodarone (Cordarone, Pacerone), Mexiletine (Mexitil), propafenone (Rythmol) và Verapamil (Calan, Isoptin, Covera).

Ngoài ra vẫn còn có những loại thuốc khác không được liệt kê có thể ảnh hưởng đến công dụng, hiệu quả của thuốc Zanaflex. Để chủ động hơn, người dùng nên báo cho bác sĩ về tất cả các đơn thuốc và loại thuốc OTC đang sử dụng (bao gồm cả vitamin, khoáng chất, thảo dược và các loại thuốc theo chỉ định của các bác sĩ khác). Đừng tự ý dùng một loại thuốc mới mà không nói với bác sĩ.

Hiện vẫn chưa rõ thuốc Zanaflex có gây hại cho thai nhi hay không, nên tốt nhất vẫn nên báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai hoặc dự định có thai. Zanaflex cũng có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ, do vậy không nên cho con bú trong thời gian dùng thuốc. Với người lớn tuổi, thuốc Zanaflex có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn để đào thải khỏi cơ thể. Người dùng nên tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về cách dùng, liều dùng cụ thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

245 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan